Thượng nghị sĩ John McCain và định mệnh mang tên Việt Nam
John McCain, một chính khách nổi tiếng – mà như một định mệnh – Việt Nam đã để lại trong cuộc đời và sự nghiệp chính trị của ông những dấu ấn rất đặc biệt.
Thượng nghị sĩ John McCain được đón chào lên thăm tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS John S. McCain tại Cảng Quốc tế Cam Ranh ngày 2.6.2017. Ảnh: ĐSQ Mỹ
Không thể phủ nhận, trong chính giới Mỹ, một trong những người có đóng góp tích cực nhất vào quá trình bình thường hóa và phát triển quan hệ Việt – Mỹ là John McCain.
Thượng nghị sĩ John McCain, ứng cử viên Tổng thống Mỹ năm 2008 và từng bị bắt làm tù binh trong chiến tranh Việt Nam, qua đời ở tuổi 81, một ngày sau khi gia đình ông loan báo ông đã quyết định dừng điều trị ung thư não ác tính.
Thông cáo từ văn phòng của ông viết: “ Thượng nghị sĩ John Sidney McCain III qua đời vào 4 giờ 28 phút chiều ngày 25.8. 2018. Bên cạnh Thượng nghị sĩ khi ông ra đi có vợ Cindy và gia đình ông. Vào lúc qua đời, ông đã trung thành phục vụ đất nước Mỹ suốt 60 năm qua”.
Phản ứng về tin này, Tổng thống Donald Trump chia sẻ trên Twitter: “Tôi xin gửi lời chia buồn và sự kính trọng sâu sắc nhất tới gia đình của Thượng nghị sĩ John McCain. Chúng tôi xin dành tình cảm và những lời nguyện cầu cho quí vị”.
John McCain sinh ngày 29.8.1936 tại một căn cứ hải quân Mỹ ở Panama. Xuất thân từ một gia đình ba đời phục vụ binh chủng hải quân của quân đội Mỹ, cha và ông nội đều mang hàm Đô đốc, McCain trở thành phi công lái máy bay chiến đấu sau khi tốt nghiệp Học viện Hải quân Mỹ.
Video đang HOT
Ngày 26.10.1967, giữa lúc chiến cuộc Việt Nam leo thang, máy bay của ông bị bắn rơi trong một phi vụ đánh bom trên không phận miền Bắc. Ông bị gãy tay và chân khi máy bay rơi xuống hồ Trúc Bạch ở Hà Nội.
John McCain được trả tự do cùng các tù binh chiến tranh khác vào ngày 14.3.1973 sau thỏa thuận ngừng bắn.
20 năm sau, John McCain trở thành nghị sĩ Đảng Cộng hòa Mỹ và đã cùng với cựu Thượng nghị sĩ John Kerry của Đảng Dân chủ tích cực vận động để đặt nền móng cho việc bình thường hóa quan hệ bang giao với Việt Nam.
Trở thành chính trị gia sau khi rời quân ngũ, cả John McCain và John Kerry đều luôn tìm cách thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Năm 1994, Thượng viện thông qua đề nghị của Kerry và McCain yêu cầu gỡ bỏ cấm vận Việt Nam. Đây là một bước tiến quan trọng trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ.
Sau này, năm 2009, trong chuyến thăm Hà Nội, John McCain đã có bài diễn văn gây chú ý, trong đó ông kêu gọi có bước tiến mới trong quan hê Mỹ-Viêt.
“Đã đến lúc chúng ta chuyển từ việc bình thường hóa sang hiện đại hóa quan hê giữa hai nước cho tương xứng với vị thế ngày càng tăng của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới” – ông McCain nói.
Thăm lại di tích lịch sử Hỏa Lò trong cùng chuyến thăm này, John McCain kêu gọi có sự quan hệ quân sự thân thiết hơn giữa 2 nước.
John McCain đã nhiều lần trở lại Việt Nam kể từ đó. Ông cùng thượng nghị sĩ Sheldon Whitehouse co chuyên thăm Viêt Nam vào tháng 8.2014 nhằm thuc đây quan hê giưa hai bên. John McCain cũng là người ủng hô bo câm vân vu khi sat thương cho Viêt Nam.
Lần cuối cùng John McCain đến Việt Nam là ngày 2.6.2017, khi ông cùng các thượng nghị sĩ Christopher Coons và John Barrasso đên thăm thủy thủ viên dương trên tàu khu trục mang tên lửa dân đường USS John S.McCain (DDG 56) lớp Arleigh Burke trong chặng dừng kỹ thuật thường lệ tại Cảng Quốc tế Cam Ranh, Việt Nam.
VÂN ANH
Theo Laodong
John McCain trong ký ức của cựu Đại sứ Việt Nam tại Mỹ
Vào lúc 16h28 ngày 25.8.2018, John McCain đã từ trần giữa vòng tay của người vợ Cindy và gia đình. Vĩnh biệt ông, vĩnh biệt một người bạn, một chiếc cầu nối vững chắc của quan hệ Việt Nam- Mỹ
Vừa được tin Thượng nghị sĩ John McCain- người bạn lớn của Việt Nam vừa qua đời, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường- nguyên là Đại sứ Việt Nam tại Mỹ đã có những dòng chữ xúc động viết về ông:
"Thượng nghị sĩ John McCain là một trong những biểu tượng và đã có những đóng góp quan trọng vào tiến trình bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Hoa kỳ. Trong hơn 3 năm làm Đại sứ tại Mỹ (4/2011-11/2014), tôi đã có rất nhiều lần gặp gỡ TNS, khi tháp tùng các lãnh đạo VN, và các cuộc gặp riêng để trao đổi về đủ các loại vấn đề, khi thì về Biển Đông, khi thì về các vấn đề về môi trường, biến đổi khí hậu, TPP... Tôi cũng thích tính cách thẳng thắn trong các bài phát biểu của TNS, không khoan nhượng, luôn đi vào thẳng vấn đề.
TNS McCain là chính khách có tên tuổi đầu tiên của Hoa kỳ lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề biển Đông tại cuộc hội thảo do CSIS tổ chức ngày 20/6/2011.
Còn nhớ, có lần gặp đề nghị TNS lên tiếng mạnh mẽ phản đối việc Chính phủ Mỹ áp thuế phi lý vào mặt hàng cá tra, cá basa của VN, TNS đáp lời đồng ý ngay và đề nghị cung cấp thêm các lập luận. Một thời gian ngắn sau, TNS John McCain gọi tôi lên và lần này không tiếp tại Văn phòng của TNS mà ngay tại hành lang của phòng họp Thượng viện nơi có rất nhiều người đứng chờ để gặp mặt các TNS Mỹ.
TNS McCain giải thích chính vì lý do đó mà ở Mỹ có từ "lobyists", tức là những người "vận động hành lang" và hôm nay TNS gọi Đại sứ Việt Nam lên gặp để thông báo TNS chuẩn bị đưa ra Thượng viện dự luật phản đối Chính phủ Mỹ áp thuế cao với cá tra, cá basa của VN. Đại sứ Mỹ tại Việt Nam thời đó là David Shear cho tôi biết lần đầu được gặp TNS và câu đầu tiên TNS McCain nhắn nhủ tới Đại sứ Mỹ cũng là "Vietnam's catfish"!.
Đại sứ Nguyễn Quốc Cường cùng TNS John McCain tại lễ kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ thương mại Việt-Mỹ. TNS McCain phát biểu không thể tưởng tượng được có ngày nhìn thấy là cờ VN và lá cờ Mỹ và quốc ca hai nước lại được cử lên ngay tại trụ sở của Quộc hội Mỹ.
TNS McCain cũng rất "tự hào" được Việt Nam dựng "bia" tại Hồ Trúc bạch, nơi máy bay của ông bị Việt Nam bắn rơi và viên phi công McCain bị bắt trong chiến tranh. Ông chỉ đề nghị ta chỉnh sửa cho chính xác ông là "phi công của Hải quân Hoa kỳ" chứ không phải là "phi công của Không lực Hoa kỳ" và cũng mong Hà Nội quan tâm giữ gìn vệ sinh quanh tấm bia này. Mỗi lần thăm Việt Nam, ông thường dẫn các TNS và bạn bè của ông tới để giới thiệu về tấm bia kỷ niệm này.
Vào lúc 16h28 ngày 25.8.2018, John McCain đã từ trần giữa vòng tay của người vợ Cindy và gia đình. Vĩnh biệt ông, vĩnh biệt một người bạn, một chiếc cầu nối vững chắc của quan hệ Việt Nam- Mỹ
Theo Danviet
John McCain: Người đầy duyên nợ với Việt Nam Sau khi từ Việt Nam trở về, John McCain trở thành một trong những người thúc đẩy mạnh mẽ nhất bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ. John McCain (phải) khi còn là một phi công hải quân. Ảnh: Reuters. Mối duyên nợ giữa John McCain với Việt Nam bắt đầu từ khi ông bắt đầu tham chiến tại Việt Nam với...