Thương nhân Trung Quốc sang mua vải thiều có thể được miễn phí cách ly 14 ngày
Tỉnh Bắc Giang vừa có văn bản yêu cầu Công an tỉnh sớm báo cáo Bộ Công an về chủ trương cho phép thương nhân Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, đến Bắc Giang mua vải thiều bằng visa du lịch. Tỉnh cũng có chủ trương miễn phí cách ly 14 ngày phòng chống Covid-19 cho thương nhân Trung Quốc.
Hàng trăm thương nhân Trung Quốc đã đăng ký đến Bắc Giang thu mua vải thiều. Ảnh: N. Chương.
Cụ thể, trong văn bản gửi các ban ngành trong tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang Lại Thanh Sơn yêu cầu Sở Công Thương thực hiện các giải pháp xúc tiến, tiêu thụ vải thiều; thường xuyên nắm chắc tình hình thị trường, hằng ngày báo cáo tình hình, kết quả tiêu thụ và giá bán vải thiều với Thường trực Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Thời gian thực hiện từ nay đến hết vụ vải thiều.
Bên cạnh đó, Sở Công Thương chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng hai tỉnh Lạng Sơn, Lào Cai và thị Bằng Tường, huyện Hà Khẩu (Trung Quốc) để giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình xuất khẩu vải thiều sang thị trường Trung Quốc.
UBND tỉnh Bắc Giang cũng đề nghị Công an tỉnh sớm báo cáo Bộ Công an về chủ trương cho phép thương nhân Trung Quốc được phép nhập cảnh vào Việt Nam, đến tỉnh Bắc Giang khảo sát, đàm phán, thu mua vải thiều bằng visa du lịch.
Tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông; bảo đảm an ninh, trật tự cho người dân, thương nhân, doanh nghiệp thu mua vải thiều tại địa phương.
Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về các thủ tục hành chính cho thương nhân nước ngoài sang thu mua, tiêu thụ vải thiều.
Chỉ đạo thực hiện không để có hành vi sách nhiễu, bảo kê, thu các khoản phí ngoài quy định đối với các doanh nghiệp, thương nhân trên đến địa phương thu mua vải thiều.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang cũng yêu cầu một số sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố trên địa bàn chủ động thực hiện các biện pháp cụ thể, trong đó vừa bảo đảm xúc tiến, tiêu thụ vải thiều, vừa bảo đảm công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Kiểm soát tốt thị trường, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại, thường xuyên kiểm tra, triển khai các biện pháp nhằm khắc phục tình trạng trừ lùi cân, trà trộn, gian lận trong mua bán vải thiều.
Video đang HOT
Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy trình sản xuất, sử dụng các loại vật tư, thuốc bảo vệ thực vật đối với vải thiều; chủ động liên hệ với Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và PTNT) để nắm bắt các quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với việc xuất khẩu quả vải sang thị trường các nước…
Nhằm đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều, Bắc Giang cũng có chủ trương hỗ trợ 100% chi phí cách ly cho thương nhân Trung Quốc.
Cụ thể, theo thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, các đơn vị chức năng tỉnh đã thống nhất phương án cho các thương nhân Trung Quốc thu mua vải thiều ở huyện Lục Ngạn được cách ly ngay tại địa bàn thu mua.
Đồng thời, Sở sẽ tham mưu cho UBND tỉnh Bắc Giang cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ 100% chi phí cách ly trong vòng 14 ngày cho các thương nhân Trung Quốc sang mua vải thiều.
Được biết, đến nay, UBND huyện Lục Ngạn đã tiếp nhận gần 300 thương nhân đăng ký đến thu mua vải thiều. Huyện cũng đã xây dựng kế hoạch, chuẩn bị các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ… đảm bảo đủ cơ sở vật chất, điều kiện cần thiết để đón các thương nhân thực hiện biện pháp cách ly.
Năm 2020, dự kiến sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019; thời gian thu hoạch bắt đầu từ khoảng 20/5 đến 10/7, trong đó vải chín sớm bắt đầu thu hoạch từ 20/5 đến 10/6; vải thiều chính vụ từ 10/6 đến 10/7. Trung Quốc là thị trường rất lớn của vải thiều Bắc Giang, mỗi năm tiêu thụ ít nhất 60% sản lượng vải thiều toàn vụ.
Lãnh đạo cũng đi chợ bán, vải thiều Lục Ngạn thoát cảnh "được mùa mất giá"
Sự năng động, nhạy bén trong việc triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại của tỉnh Bắc Giang đã giúp vải thiều Lục Ngạn phá vỡ được quy luật "được mùa mất giá, được giá mất mùa" của nông sản Việt.
Được mùa, được cả giá
Anh Trịnh Đình Hãnh-trưởng mã số vùng trồng vải xuất khẩu đi Nhật Bản ở xóm Lâm, xã Nam Dương (huyện Lục Ngạn) cho biết, nông dân trồng vải Lục Ngạn mấy năm nay không mấy khi lo lắng về đầu ra của sản phẩm, kể cả khi vải được mùa, nhất là với những hộ trồng vải đã "có nghề" như nhóm của anh Hãnh.
Anh Hoàng Ngọc Thanh ở xã Nam Dương (Lục Ngạn) tin tưởng sẽ có vụ vải thiều thắng lợi. Ảnh: N.C
Sản phẩm quà tặng vải thiều cao cấp trị giá 200.000 đồng/hộp (12 quả). Ảnh: N.C
Điều kiện để các thương nhân Trung Quốc được đến Lục Ngạn mua vải thiều là phải có giấy chứng nhận âm tính với Covid-19 trong vòng 3 ngày gần nhất do cơ quan y tế có thẩm quyền tại Trung Quốc xác nhận. Đồng thời, các thương nhân sẽ phải áp dụng biện pháp cách ly 14 ngày theo đúng quy định về phòng, chống dịch Covid-19. Riêng với các thương nhân là người Trung Quốc, UBND tỉnh Bắc Giang đã đề xuất với Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi trong việc nhập cảnh vào Bắc Giang. Huyện Lục Ngạn cũng đã khảo sát và bố trí 20 nhà nghỉ trên địa bàn để phục vụ cách ly.
"Với những vườn vải đạt chất lượng, có mã số vùng trồng cụ thể, nói cách khác đã được truy xuất nguồn gốc như vườn của chúng tôi thì không chỉ thương nhân Trung Quốc mà cả các doanh nghiệp trong nước cũng rất "ưng cái bụng". Họ thường đến tận vườn đặt vấn đề bao tiêu ngay từ đầu vụ" - anh Hãnh chia sẻ.
Trong khi đó, ông La Văn Nam - Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn khẳng định, việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại với nhiều hình thức đã giúp vải thiều Lục Ngạn không còn gặp cảnh "được mùa mất giá" và ngược lại.
Đơn cử như năm 2018, năm sản lượng vải thiều của tỉnh Bắc Giang lập kỷ lục cao chưa từng có, tới 215.800 tấn. Ngay khi vụ vải chưa bắt đầu, đã có nhiều ý kiến bày tỏ sự lo ngại về tình trạng cung vượt cầu, thậm chí khi mới bắt đầu vụ vải đã từng xuất hiện những clip trên mạng xã hội ghi hình ảnh một người đàn ông thẳng tay ném từng chùm vải xuống sông do không thể tiêu thụ được.
Ngay lập tức, UBND tỉnh Bắc Giang vào cuộc, cung cấp kịp thời tình hình thu hoạch, tiêu thụ vải thiều của tỉnh tới các cơ quan thông tấn, từ đó phản ánh rõ tình hình thực tế tiêu thụ ở "thủ phủ vải".
Ngoài việc tạo điều kiện cho hàng trăm thương nhân Trung Quốc sang tận nơi mua vải, tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn còn tổ chức các đoàn xúc tiến thương mại tại các địa phương của Trung Quốc, ở các cặp chợ biên giới, tổ chức giới thiệu sản phẩm vải thiều tới nhiều địa phương trong cả nước.
Với một loạt các giải pháp, hoạt động xúc tiến thương mại, năm 2018, vải thiều mang lại cho tỉnh Bắc Giang 5.900 tỷ đồng, vải được tiêu thụ thông suốt, dễ dàng dù sản lượng tăng đột biến.
"50% sản lượng vải thiều của Lục Ngạn phục vụ xuất khẩu, còn lại tiêu thụ nội địa, trong số sản lượng vải thiều xuất khẩu thì có tới 95% tiêu thụ ở thị trường Trung Quốc. Do vậy, chúng tôi xác định, Trung Quốc vẫn là thị trường chính và quan trọng nhất nên trực tiếp mang những trái vải tươi ngon nhất đến chào bán ngay trên đất nước bạn, vận động nông dân đáp ứng ngay các yêu cầu của nước bạn để việc thông quan thuận lợi, đồng thời tổ chức tiêu thụ ở thị trường trong nước, kết nối với các tập đoàn bán lẻ đưa vải thiều vào hệ thống siêu thị. Nhờ đó, dù sản lượng có tăng chúng tôi cũng không gặp bị động" - ông Nam nói.
Món quà thượng hạng
Năm 2019, lần đầu tiên trên thị trường xuất hiện loại vải thiều cao cấp, được đóng trong hộp giấy sang trọng, bắt mắt với giá lên đến 200.000 đồng/hộp (12 quả). Đáng chú ý, dù giá của loại vải này không hề rẻ, nhưng vừa tung ra thị trường sản phẩm đã được đón nhận, trở thành một món quà tặng hấp dẫn, độc đáo.
Ông Dương Văn Thái - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, năm 2019, Bắc Giang đã có một vụ vải thiều thắng lợi, được giá nhất từ trước tới nay. Đến hết vụ, toàn tỉnh thu được 150.000 tấn vải (ít hơn năm 2018) nhưng doanh thu lại cao hơn, đạt trên 6.300 tỷ đồng (năm 2018 đạt gần 5.900 tỷ đồng).
Điều đáng ghi nhận là, các doanh nghiệp và người dân ngày càng nhanh nhạy trong sản xuất, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của thị trường nên quá trình xuất khẩu vô cùng thuận lợi.
"Bên cạnh thị trường truyền thống là Trung Quốc, vải thiều sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ của Bắc Giang còn được xuất khẩu sang Nhật Bản với giá cực kỳ cao" - ông Thái thông tin.
Mô hình trồng vải hữu cơ được thực hiện tại hai xã Quý Sơn và Giáp Sơn với những vườn vải được chọn lựa kỹ lưỡng, chủ vườn là người có nhiều kinh nghiệm trồng và chăm sóc. Đặc biệt, vườn vải còn được lắp đặt camera giám sát toàn bộ quy trình chăm sóc cũng như thu hái.
Trong năm đầu tiên trồng thí điểm, sản lượng vải thiều hữu cơ đạt khoảng 200 tấn, nhờ chất lượng vượt trội nên giá bán tại vườn đã lên tới 80.000 đồng/kg. Đối với loại được chọn lựa kỹ lưỡng, đóng vào hộp giấy đẹp có giá lên đến 200.000 đồng/12 quả.
"Những xu hướng này cho thấy, nhiều người dân, doanh nghiệp của tỉnh Bắc Giang đã chủ động đổi mới sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất để đón nhận cơ hội vàng từ các hiệp định thương mại tự do mang lại" - ông Thái nói.
Ông Trần Văn Hành ở thôn Chão, xã Giáp Sơn (huyện Lục Ngạn) - người trồng loại vải thiều hữu cơ được bán với giá 17.000 đồng/quả cho biết, canh tác theo quy trình hữu cơ, ông phải tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định và đảm bảo thời gian cách ly nên chi phí đầu tư cao hơn các loại vải thông thường.
"Trong vườn nhà tôi còn lắp camera giám sát quy trình canh tác, chăm sóc, nhật ký sản xuất phải ghi chép đầy đủ. Sản phẩm được cấp tem nhãn, có mã QR code để khi khách hàng cần kiểm tra có thể dùng điện thoại thông minh để kiểm chứng, khi đó tên vườn cây, địa chỉ được hiện lên nên không làm ăn gian dối được. Mà không phải quả vải nào trong vườn cũng được lựa chọn đóng hộp bán với giá này. Trái vải được lựa chọn phải to, đồng đều, vỏ mỏng và căng mọng, hồng rực. Hộp giấy để đóng loại vải này cũng được đặt từ Nhật Bản, quả vải được đặt nổi lên trên nền vải lụa vàng, giá xuất bán tại vườn là 200.000 đồng/hộp 12 quả, tương đương 17.000 đồng/quả" - ông Hành cho biết.
Được biết, mùa vải năm 2019, gia đình ông Hành cung cấp cho doanh nghiệp 3 tấn vải cao cấp nhất để đóng gói thành những món quà có giá trị, năm nay, doanh nghiệp cũng đã đặt mua tầm 4 tấn.
Ông La Văn Nam khẳng định, tuy sản lượng vải xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật Bản còn hạn chế nhưng việc đa dạng hóa, mở rộng thị trường cũng sẽ phá vỡ thế phụ thuộc vào một thị trường chính, đối tác thu mua không thể ép giá vải xuống nếu còn độc quyền.
Hành trình nghìn tỷ của vải thiều Lục Ngạn: Chinh phục Nhật Bản Lựa chọn quả vải tươi để xuất khẩu sang Nhật Bản, ngay từ đầu Việt Nam đã chọn con đường khó bởi việc bảo quản vải không hề dễ dàng, trong khi các tiêu chuẩn, quy định của Nhật Bản vô cùng khắt khe. Nhưng cuối cùng, sau nhiều nỗ lực, trái vải thiều của Việt Nam cũng đã được phía Nhật Bản...