THƯỢNG NGHỊ SĨ MỸ JOHN MCCAIN: Mỹ cần tăng cường giúp ASEAN
Đại sứ Indonesia tại Mỹ Dino Patti Djalal cho rằng các bên có tranh chấp lãnh hải ở biển Đông cần đưa thêm những nước khác vào tiến trình giải quyết cuộc tranh chấp này
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain hôm 20-6 kêu gọi Mỹ gia tăng hỗ trợ cho Đông Nam Á về mặt quân sự và chính trị để đương đầu với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông hiện nay.
Trung Quốc gây căng thẳng ở biển Đông
Trong bài diễn văn đọc tại một cuộc hội thảo quốc tế về an ninh hàng hải ở biển Đông diễn ra ở Washington (Mỹ), ông McCain cho rằng Washington nên giúp các thành viên ASEAN “xây dựng khả năng phòng thủ và phát hiện trên biển để phát triển và triển khai các hệ thống cảnh báo sớm, tàu an ninh hàng hải”.
Theo ông McCain, chính phủ Mỹ nên sử dụng biện pháp ngoại giao để giúp các nước ASEAN giải quyết mâu thuẫn nội bộ và “thiết lập một mặt trận thống nhất hơn”.Ông McCain nhận định: “Trung Quốc muốn lợi dụng chia rẽ giữa các thành viên ASEAN để thúc đẩy mục tiêu của họ”.
Ông McCain cũng hoan nghênh chính sách bảo vệ quyền tự do hàng hải ở biển Đông của chính phủ Tổng thống Barack Obama song khẳng định chính phủ Mỹ cần đi xa hơn nữa bằng cách “cho những nước khác biết nước này chấp nhận hoặc không chấp nhận những tuyên bố nào, cũng như chúng ta sẵn sàng ủng hộ những hành động nào”.
Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain kêu gọi Washington tăng cường giúp đỡ ASEAN để đương đầu với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở biển Đông hiện nay. Ảnh: Reuters
Đề cập Trung Quốc, ông McCain, thành viên Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, nói ông ủng hộ một mối quan hệ hợp tác với Bắc Kinh và không muốn xảy ra xung đột.
Tuy nhiên, thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa này chỉ trích “thái độ hung hăng” và “những tuyên bố chủ quyền không có cơ sở” của Trung Quốc, xem đây là những nguyên nhân gây ra căng thẳng ở biển Đông gần đây. Theo ông, Mỹ có lợi ích trong nỗ lực ngăn chặn bất kỳ quốc gia nào có “hành vi bắt nạt” trong những vấn đề liên quan đến biển Đông.
Video đang HOT
Ảnh hưởng an ninh khu vực
Ông McCain thuộc nhóm những thượng nghị sĩ muốn chính phủ Mỹ bày tỏ lập trường rõ ràng hơn về những vấn đề chủ quyền. Trước đó, thượng nghị sĩ Jim Webb cũng đưa ra lời kêu gọi tương tự như ông McCain.
Ông Webb nói: “Tôi cho rằng chính phủ của chúng ta có thái độ quá yếu về vấn đề chủ quyền. Khi chúng ta nói chính phủ Mỹ không có thái độ về vấn đề chủ quyền thì việc không bày tỏ thái độ cũng là một thái độ”.
Dù vậy, Washington cho đến giờ vẫn giữ thái độ dè dặt và thận trọng đối với vấn đề biển Đông. Tham dự cuộc hội thảo nói trên, 2 quan chức quốc phòng Mỹ tiếp tục bày tỏ lập trường “không đứng về phía nào trong cuộc tranh chấp ở biển Đông” của Washington và thúc giục các bên bình tĩnh.
Một trong 2 quan chức này, đề nghị giấu tên, cho báo The Washington Post(Mỹ) biết: “Việc thực thi những cơ chế để giải quyết tranh chấp chủ quyền ở biển Đông không phải là việc của Mỹ”.
Cũng tại cuộc hội thảo, do Trung tâm Nghiên cứu Các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ tổ chức trong 2 ngày 20 và 21-6, Đại sứ Indonesia tại Mỹ Dino Patti Djalal cho rằng các bên có tranh chấp lãnh hải ở biển Đông cần đưa thêm những nước khác vào trong tiến trình giải quyết cuộc tranh chấp này.
Ông Djalal nói: “Đây không nên chỉ là vấn đề giữa các bên có tuyên bố chủ quyền ở biển Đông vì điều quan trọng là bất kỳ chuyện gì xảy ra ở đó cũng sẽ ảnh hưởng đến an ninh của cả khu vực”.
Trung Quốc sắp cho chạy thử tàu sân bay đầu tiên
Báo Hồng Kông Commercial Daily hôm 21-6 tiết lộ tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc sẽ được cho chạy thử vào tuần tới trong bối cảnh căng thẳng leo thang ở biển Đông.
Bài báo dẫn các nguồn tin quân sự giấu tên cho biết tàu sân bay này sẽ bắt đầu chạy thử vào ngày 1-7 trước khi được đưa vào sử dụng chính thức trong tháng 10.
Tàu sân bay Varyag. Ảnh: THX
Các nguồn tin này cho biết việc chạy thử tàu sân bay được xúc tiến nhằm “thể hiện sức mạnh của lực lượng hàng hải Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng ở biển Đông”.
Vào đầu tháng 6, Tổng Tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đã xác nhận với báo Hồng Kông Commercial Daily về sự tồn tại của tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc.
Theo ông, con tàu dài 300 m này được cải tạo từ tàu sân bay Varyag mua của Ukraine vào năm 1998 và đang neo tại cảng Đại Liên.
Theo Người Lao Động
Quốc phòng Mỹ điều tra hàng điện tử giả của Trung Quốc
Hai nghị sĩ Mỹ hôm qua cáo buộc Trung Quốc cản trở cuộc điều tra của quốc hội nước này nhằm tìm hiều đường đi của các mặt hàng điện tử giả trong chuỗi cung ứng quân sự của Mỹ.
Các nghị sĩ này cho biết đã làm việc nhiều tuần qua để xin thị thực nhập cảnh cho các nhân viên điều tra, nhằm giúp họ có thể tới thành phố Thâm Quyến ở tỉnh miền đông nam Quảng Đông, nơi được Mỹ coi là trung tâm của các hoạt động sản xuất và buôn bán hàng giả. Tuy nhiên, phía Trung Quốc từ chối cấp thị thực nhập cảnh.
"Tôi không thể nói là tôi cảm thấy bất ngờ, nhưng tôi thực sự rất thất vọng vì họ không hiểu được vấn đề", AFP dẫn lời nghị sĩ đảng Dân chủ Carl Levin, chủ tịch Ủy ban Vũ trang Thượng viện Mỹ.
Theo nghị sĩ Levin, các mặt hàng điện tử giả đã thâm nhập vào chuỗi cung ứng của Lầu Năm Góc, trong đó có bộ vi xử lý cho máy bay chiến đấu F-15 và mạch vi xử lý trong phần cứng máy tính ở Cơ quan Phòng thủ Tên lửa Mỹ. Ông cho biết thêm rằng các nhà thầu và nhà phân phối linh kiện quốc phòng cho Mỹ được chỉ định hầu hết đến từ Trung Quốc, đặc biệt là từ thành phố Thâm Quyến.
"Các điều tra viên của chúng tôi nhận được thông tin rằng việc mua bán các thiết bị điện tử giả diễn ra công khai tại Thâm Quyến nói riêng và tỉnh Quảng Đông nói chung. Vì thế, họ dự định tới thành phố này để trực tiếp thẩm định thông tin kể trên", ông Levin nói.
Nghị sĩ đảng Dân chủ cho hay các nhà điều tra sẽ tới Tổng lãnh sự Mỹ tại Hong Kong trong ngày hôm nay, trong một phần của nỗ lực cuối cùng nhằm có được thị thực nhập cảnh vào Trung Quốc, cho một chuyến công tác kéo dài một hoặc hai ngày.
Nghị sĩ Carl Levin (trái) và nghị sĩ John McCain. Ảnh: UPI
Trong khi đó, nghị sĩ đảng Cộng hòa John McCain, một thành viên trong Ủy ban Vũ trang Thượng viện Mỹ, cho hay Mỹ và Trung Quốc không phải là hai nước đối đầu với nhau, mà ngược lại có những mối quan tâm chung và việc ngăn ngừa hàng giả là một trong số đó.
Theo ông McCain, Mỹ chưa đưa ra kết luận nào về các cáo buộc đối với việc các mặt hàng điện tử giả xuất hiện trong chuỗi cung ứng quân sự của nước này. Tuy nhiên, nghị sĩ Cộng hòa này cho rằng Mỹ cần làm sáng tỏ các cáo buộc, nhằm đảm bảo rằng cường quốc số một thế giới có thể tự bảo vệ mình với những hệ thống vũ khí đáng tin cậy.
Trả lời câu hỏi về việc điều gì sẽ xảy ra nếu Bắc Kinh tiếp tục nói không với cuộc điều tra này, nghị sĩ McCain cho rằng ông và các cộng sự sẽ lên tiếng phản đối nhưng đồng thời vẫn tiếp tục điều tra như dự định.
"Trung Quốc nên quan tâm tới vấn đề này, sao cho các mặt hàng điện tử giả không tiếp tục tràn lan, vì điều này cũng ảnh hưởng tới tính hợp pháp của các công ty Trung Quốc. Tôi hy vọng Trung Quốc sẽ nhận ra rằng đây là mối quan tâm chung của cả hai nước", ông Cain nói.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ hiện chưa có có bình luận nào về diễn biến này.
Theo VNExpress
Khi các nhà lãnh đạo thế giới thích chỉ trỏ Đối với các nhà lãnh đạo thế giới, chỉ tay cũng là một phần công việc của họ. Họ đến từ các quốc gia khác nhau có triết lý sống khác nhau, nhưng khi muốn nhấn mạnh hoặc giải thích rõ quan điểm của mình, họ đều có chung một hành động: chỉ tay. Tổng thống Mỹ Barack Obama. Phó tổng thống Mỹ...