Thượng nghị sĩ Mỹ ủng hộ việc tuần tra Trường Sa
Một thượng nghị sĩ hàng đầu của Mỹ cho rằng việc nước này tuần tra quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên các bãi đá, là một “bước tích cực”.
Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Ben Cardin thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện. Ảnh: AP
Việc Mỹ tuần tra trong phạm vi 12 hải lý quanh các bãi đá Trung Quốc đang xây dựng ở Trường Sa sẽ là “một bước tích cực”, giúp bảo vệ các tuyến thương mại đường biển cốt yếu, Financial Times dẫn lời Ben Cardin, thượng nghị sĩ đảng Dân chủ hàng đầu thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, hôm qua cho biết.
Ông Cardin cho rằng trước các cuộc tuần tra của Mỹ, có thể Trung Quốc sẽ phản ứng bớt hung hăng đối hơn so với những nỗ lực tương tự của các nước láng giềng châu Á. “Điều đang làm là ngăn chặn sự cố hay hành động khiêu khích từ Trung Quốc”, ông Cardin nói. “Nếu Trung Quốc đối đầu với một trong những nước có tranh chấp chủ quyền, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ có hành động, nhưng nếu là với Mỹ, tôi nghĩ họ ít có khả năng hành động hơn”.
Tại thượng viện tuần trước, Daniel Russel, nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về Đông Á, hối thúc ông Cardinkhông từ bỏ biện pháp ngoại giao, sau khi ông này nói Mỹ dường như để yên cho Trung Quốc hành động ở Biển Đông.
Video đang HOT
“Chúng ta không thực sự cho thấy bất cứ phản ứng nào với những loại hành động khiêu khích này, ngoài việc phát thông cáo báo chí”, ông Cardin nói với ông Russel. “Và tôi nghĩ chúng ta muốn làm nhiều hơn. Và chúng ta muốn các đồng minh của mình biết rằng chúng ta đang hoàn toàn đứng về phía họ, cùng phản đối các hành động khiêu khích”.
Theo ước tính của Mỹ, Trung Quốc năm nay bồi đắp thêm hơn 800 ha đối với các bãi đá mà nước này chiếm giữ trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Washington đang cân nhắc triển khai máy bay hoặc tàu quân sự đến gần các khu vực này, một động thái Bắc Kinh giận dữ. Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, nhưng có lợi ích trong việc duy trì tự do đi lại ở khu vực.
Trọng Giáp
Theo VNE
Giới chức Mỹ thúc Obama khiến Trung Quốc 'trả giá' ở Biển Đông
Các thượng nghị sĩ hôm qua gây áp lực lên chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama, nhằm có những phản ứng mạnh mẽ hơn với hành động khiêu khích của Trung Quốc ở các vùng biển Đông Á.
Daniel Russel, trợ lý ngoại trưởng Mỹ, (trái), David Shear, Trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, phụ trách châu Á - Thái Bình Dương (giữa), và Bob Corker, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Ảnh: Asahi, Defense.gov, Bob Corker
Bob Corker, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, than phiền rằng chính quyền thiếu một "chính sách chặt chẽ", và phản đối quan điểm của chính phủ rằng Trung Quốc đang mất dần tầm vóc quốc tế vì các động thái khiêu khích.
Corker nói ông "không nhìn thấy bất cứ cái giá nào" Trung Quốc đang phải trả cho hoạt động ở Biển Đông và Hoa Đông. "Thực tế, tôi thấy chúng ta đang phải trả giá", Corker nói. "Chúng ta đang thấy những người bạn liên tục lo ngại, không biết chúng ta đang ở đâu và mức độ cam kết của chúng ta đến đâu".
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry sẽ tới Bắc Kinh cuối tuần này và dự kiến gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Các quan chức Mỹ cho biết ông sẽ truyền tải thông điệp rằng hoạt động cải tạo đất đá quy mô lớn và hành vi nói chung của Trung Quốc ở Biển Đông sẽ làm tổn hại đến hình ảnh của nước này, quan hệ với nước láng giềng, cũng như với Mỹ.
Ông David Shear, Trợ lý bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, phụ trách châu Á - Thái Bình Dương, từ chối bình luận về việc liệu nước này có phải đang cân nhắc khả năng thể hiện tự do đi lại trong phạm vi 12 hải lý (22 km) quanh nơi Trung Quốc đang xây đảo nhân tạo hay không. Tuy nhiên, ông Shear nói nhiều thực thể Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở quần đảo Trường Sa chìm dưới nước và không mang quyền chủ quyền.
Ông Shear cho biết Mỹ có quyền đi lại tự do ở những khu vực này và đang thực hiện quyền đó ở cả Biển Đông và trên toàn cầu. "Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện quyền đó ở cả trên mặt nước và trên không", ông nói.
Daniel Russel, trợ lý ngoại trưởng Mỹ, cho rằng dù Trung Quốc có đổ bao nhiêu cát lên các rặng san hô đi nữa, họ không thể "tạo ra chủ quyền". Ông cho biết Mỹ đang kêu gọi kiềm chế đối với các tranh chấp lãnh thổ, và "ngoại giao sẽ tiếp tục là công cụ cho nỗ lực đầu tiên". Ông Russel vẫn giữ lập trường rằng hành động khiêu khích của Trung Quốc đã làm tổn hại vị thế nước này.
Mỹ đang "nhận được ngày càng nhiều yêu cầu" trở thành bên đảm bảo an ninh trong khu vực, ông cho biết. "Nếu chiến lược của Trung Quốc là cho chúng ta ra rìa, thì họ đã bị gậy ông đập lưng ông".
Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ Ben Cardin, chính trị gia hàng đầu theo đảng Dân chủ trong ủy ban, than phiền rằng dường như thỉnh thoảng, phản ứng của Mỹ đối với hành động khiêu khích của Trung Quốc chỉ là phát "thông cáo báo chí".
Wall Street Journal dẫn lời các quan chức Mỹ giấu tên cho biết Washington đang cân nhắc cử tàu quân sự và máy bay để thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc với những đảo nhân tạo nước này xây dựng. Bắc Kinh hôm qua bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước khả năng này yêu cầu Mỹ làm rõ ý định của mình.
Trọng Giáp
Theo AP
Cần xây dựng lòng tin về an ninh Biển Đông An ninh Biển Đông đang tiềm ẩn mối nguy từ những con tàu ngầm ngày càng đông đúc, với tầm hoạt động và mức công phá ngày càng lớn. Tàu ngầm hiện đại trên Biển Đông - Ảnh: PLA Navy Nguy cơ này được Tư lệnh hải quân Singapore, Chuẩn đô đốc Lai Chung Han chỉ ra tại hội thảo về tàu ngầm...