Thương nhớ hương vị bánh da lăn Hội An
Nếu có dịp ghé thăm phố cổ Hội An, du khách hãy dừng chân thưởng thức một món bánh truyền thống, ngày xưa chỉ . Đó là bánh da lăn Hội An, món ăn gây thương nhớ của đất thương cảng xưa!
Thương nhớ hương v ị bánh da lăn Hội An
Bánh da lăn là loại bánh truyền thống ở Hội An, cũng được làm bằng phương pháp truyền thống từ bao đời nay. Vỏ bánh được làm bằng bột mì và nhân là các loại mứt.
Bột được nhào kỹ với nước sôi. Nhân bánh được trộn với đường và mạch nha. Người làm phải lăn bánh thật nhanh và đều tay để bột không bị cứng. Bánh thành phẩm rất dẻo và ngọt thanh, ăn ngon hơn khi vừa ăn vừa uống nước trà.
Bánh da lăn. Ảnh:
Tại sao có tên bánh da lăn Hội An, có lẽ đơn giản chỉ vì bánh có màu giống màu da và trong quá trình làm bánh người ta nén, bó bột với mứt rim rồi lăn thật nhiều lần.
Bánh da lăn đã có từ lâu đời, thường xuyên xuất hiện trong ngày hội, giỗ chạp, đám cưới… Đến tết, bánh da lăn được trưng bày trang trọng trên bàn thờ gia tiên.
Bánh được lăn thành trụ tròn. Ảnh
Những người thợ làm bánh da luôn tâm niệm rằng làm bánh không đơn giản chỉ để kiếm sống mà còn luyện tập được đức tính nhẫn nại và đặt cái tâm trong chiếc bánh. Trong mỗi công đoạn, chỉ cần thiếu một chút nhẫn nại, chiếc bánh sẽ xấu, hư và ngả màu.
Video đang HOT
Bánh da lăn Hội An ở nhiều xưởng đắt khách quanh năm vì có các nghệ nhân cao tuổi, lấy việc làm bánh để thưởng thức và quan trọng hơn để giữ gìn một truyền thống xa xưa.
Theo các vị cao niên, cách làm bánh da của một người biểu hiện tính cách của chính người đó. Đã bén duyên với nghề làm bánh da lăn đòi hỏi người thợ phải tập trung cao độ kể cả khâu chọn nguyên liệu.
Gạo nếp ngon dùng làm bánh. Ảnh:
Nguyên liệu chính của bánh da lăn là nếp, đường. Nếp loại nhất, dẻo và thơm, được chọn từ mùa trước, phơi khô cất kỹ. Nhân bánh không thể thiếu một ít vỏ quất, chuối ép, bí đao, gừng, dừa, đậu phộng…
Trước khi làm bánh, nếp được phơi khô lần nữa, sàng sảy cẩn thận sau đó rang cho thơm giòn rồi xay hoặc giã mịn như bột. Muốn bột nếp dẻo, trắng thì bắt buộc phải rang trong những chiếc om hay nồi đất. Rang lâu quá nếp sẽ cứng, nhanh quá thì nếp còn sống. Bởi vậy rang nếp cũng là cả một nghệ thuật!
Mứt cho nhân bánh. Ảnh:
Công đoạn tiếp theo là rim mứt. Vỏ quất, bí đao, dừa, gừng, chuối ép được cắt mỏng cho vào chảo cùng đường cát rim với lửa nhỏ cho đến khi sôi lăn tăn, đều tay trộn cho đến lúc đặc quánh, những lát trái cây trở thành mứt, săn lại thì tắt bếp, để nguội.
Sau đó người làm bánh nấu nước đường chờ nguội rồi rây bột nếp vào xoong nước đường, thêm đậu phộng rang và trộn bột cùng mứt cho đến khi bột dẻo, nước đường thấm vào bột. Cuối cùng đổ bột ra mâm lăn bột thành trụ tròn. Khi ăn bánh da lăn phải cắt thành từng lát nhỏ, chậm rãi nhâm nhi cùng chén trà là thấy ngày tết đầy ý nghĩa.
Bánh ngon, thi vị hơn khi ăn và uống trà. Ảnh:
Ngày nay bạn có thể tìm mua bánh da lăn Hội An ở bất kỳ đâu, nhưng đậm đà nhất vẫn là ăn bánh trên đất phố cổ. Thật say mê sự mềm mại, duyên dáng của từng lát bánh với màu trắng đục bột nếp điểm tô màu vàng sậm của những lát gừng, màu cánh kiến của những vỏ quất và còn chuối ép, bí đao, dừa.
Mỗi khi thay đổi thời tiết là mẹ tôi làm kẹo dẻo gừng cho cả nhà ăn để phòng cảm cúm
Kẹo dẻo gừng ấm áp rất thích hợp ăn vào những ngày mưa lạnh và thời tiết thay đổi., Mẹ tôi làm kẹo dẻo gừng cho cả nhà ăn để phòng cảm cúm,
Nguyên liệu bạn cần chuẩn bị:
150g gừng
250g mạch nha
150g đường trắng
250g nước lọc
100g bột gạo nếp
Cách làm:
Gừng cạo bỏ vỏ rửa sạch rồi thái nhỏ, cho gừng vào máy xay, thêm 50g nước lọc rồi xay nhuyễn.
Đổ đường mạch nha, đường trắng vào nồi, thêm 200g nước lọc vào đun thành nước đường. Thêm gừng xay vào khuấy đều nấu trên lửa lớn cho sôi rồi chuyển sang lửa vừa.
Nấu thêm 30 phút rồi khuấy đều. Sau 1 giờ nấu thì nước đường gừng bắt đầu sánh lại, bạn tiếp tục khuấy đều.
Đun cho đến khi nước đường gừng sánh lại, có màu hổ phách và khi dùng muỗng múc lên không bị nhỏ giọt. Tắt bếp và đổ kẹo ra khuôn đã lót giấy nướng và để nguội hoàn toàn.
Trong lúc đợi kẹo nguội thì cho bột gạo nếp vào chảo rang ở lửa nhỏ cho chín. Sau khi kẹo gừng nguội thì dùng kéo cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, lăn kẹo qua bột gạo nếp rang, sao cho bột phủ đều từng miếng kẹo là được.
Thành phẩm:
Trong những ngày mưa lạnh và thời tiết thay đổi, bạn hãy bảo vệ sức khỏe cả nhà với món kẹo dẻo gừng làm cực dễ này. Kẹo đạt tiêu chuẩn khi kẹo mềm và có độ dẻo dai tốt.
Chúc bạn làm được món kẹo dẻo gừng thật ngon nhé!
Mách bạn cách làm bánh trung thu nhân đậu xanh thơm ngon ngất ngây Bánh trung thu có lớp vỏ mềm thơm, hòa quyện cùng nhân đậu xanh bùi bùi, ngọt ngọt khiến bạn ăn hoài cũng không ngán. Nguyên liệu: - Bột mì đa dụng 320gr - Bột bánh dẻo 20gr - Bột sư tử 15gr - Mạch nha 40gr - Đường cát 200gr - Nước đường bánh nướng 250gr - Trứng gà 2 quả -...