Thượng nghị sĩ Philippines Juan Ponce Enrile: “Sẽ có ngày TQ đòi chủ quyền cả Mặt trăng”
Tiếp theo vụ mời thầu tại vùng biển thuộc chủ quyền VN của Tổng công ty Dầu khí hải dương Trung Quốc ( CNOOC), Trung Quốc tiếp tục có những động thái gây hấn bị dư luận thế giới chỉ trích mạnh mẽ.
Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile (giữa) – Ảnh: Inquirer
Thêm một hành động gây hấn, ngang ngược bất chấp luật pháp và công luận quốc tế của Trung Quốc: Tân Hoa xã ngày 2-7 đưa tin Tổng cục Hải dương Trung Quốc đã triển khai bốn tàu hải giám đến tuần tra ở bãi Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của VN. Trước đó ngày 1-7, Thời báo Hoàn Cầu, trong xã luận của mình, lại “đổ tội” cho VN và Philippines là gây hấn khi khẳng định việc mời thầu và việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” cho thấy “Trung Quốc đã kiềm chế” và “kiên nhẫn chứ không khinh suất”.
Tờ báo này còn lớn tiếng đe dọa: “Nếu tiếp tục gây hấn, VN và Philippines sẽ phải đối đầu với những biện pháp mạnh của Trung Quốc”, bởi “Trung Quốc có đủ khả năng thay đổi tình thế địa – chính trị ở biển Nam Trung Hoa (biển Đông)… Mỹ là một lực lượng chiến lược trong khu vực, nhưng không phải là lực lượng mà VN và Philippines có thể điều động tùy ý”.
Đòi chủ quyền với đàn chim di trú!
Lên tiếng trước những hành động gây hấn gần đây của Bắc Kinh, như báo Daily Inquirer cho biết, Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile đã vạch trần cho thấy việc Trung Quốc đòi chủ quyền trên biển Đông là không có cơ sở pháp lý. Ông bác bỏ cái mà Trung Quốc gọi là “chủ quyền dựa trên bằng cớ lịch sử” khi nhấn mạnh luận điệu này là khập khiễng. Ông cho biết vào thế kỷ 16, nhiều thương nhân Trung Quốc đã đến làm ăn tại các vùng như Fuga và Batanes trên quần đảo Philippines, rồi mỉa mai đặt câu hỏi: “Liệu điều đó có biến Fuga và Batanes thành lãnh thổ của Trung Quốc không?”.
Bác bỏ việc Trung Quốc dựa vào “bản đồ cổ” để đòi chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough, thượng nghị sĩ Enrile vạch rõ: “Nếu chấp nhận logic này thì chắc Ấn Độ sẽ làm chủ toàn bộ Ấn Độ Dương, còn eo biển Magellan chắc thuộc về Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha”, và như ông mỉa mai, rồi đây với việc đưa người lên quỹ đạo, sẽ có lúc Bắc Kinh đưa người lên Mặt trăng, sao Hỏa hoặc sao Kim, rồi tuyên bố phát hiện “dấu vết Trung Quốc” tại đó.
Video đang HOT
“Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc cũng đòi chủ quyền trên Mặt trăng và các hành tinh này” – ông Enrile kết luận. Theo ông, việc Trung Quốc đòi chủ quyền đối với một hòn đảo hoặc các khu vực thuộc chủ quyền rành rành của một quốc gia khác là hoàn toàn vô lý, “đơn giản chỉ vì các đàn chim di trú từ Trung Quốc đã đến làm tổ tại đó”.
Ông cho rằng đối với Philippines, giải pháp duy nhất để đối phó với Trung Quốc là tăng cường an ninh hàng hải, hiện đại hóa quân đội. “Nếu quốc gia láng giềng có hành vi gây hấn, sẽ là sai lầm của chính chúng ta nếu không có sự chuẩn bị” – thượng nghị sĩ Enrile nhấn mạnh.
Theo báo Philippines Star, hôm qua 2-7, hải quân Mỹ và Philippines đã bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài chín ngày ở Mindanao.
Căng thẳng do “diều hâu quân sự”
Trên báo Wall Street Journal, giáo sư Willy Lam, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc thuộc ĐH Akita (Nhật) và ĐH Hong Kong, nhận định những căng thẳng trên biển Đông thời gian qua xuất phát từ ảnh hưởng chi phối của quân đội Trung Quốc (PLA) đối với chính sách ngoại giao của Bắc Kinh.
Kể từ năm 2010, các quan chức theo đường lối “diều hâu” trong PLA đã liên tục đưa ra các tuyên bố hiếu chiến. Cuối năm ngoái, thiếu tướng hải quân Dương Nghị kêu gọi Bắc Kinh từ bỏ chính sách “giấu mình chờ thời” của Đặng Tiểu Bình. Tháng trước, thiếu tướng Hàn Húc Đông thuộc ĐH Quốc phòng PLA thậm chí còn lớn tiếng tuyên bố đã đến lúc Trung Quốc cần từ bỏ nguyên tắc “chống bành trướng”. Trong bài viết đăng trên Thời báo Hoàn Cầu, ông Hàn Húc Đông đã trơ tráo kêu gọi Bắc Kinh áp dụng chính sách bành trướng trong cả lĩnh vực quân sự, kinh tế và địa – chính trị. “Chỉ khi chúng ta loại bỏ rào cản tâm lý chống bành trướng thì Trung Quốc mới có thể đẩy nhanh sự chuyển đổi từ một cường quốc khu vực thành một cường quốc toàn cầu”- Hàn Húc Đông viết.
Đối với vấn đề biển Đông, giới tướng lĩnh Trung Quốc đã đưa ra thông điệp: “PLA không e ngại trừng phạt các quốc gia phản đối việc Trung Quốc đòi chủ quyền”. Thiếu tướng La Viện đe dọa Trung Quốc đã “hết kiên nhẫn” với Philippines và “chẳng việc gì phải thận trọng”.
Giáo sư Willy Lam khẳng định chính PLA đứng sau việc Bắc Kinh tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa”. Trước đó, một số quan chức ngoại giao Trung Quốc đã phản đối kế hoạch này do lo sợ nó sẽ thổi bùng lên tâm lý chống Trung Quốc trong khu vực.
Nhiều học giả Trung Quốc cũng đã lên tiếng chỉ trích việc PLA khuấy đảo chính sách ngoại giao của nước mình. Giáo sư Sở Thụ Long của ĐH Thanh Hoa chỉ trích PLA là “có quá nhiều quyền lực trong chính sách ngoại giao”. Giáo sư Vương Tập Tư của ĐH Bắc Kinh cho rằng những con “diều hâu” trong PLA đã “đưa ra những tuyên bố khinh suất, gây hiểu lầm”. Phản ứng lại, thiếu tướng Trương Châu Trung đã thẳng thừng tuyên bố: “Có hơn 1 triệu kẻ phản quốc ở Trung Quốc. Một số học giả là do Mỹ đào tạo, đọc sách Mỹ, chấp nhận quan niệm Mỹ và họ đang giúp Mỹ chống Trung Quốc”.
Trước đó, nghiên cứu của Tổ chức Khủng hoảng quốc tế cho thấy PLA cố tình gây bất ổn trên biển Đông nhằm giành thêm miếng bánh ngân sách. Đơn giản là PLA cũng chỉ vì mục đích ăn tiền mà gây ra bất ổn quốc tế.
Theo Tuổi Trẻ
Philippines: Trung Quốc "đuối lý" về các đảo tranh chấp
Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile khẳng định "Việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá ngầm Scarborough ở Biển Đông là hoàn toàn không có bằng chứng".
Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile (giữa)
Ngày 1-7, nhật báo Inquirer của Philippines dẫn lời ông Juan Ponce Enrile phát biểu về vấn đề Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với bãi đá ngầm Scarborough (Trung Quốc gọi là Hoàng Nham).
Ông Enrile nói: "Trung Quốc giải thích như thế nào cho việc chiếm khu vực này nhỉ? Rằng chim của họ đã bay tới đó ư? Hay là họ đã đánh dấu những con cá và &'phái' chúng bơi đến đó? Vậy nếu tôi vẽ một cái bản đồ và khẳng định chủ quyền với đảo của họ thì sao nhỉ?".
Chủ tịch Thượng viện Philippines cho rằng những bản đồ cổ và những bằng chứng Trung Quốc dùng để chứng minh chủ quyền với bãi đá ngầm Scarborough là không thuyết phục.
Theo bằng chứng phía Trung Quốc đưa ra, những bản đồ hàng hải và sự phân chia chủ quyền các đảo và vùng lãnh thổ ở biển Đông đã có từ thời cổ đại. Theo những bản đồ cổ đó, Trung Quốc khăng khăng rằng bãi đá ngầm Scarborough có tên gọi là đảo Hoàng Nham và là một phần của lãnh thổ nước này.
Nhưng theo phía Philippines thì sách lịch sử chỉ đề cập tới việc người Trung Quốc có giao dịch ngoại thương với những người dân bản xứ ở đấy trước khi người Tây Ban Nha chiếm nơi này thành thuộc địa hồi thế kỉ 16.
Ông Enrile tiếp tục đặt những câu hỏi thể hiện ý kiến của mình bằng tiếng Philippines: "Nếu cứ tranh cãi kiểu này thì Ấn Độ sẽ trở thành chủ sở hữu mọi thứ ở Ấn Độ Dương sao? Vậy Eo Magellan gần Argentina và Chile thuộc về ai? Bồ Đào Nha hay Tây Ban Nha?"
Sau đó, khi chính trị gia này đề cập đến việc gần đây Trung Quốc phóng tàu vũ trụ Thần Châu-9 với 3 nhà du hành vũ trụ trên đó. Chủ tịch Thượng viện Philippines nói: "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu sau này Trung Quốc sẽ tìm thấy những &'tài liệu lịch sử' của họ trên sao Hỏa, sao Kim hay Mặt trăng, và khi đó Trung Quốc chắc cũng sẽ tuyên bố chủ quyền với mặt trăng và các hành tinh này. Thật vô lý khi Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền ở bất cứ đâu có dấu vết của họ ví dụ như chỉ vì những con chim của họ được tìm thấy ở đó".
Ông Enrile chỉ ra điểm yếu của Philippines là thiếu các nguồn lực quân sự nên không bảo vệ được những tuyên bố chủ quyền của nước này ở Biển Đông.
Đáp trả trước những bình luận của Chủ tịch Thượng viện Philippines Juan Ponce Enrile, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân đại diện nói: "Chúng tôi hy vọng phía Philippines sẽ ngừng đưa ra những bình luận khiêu khích và kích động dư luận, cũng như tránh làm phức tạp tình hình. Cần phải bình tĩnh để giải quyết mọi việc trong hòa bình và làm dịu tình hình".
Theo NLD
Trung Quốc phái thêm 4 tàu Hải giám ra biển Đông để làm gì? Điều đó khiến người ta không loại trừ khả năng Bắc Kinh phái 4 tàu Hải giám này ra hoạt động (trái phép) trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam, nơi CNOOC vừa tuyên bố 9 lô mời thầu thăm dò khai thác (phi pháp, vô hiệu) và trở thành lực lượng cảnh giới chogiàn khoan 981. Tân Hoa Xã ngày...