Thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất luật chiến lược an ninh kinh tế đối phó TQ
Bốn thượng nghị sĩ Mỹ đề xuất luật yêu cầu chính phủ thường xuyên vạch ra chiến lược an ninh kinh tế toàn cầu nhằm đối phó với “đối thủ gần như ngang hàng” Trung Quốc.
Động thái diễn ra trong lúc các chính trị gia Mỹ đang gia tăng áp lực lên Trung Quốc, nước mà họ xem là gây ra các mối đe dọa về việc làm và an ninh của người Mỹ, cũng như trong lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông gần đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn một với Bắc Kinh.
Dự luật Chiến lược An ninh Kinh tế Toàn cầu sẽ yêu cầu tổng thống Mỹ đưa ra một báo cáo về tính cạnh tranh của nền kinh tế Mỹ, các mối đe dọa đối với an ninh kinh tế nước này cũng như các biện pháp để xử lý chúng, theo South China Morning Post.
Dự luật được đề xuất bởi hai thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio và Todd Young, cùng hai thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Jeff Merkley và Chris Coons, theo thông cáo trên website của ông Rubio hôm 12/11.
Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Marco Rubio là một trong bốn chính trị gia đề xuất dự luật về chiến lược an ninh kinh tế nhằm đối phó với Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Trong khi dự luật có mục đích thúc đẩy “quan hệ kinh tế tự do, bình đẳng và có qua có lại” với tất cả đối tác kinh tế của Mỹ, các thượng nghị sĩ đã tập trung vào mối đe dọa từ Trung Quốc.
“Lần đầu tiên trong gần 3 thập kỷ, Mỹ đang đối đầu với một đối thủ gần như ngang hàng trên trường quốc tế, đó là Trung Quốc”, ông Rubio nói trong thông cáo.
“Chúng ta phải chiến đấu với các hành vi kinh tế ăn cướp của Trung Quốc bằng cách làm việc cùng các đối tác và đồng minh có tư duy giống chúng ta trên toàn cầu”, ông Young nói về việc đề xuất dự luật trên Twitter.
Tháng 4/2018, bốn thượng nghị sĩ nói trên từng đề xuất một dự luật tương tự, có tên gọi “Dự luật Chiến lược An ninh Kinh tế Quốc gia”, dù nội dung không đề cập đến Trung Quốc.
Họ so sánh nó với Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS), dù nó tập trung vào vấn đề an ninh kinh tế thay vì quốc phòng. Giống NSS, dự luật sẽ được ban hành bởi mỗi tổng thống sau khi nhậm chức.
Video đang HOT
Chiến lược An ninh Quốc gia của ông Trump, được công bố hồi tháng 12/2017, gọi Trung Quốc là “đối thủ chiến lược” và nói Bắc Kinh, cùng với Moscow, muốn “định hình một thế giới đối chọi với các giá trị và lợi ích của Mỹ”.
Hôm 12/11, ông Trump cho hay Bắc Kinh và Washington sắp đạt được một thỏa thuận trong cuộc chiến thương mại đã kéo dài gần hai năm qua.
“Một thỏa thuận thương mại quan trọng với Trung Quốc có thể sắp đạt được, nhưng chỉ khi nó tốt cho nước Mỹ”, ông nói.
Theo Zing.vn
Thổ Nhĩ Kỳ muốn Mỹ bán đứng người Kurd
Washington đã bị người Kurd phản ứng dữ dội khi để Thổ Nhĩ Kỳ tấn công họ ở Syria, nhưng Ankara đang muốn nhiều hơn
Ankara đang đưa ra những yêu cầu nhiều hơn cho Mỹ trong chính sách với người Kurd.
Chỉ huy của lực lượng tay súng người Kurd ở Syria Mazloum Abdi. Ảnh: Reuters
Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ Abdulhamit Gul hôm 25/10 yêu cầu chính quyền Mỹ phải dẫn độ Chỉ huy Các Lực lượng dân chủ Syria (SDF) của người Kurd tại Syria Tướng Mazloum Kobani tới Thổ Nhĩ Kỳ một khi người này nhập cảnh Mỹ.
Theo TRT, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã chỉ đạo Bộ trưởng Tư pháp Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra những "bước đi cần thiết" để dẫn độ Abdi.
"Với Mỹ, chúng tôi có một thỏa thuận dẫn độ. Mỹ nên giao người đàn ông này cho chúng tôi" - TRT dẫn lời ông Erdogan nói.
Được biết, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã gửi yêu cầu dẫn độ trên tới Washington.
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu cảnh báo Mỹ rằng bất kỳ cuộc gặp nào với chỉ huy Mazloum đều có nguy cơ "hợp pháp hóa các đối tượng khủng bố".
Chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng, Tướng Mazloum liên kết với các lực lượng người Kurd tiến hành hoạt động chống phá chính quyền Trung ương Thổ Nhĩ Kỳ.
Ankara cho rằng Tướng Mazloum có thể sẽ tới Mỹ sau khi Washington tạo điều kiện cho ông này nhập cảnh Mỹ.
Các Thượng nghị sĩ Mỹ hôm 23/10 đã hối thúc Bộ Ngoại giao nước này nhanh chóng cấp thị thực cho Mazloum để vị tướng quân đội này có thể đến Mỹ nhằm thảo luận tình hình Syria.
Trong lá thư gửi tới Ngoại trưởng Mike Pompeo, các nghị sĩ Mỹ viết: "Nếu tướng Mazloum Kobani Abdi -người chịu trách nhiệm về các chiến dịch hằng ngày chống IS-yêu cầu tới Mỹ, chúng tôi yêu cầu ngài giải quyết nhanh visa của ông ấy và cung cấp bất kỳ sự miễn trừ thích hợp nào bị đòi hỏi".
Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó từng viết trong lá thư gửi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan hôm 9/10 nói rằng, chỉ huy người Kurd Abdi "sẵn sàng đàm phán" với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và "đưa ra những nhượng bộ mà họ chưa bao giờ thực hiện trong quá khứ".
Abdi còn được biết đến với cái tên Ferhat Abdi Sahin và Mazloum Kobane, đứng đầu Lực lượng dân chủ Syria (SDF) - đồng minh chính của Mỹ tại Syria trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
Ông Mazloum Abdi đã đổ lỗi cho người Mỹ rút quân và khiến Ankara tấn công lực lượng này.
Người Kurd đổ lỗi quyết định Mỹ rút quân khỏi Syria đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ phát động tấn công, coi đây là hành động phản bội người Kurd của Mỹ.
"Khi cả thế giới không ủng hộ chúng tôi, Mỹ đã đưa tay giúp đỡ. Chúng tôi bắt tay và trân trọng sự hỗ trợ hào phóng. Theo yêu cầu của Washington, chúng tôi chấp nhận dời vũ khí hạng nặng khỏi biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, phá các công sự phòng thủ, rút những chiến binh tinh nhuệ nhất. Thổ Nhĩ Kỳ vốn dĩ không bao giờ tấn công nếu Mỹ giữ đúng lời hứa" - Mazloum Abdi nhận định.
Lực lượng tay súng người Kurd sau đó tìm sang Damascus và Moscow đàm phán để chính phủ Syria triển khai binh sĩ giúp ngăn cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau đó, Tổng thống Trump nói rằng một số binh sĩ Mỹ vẫn ở lại một số khu vực ở đông bắc Syria nhằm bảo vệ các mỏ dầu ở đó.
Hôm 24/10, ông Abdi cho hay lực lượng ông đang đàm phán với Washington về việc giữ các binh sĩ Mỹ trong khu vực cũng như giành lại quyền kiểm soát những vị trí đã để mất vào tay Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Bắc Syria.
Ông Abdi nói sau cuộc điện đàm của lực lượng này với Tổng thống Mỹ: "Có một cuộc gọi gần đây với Tổng thống Trump. Và ngài ấy khẳng định với tôi rằng họ (binh sĩ Mỹ) vẫn sẽ ở đây trong một thời gian dài và rằng mối quan hệ đối tác của họ với SDF vẫn tiếp tục trong một thời gian dài. Chúng tôi hiện đang thảo luận với người Mỹ cách giành lại những địa bàn ở một số khu vực đông bắc Syria".
Ông Trump ngày 21/10 khẳng định Mỹ không rút hết quân khỏi Syria, mà vẫn để lại một số lượng "nhỏ" binh sĩ, trong đó một nhóm có nhiệm vụ "bảo vệ" các mỏ dầu, và hai nhóm khác sẽ được triển khai tới biên giới của Syria với Jordan và Israel theo đề nghị của hai nước này.
Tổng thống Mỹ dù nói sẵn sàng hỗ trợ người Kurd nhưng ông đã "thêm dầu vào lửa" sau khi nói rằng, "chúng tôi chưa bao giờ đồng ý bảo vệ người Kurd suốt đời".
Người Kurd ném khoai tây vào xe quân sự Mỹ. Ảnh: ANHA
Trước những bội ước của Mỹ với người Kurd, phía Nga đã đưa ra lời khuyên đối với lực lượng do ông Mazloum Abdi dẫn đầu.
Người phát ngôn Điện Kremlin khuyên dân quân người Kurd nên rút khỏi khu vực biên giới ở đông bắc Syria sau khi bị Mỹ "phản bội và bỏ rơi".
"Mỹ là đồng minh thân cận nhất của người Kurd trong những năm gần đây. Tuy nhiên, Mỹ rốt cuộc đã bỏ rơi người Kurd. Về bản chất, Mỹ đã phản bội họ" - ông Peskov phát biểu.
Hải Lâm
Theo baodatviet
Thương chiến Mỹ-Trung: Không nhiều kỳ vọng từ cú 'hãm phanh' lần 2 Cuộc hội ngộ Trump-Tập tại Osaka hôm 29/6 dường như không mang lại gì nhiều ngoài việc bố cáo với thế giới rằng 2 bên nhất trí quay lại bàn đàm phán. 7 tháng sau G-20 ở Argentina, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập hội ngộ ở Nhật Bản. Tương tự như ở Buenos Aires, ám ảnh thương chiến Mỹ-Trung cũng phủ...