Thương những người mẹ
Vụ tai nạn khiến 3 người tử vong và 3 người khác bị thương trên Quốc lộ 2 đoạn qua thị trấn Việt Quang, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, khiến nhiều người bàng hoàng.
Minh họa: Linh Chi
Trong số 3 em tử vong có em mới sinh năm 2010, tức là vừa 13 tuổi. Một đêm trung thu tưởng như là vui vẻ đã trở thành nỗi đau cho nhiều gia đình. Trong đó, đau đớn nhất là những người mẹ.
Bà mẹ nào khi dứt ruột sinh con đều mong muốn con cái lớn lên, ngoan ngoãn, học hành chăm chỉ, biết đối xử tốt với mọi người, có thể là chỗ dựa của mình khi tuổi già. Nhưng rồi “người đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh”, người mẹ vì bù đầu với 6 sào ruộng và công việc làm thuê mướn theo thời vụ để kiếm cơm cho con cái ăn học, chăm người chồng bị xơ gan, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa, gần như mất khả năng lao động và bà mẹ 75 tuổi. Vì thế, câu nói “nếu mình quản lý con tốt hơn thì đã không xảy ra sự việc”, nghe càng buốt nhói.
Tôi cũng không thể quên sự việc cách đây khá lâu, một cậu bé vì yêu đơn phương và bị nhiều lần chối từ, đã tìm cách đốt mìn sát hại bạn gái, sẵn sàng chết vì tình yêu. Dù vẫn giữ được tính mạng, nhưng bàn tay cậu đã đứt lìa, vĩnh viễn mang một cơ thể đầy thương tật. Ngồi bên con, bà mẹ với ánh mắt thất thần, như có những vết dao cứa chảy máu tận sâu trong lòng.
Người đầu xanh đã ra đi và người đầu bạc vẫn tiếp tục sống. Họ sẽ phải nuốt nước mắt vào trong để tiếp tục hành trình cuộc đời. Có thể mọi thứ theo thời gian sẽ nguôi ngoai nhưng những nhức buốt thảng hoặc lại sẽ bật ra. Bởi, có bà mẹ nào mà không nhớ thương con mình, mà không muốn nhận lỗi, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì con, thay con?
Tôi càng nhớ hơn, đứa cháu của mình tâm sự rằng, đã có lúc chán nản tột độ, có lúc mất phương hướng, thậm chí đã từng nghĩ đến cái chết. Nhưng sau những ý nghĩ gọi là tiêu cực ấy, nó vượt thoát được là nhờ những giằng níu, những nghĩ suy. “Lúc đó, cháu nghĩ về bố mẹ mình. Bố mẹ cháu xuất thân từ nông dân, cố gắng nỗ lực có công việc, rồi vất vả nuôi nấng chúng cháu, chỉ với mong muốn lớn lên con trở thành người tử tế, lấy được người chồng yêu thương mình, có công ăn việc làm ổn định. Nếu, cháu làm gì dại dột, bố mẹ sẽ sống thế nào?”.
Giờ đây, khi hai đứa con tôi bắt đầu ở tuổi “dở dở ương ương”, điều tôi thường nói nhất với con là tinh thần trách nhiệm. Có thể nó không hiểu hết những điều tôi nói, cũng không để ý những ẩn ý sau mỗi câu chuyện của bố mẹ, nhưng tôi tin rằng, mưa dầm thấm sâu, gieo trách nhiệm không phải là tạo áp lực cho con trẻ mà là để con hiểu thêm về tình yêu thương, về những điều cần làm và những giá trị thực sự của cuộc đời mình.
Bố mẹ giành giật con ngay trước cổng trường, thái độc của đứa trẻ khiến ai nấy đều nghẹn lòng
Trên mạng xã hội Trung Quốc đang lan truyền nhau hình ảnh người mẹ vừa ôm con vào lòng thì người bố lao tới giành giật.
Hai người cãi nhau gay gắt, còn đứa trẻ gào khóc vì sợ hãi. Cụ thể, câu chuyện đau lòng trên xảy ra tại Giang Tây (Trung Quốc).
Video đang HOT
Được biết vào ngày 9/9 vừa qua, người phụ nữ đến đón con tại cổng trường học ở Giang Tây. Nhưng khi người mẹ vừa ôm con vào lòng thì người bố lao tới giành giật. Hai người cãi nhau gay gắt, còn đứa trẻ gào khóc vì sợ hãi.
Cặp vợ chồng giành giật con ngay trước cổng trường khiến dân tình chú ý. Ảnh: Sohu
Theo Sohu, bố mẹ cậu bé đã ly hôn và người bố được quyền nuôi con. Hai bên đã thương lượng thời gian người mẹ có thể đến thăm con. Và thời điểm con tan học có lẽ không phải thời gian thăm con như thỏa thuận. Vì vậy người đàn ông đã hét vào mặt vợ cũ: "Cô đi đi, đừng làm phiền chúng tôi nữa. Hãy sống cuộc sống của riêng cô đi". Người phụ nữ cũng đáp trả: "Anh đang làm gì thế, nó là con tôi mà".
Đoạn video sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội thu hút sự chú ý của nhiều người. Đa số cho rằng cặp vợ chồng quá ích kỷ khi chỉ quan tâm tới cảm xúc của bản thân mà không để ý tới con cái. Một số người lại nhận định cặp đôi vẫn còn tình cảm với nhau nên mới tranh giành con cái như vậy. Họ dù sao cũng là cha mẹ, đều yêu thương con nhưng cách xử lý không phù hợp.
Cha mẹ ly hôn, con cái chính là người chịu nhiều thiệt thòi nhất. Câu chuyện của cặp đôi khiến nhiều người nhận ra rằng, khi đã có con, mọi chuyện đều phải suy nghĩ kĩ càng. Ly hôn không có nghĩa là từ bỏ trách nhiệm với con cái. Ngược lại, cha mẹ càng cần phải cố gắng bù đắp, tạo môi trường yêu thương cho con nhiều hơn để con tránh bị thiệt thòi.
Nếu cả hai không thể bình thường sau ly hôn thì cũng không nên cãi vã trước mặt con cái. Việc này sẽ khiến chúng bị ám ảnh mãi về sau.
Đứa trẻ hoảng loạn khóc lớn khiến những người có mặt xót xa. Ảnh: Sohu.
"Tình yêu thương của cha mẹ là tài sản quý giá nhất của con cái nhưng tình yêu thương cũng phải đúng mức và có chừng mực. Đừng để con cái trở thành nạn nhân. Tôi mong mọi đứa trẻ đều có thể có một tuổi thơ hạnh phúc và tuyệt vời", một người bình luận.
6 điều nên làm để con không bị tổn thương sau khi cha mẹ ly hôn
Hãy nói với con về việc ly hôn
Nên cho trẻ hiểu rằng việc chia tay giữa bố mẹ là quyết định của riêng bố mẹ, và nó không ảnh hưởng đến tình yêu thương của bố mẹ dành cho con. Chúng ta nên nói rõ ràng với trẻ về sự chia ly, đặc biệt với các bé trên 6 tuổi vì ở độ tuổi này trẻ bắt đầu có thể nhớ về thời gian sống chung của cả bố mẹ, hiểu được về sự chia ly. Điều này nên nói ít nhất 2 tuần trước khi chia ly và cả bố mẹ cùng ngồi nói chuyện với trẻ.
Công khai khi đã chuẩn bị sẵn sàng tinh thần
Sẽ phải mất một quá trình cân nhắc, suy nghĩ trước khi quyết định tiến tới việc ly hôn. Tuy nhiên, hãy dành cho bản thân một khoảng thời gian để xem xét nên và không nên làm gì sau khi chuyện này xảy ra. Hãy nghĩ trước tất cả những tình huống sẽ phải đối mặt và chuẩn bị thật sẵn sàng mọi thứ, kể cả chuyện phải nói với con.
Ưu tiên chăm sóc sức khỏe tinh thần, những tổn thương tâm lý mà bạn và con trẻ có thể gánh chịu trong thời điểm khó khăn này. Không thay đổi tình trạng hôn nhân trên tài khoản mạng xã hội cho đến khi có phán quyết cuối cùng của tòa án tránh những ý kiến trái chiều vô tình khiến sự việc trở nên ầm ĩ, phức tạp.
Không nói xấu người kia trước mắt con cái
Nhiều người có xu hướng đổ lỗi hoặc trách móc nửa kia trước mặt con cái khiến con cảm giác không thể tin tưởng vào người mà mình từng rất yêu thương nữa. Ảnh minh họa.
Đây là điều tối kị, là một quy tắc quan trọng trong văn hóa ly hôn đối với cặp đôi hậu chia tay. Khi không thể hàn gắn, chung sống với nhau nữa, ai đúng ai sai đã không còn quan trọng, hãy cư xử với nhau bằng phép lịch sự tối thiểu.
Nhiều người có xu hướng đổ lỗi hoặc trách móc người kia trước mặt con như "bố mày tệ hại lắm, uống rượu còn ngoại tình, không xứng đáng làm bố", hay "mẹ con là người phụ nữ xấu xí và độc ác nhất trên đời này mà bố từng gặp"... Những lời nói đó sẽ khắc ghi vào trong tâm trí con, khiến con cảm giác không thể tin tưởng vào người mà mình từng rất yêu thương nữa.
Gìn giữ hình ảnh đẹp trong mắt con
Dù cho việc ly hôn có xảy ra thì những đứa trẻ nên được đối xử tốt trong mọi hoàn cảnh. Giảm bớt cái tôi cá nhân để tìm tiếng nói chung trong việc nuôi dạy con. Giúp nhau gìn giữ hình ảnh đẹp trong mắt con là rất quan trọng. Hãy thống nhất quan điểm, dù cuộc hôn nhân của bố mẹ không thành công nhưng tình yêu thương, quan tâm của bố mẹ dành cho con không bao giờ thay đổi.
Khi trẻ không sống cùng mẹ
Với trẻ trên 6 tuổi, khi trẻ phải sống xa bạn, bạn nên chỉ trẻ cách liên lạc bí mật với bạn khi trẻ có việc cấp bách như bị đánh đau hay bị nguy hiểm như nhờ cô hàng xóm điện thoại cho mẹ...
Đừng để con rơi vào tình huống xấu trước khi quá muộn
Tâm lý của trẻ trong 1 năm đầu sau cuộc ly hôn của bố mẹ thường sẽ rất tiêu cực. Ảnh minh họa.
Tâm lý của trẻ trong 1 năm đầu sau ly hôn của bố mẹ thường ít nói, khóc nhiều và khó chia sẻ. Do đó, trẻ rất ít chia sẻ những điều trẻ đang chịu đựng khi gặp mặt bạn trong vài giờ ngắn ngủi. Bạn nên biết cách quan sát những dấu hiệu để nhận ra liệu trẻ có đang bị ngược đãi hay lạm dụng như:
- Trẻ hay ôm bạn và khóc, ít nhìn vào mặt bạn khi trò chuyện.
- Vết bầm trên những phần của cơ thể trẻ.
- Trẻ tỏ ra muốn về với bạn như khóc lóc hay muốn kéo dài thời gian bên bạn. Điều này có thể trẻ đang có sự lo lắng nhất định. Bạn nên bình tĩnh, thể hiện sự quan tâm gợi mở bằng những câu hỏi về sinh hoạt hằng ngày của trẻ để dần hiểu vấn đề, hơn là hỏi trực diện: ai làm hay tỏ vẻ tức giận, điều này sẽ làm trẻ sợ hãi và có thể giấu giếm.
- Dù chia ly do nguyên nhân bên nào nhưng trẻ vẫn cần cuộc sống hạnh phúc và bình yên cho riêng trẻ nên cha mẹ không nên chỉ trích lẫn nhau.
- Không nên cấm đoán trẻ gặp lại mẹ hay bố mình vì trẻ cần có tình yêu thương của cả hai.
- Việc chia ly nếu xảy ra trước 4 tuổi hoặc sau 12 tuổi thì trẻ ít bị ảnh hưởng tâm lý hơn.
Làm văn phòng từ sáng đến tối, hội "mẹ bỉm" chia sẻ cách chăm con nhàn Nhờ áp dụng các cách sau, các bà mẹ trẻ đã không còn stress khi vừa làm việc, vừa chăm con nhỏ. Cân bằng giữa việc nhà, đi làm và chăm sóc con cái không hề dễ dàng, đặc biệt là với những người mẹ có nhiều con. Nhiều mẹ tâm sự việc chăm sóc và nuôi dạy 1 em bé thực sự...