Thượng nghị sỹ Mỹ: Không thấy Trung Quốc phải trả giá gì
Ngày 13/5, Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đã có cuộc điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ về tình hình Trung Quốc cải tạo biển Đông.
Tại phiên điều trần, các thượng nghị sỹ Mỹ đã gây sức ép buộc chính quyền Tổng thống Barrack Obama phải có những “chính sách chặt chẽ” hơn về những hành động khiêu khích trên các đảo ở biển Đông của Trung Quốc.
Trung Quốc tiến hành hoạt động cải tạo đất tại Biển Đông. (Nguồn: Bộ Ngoại giao Philippines)
Thượng nghị sỹ Bob Corker, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã phản bác quan điểm của chính quyền ông Obama cho rằng Trung Quốc đang mất dần vị thế quốc tế do những động thái khiêu khích của mình.
Ông nói: “Tôi không thấy Trung Quốc phải trả giá gì cho những hoạt động của họ ở biển Đông và biển Hoa Đông. Trên thực tế, tôi thấy các nước bạn bè tỏ ra thường xuyên lo ngại về việc chúng ta đứng ở đâu cũng như mức độ cam kết của chúng ta là gì”.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái Bình Dương, ông Daniel Russel khẳng định, cho dù Trung Quốc có thực hiện bồi đắp cát lên các bãi đá ngầm thì cũng không thể “tạo ra chủ quyền”.
Ông bảo lưu quan điểm cho rằng những hành động khiêu khích của Trung Quốc đã gây phương hại tới vị thế của nước này. Đồng thời, ông cho biết Mỹ đang “ngày càng nhận được yêu cầu làm nhà bảo đảm an ninh cho khu vực này.
Video đang HOT
Ông tuyên bố, Mỹ kêu gọi kiềm chế trong tranh chấp lãnh thổ: “Ngoại giao sẽ tiếp tục là công cụ đầu tiên của chúng tôi”. Ông nói rằng Mỹ sẽ đóng vai trò tích cực ở biển Đông nhằm bảo vệ các lợi ích quốc gia của Mỹ ở luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển.
Thành viên đảng Dân chủ trong Ủy ban đối ngoại Thượng viện, Thượng nghị sỹ Ben Cardi cho rằng đôi khi phản ứng của Mỹ với hành động của Trung Quốc ở biển Đông chỉ là “một thông cáo báo chí”.
Cuộc điều trần diễn ra trước cuộc gặp gỡ Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry vào cuối tuần này. Giới quan chức Mỹ cho biết người đứng đầu Bộ ngoại giao Mỹ sẽ chuyển tới Trung Quốc một thông điệp rõ ràng rằng những hành động cải tạo ở biển Đông sẽ gây ra hậu quả tiêu cực đối với sự ổn định của khu vực và các mối quan hệ với Washington.
Ngoài ra, Mỹ sẽ đưa ra cam kết về tự do hàng hải và hàng không liên quan tới các chuyến bay và sự đi lại trên biển Đông để khiến Trung Quốc không thể có “một chút nghi ngờ”.
Trước đó 1 ngày, một quan chức Mỹ khác cho biết Nhà Trắng đang cân nhắc việc triển khai máy bay và tàu của Hải quân Mỹ tới khu vực 12 hải lý xung quanh các đảo mà Trung Quốc ngang nhiên tới các đảo mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền và tiến hành bồi đắp.
Bên cạnh đó, Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Jeff Rathke cho biết: “Xây dựng cơ sở trên đất khai hoang ở khu vực tranh cấp sẽ không đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực, kể cả việc đó có sử dụng cho mục đích phản ứng các thảm họa dân sự”.
Điều này nhằm đáp lại phản ứng trước đó của Trung Quốc cho rằng việc cải tạo các đảo “sẽ không đe dọa tự do hàng hải và hàng không” và sẽ giúp nâng cao năng lực dự báo thời tiết và tìm kiếm cứu nạn trên biển, giúp bảo vệ an ninh hàng hải quốc tế.
Cúc Phương (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Thượng viện Mỹ cản trở Tổng thống Obama trong vấn đề hạt nhân Iran
Thượng viện Mỹ vừa có thêm một động thái mới gây sức ép lên chính quyền của Tổng thống Barack Obama khi quyết định thông qua dự luật trao cho Quốc hội quyền được xem xét mọi thỏa thuận, nếu đạt được, về chương trình hạt nhân Iran.
Thỏa thuận hạt nhân Iran đang có nguy cơ bị bóp nghẹt trong tay các nhà lập pháp Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát (Ảnh: Mychamplainvalley)
Với tỷ lệ phiếu áp đảo (98 phiếu ủng hộ so với 1 phiếu chống) trong phiên bỏ phiếu ngày hôm qua (7/5), Thượng viện Mỹ đã thông qua "Dự luật rà soát hiệp định hạt nhân với Iran".
Dự luật này buộc chính quyền của Tổng thống Obama không được dỡ bỏ bất kỳ biện pháp trừng phạt nào đối với Iran trong ít nhất 30 ngày, khi các nhà lập pháp Mỹ đang trong quá trình xem xét hiệp định cuối cùng sẽ được ký giữa nhóm P5 1 và Iran vào trước thời hạn chót 30/6 tới.
Dự luật cũng nêu rõ, nếu hiệp định không được các Thượng nghị sỹ chấp nhận, Tổng thống Obama sẽ không được phép bãi bỏ các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Quốc hội Mỹ áp đặt đối với Iran.
Đây là bước đi mới nhất của Thượng viện Mỹ do đảng Cộng hòa kiểm soát nhằm gây thêm áp lực cho chính quyền của Tổng thống Obama trong thỏa thuận hạt nhân với Iran.
Dự kiến, Hạ viện Mỹ cũng sẽ xem xét dự luật trên sớm nhất là vào tuần tới.
Theo luật định tại Mỹ, một dự luật chỉ được thông qua khi đạt được 2/3 số phiếu ủng hộ tại cả hai viện Quốc hội.
Vì thế, Nhà Trắng khẳng định Tổng thống Obama sẽ sử dụng quyền của người đứng đầu cơ quan hành pháp để phủ quyết nếu dự luật trên không đạt được tỷ lệ ủng hộ theo quy định tại Hạ viện, nơi hiện có khoảng 150 Hạ nghị sỹ không mặn mà với dự luật này.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh các cường quốc thế giới và Iran đang đẩy nhanh tiến độ đàm phán về một thỏa thuận hạt nhân cuối cùng, theo đó sẽ ngăn chặn Tehran phát triển vũ khí hạt nhân để đổi lấy việc dỡ bỏ các trừng phạt kinh tế.
Theo kế hoạch đề ra, Iran và nhóm P5 1 sẽ phải ký thỏa thuận vào trước thời hạn chót ngày 30/6 tới.
Vũ Anh
Theo Dantri/ AFP
NATO, Thượng viện Mỹ đang đẩy Washington vào "vũng lầy" Ukraine Theo tờ Nation, thoả thuận Minsk II, được thiết kế để tìm ra một giải pháp hoà bình với Ukraine, đang bị phá hỏng một cách có chủ đích tại Washington khi Thượng viện Mỹ và chỉ huy cấp cao NATO đều đang thúc giục ông Obama can thiệp sâu hơn vào khủng hoảng Ukraine. "Ngày hôm nay, dường như cả phe Dân...