Thương mẹ bệnh tim, cô học trò quyết tâm đỗ thủ khoa đại học
Mẹ bị bệnh tim đã 20 năm khiến em Nguyễn Diệu Hằng luôn tự nhủ phải cố gắng học tập để mẹ vui lòng. Thành quả được đền đáp trong kì thi đại học vừa qua là em đã đỗ thủ khoa khối D4 Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Quyết tâm học vì sợ làm mẹ buồn
Biết về hoàn cảnh của cô học trò Nguyễn Diệu Hằng – học sinh lớp 12E Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ – ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội, ai cũng khâm phục ý chí học tập của em. Gia đình em ở tổ dân phố số 3, thị trấn Quang Minh (huyện Mê Linh, Vĩnh Phúc), bố em làm ruộng, hàng ngày mẹ đi chợ bán rau kiếm thu nhập. Mẹ em mắc bệnh tim đã hơn 20 năm nay nhưng vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên không có điều kiện chữa trị thường xuyên. Thương mẹ, từ nhỏ cô bé Hằng đã tự hứa với bản thân phải ngoan và học giỏi để mẹ không phiền lòng.
Em Nguyễn Diệu Hằng đỗ thủ khoa khối D4 Trường ĐH Ngoại thương với 27 điểm.
Kỳ thi đại học vừa qua, Diệu Hằng trở thành thủ khoa khối D4 của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội với số điểm 27 (Văn 8,25, Toán 9,25 và Tiếng Trung 9,5). Khối A, em còn thi vào Học viện Tài chính và được 21,5 điểm. Kết quả khiến Hằng mừng khôn xiết vì một lí do đơn giản là thấy mẹ cười. Bản thân em hiểu căn bệnh tim của mẹ nếu gặp chuyện buồn sẽ rất dễ dẫn đến đột quỵ, nên khi được hỏi “Điều gì tác động đến việc học của em nhiều nhất”, Hằng thật thà chia sẻ: “Bản thân em cũng như các bạn ạ, học vì mình thích và vì tương lai sau này, nhưng với em điều quan trọng hơn cả là em muốn mẹ vui”.
Tự học để rèn luyện bản thân
Chọn thi vào khoa Kinh tế đối ngoại của Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội, Diệu Hằng cho biết em muốn trở thành nhà kinh tế giỏi để sau này có thể góp phần công sức bé nhỏ của mình vào việc phát triển kinh tế đất nước. Bởi theo quan điểm của em: “Kinh tế vô cùng quan trọng, nó tác động và có ảnh hưởng đến mọi mặt trong đời sống xã hội. Kinh tế mạnh thì mới thúc đẩy được những cái khác mạnh theo”.
Hoàn cảnh gia đình khó khăn nên Diệu Hằng không có điều kiện đi học thêm, vì thế em luôn đề cao tính tự học. Những tài liệu mượn được từ thầy cô, bạn bè được em coi như một “báu vật” để rồi tự mày mò, nghiên cứu.
Thương bố vất vả sớm hôm với đồng ruộng, mẹ bệnh tim, Diệu Hằng càng quyết tâm học giỏi.
Theo em cái khó đối với người học tiếng Trung là nhớ mặt chữ, vì là ngôn ngữ tượng hình, có nhiều nét, khó nhớ nên đòi hỏi người học phải chăm chỉ học từ mới mỗi ngày.
Video đang HOT
Đối với phần Ngữ pháp, kinh nghiệm của Diệu Hằng là sau mỗi bài học, em tự tổng hợp lại kiến thức từ bài giảng trên lớp và sách vở dưới dạng sơ đồ cây cùng với các từ khóa sau đó làm nhiều bài tập. Việc này giúp cho em có cái nhìn tổng quát về kiến thức để dễ nhớ, dễ hiểu nhất.
Sắp nhập trường, Diệu Hằng chỉ mong muốn được ở kí túc xá để giảm chi phí sau đó sẽ đi làm thêm tự trang trải cuộc sống cho mình.
Đối với Ngữ âm, sau mỗi bài khóa, em chú ý nghe cô phát âm trên lớp và về nhà tự đọc lại thành tiếng đồng thời tích cực nghe đĩa để tự chỉnh sửa cách phát âm cho mình.
Chia sẻ về dự định sắp tới của mình, Diệu Hằng cho hay sẽ cố gắng học thật tốt ở Trường ĐH Ngoại thương sau đó tìm kiếm cơ hội đi du học. Tuy nhiên cô thủ khoa cũng chia sẻ điều trăn trở: “Em đi học nữa là bố mẹ sẽ nuôi 2 chị em cùng học đại học, mà nguồn thu nhập của gia đình phụ thuộc hoàn toàn vào quầy bán rau nhỏ của mẹ nên bố mẹ em sẽ càng vất vả hơn. Trước mắt, em chỉ mong muốn nhà trường tạo điều kiện cho em được ở kí túc xá đề đỡ chi phí, sau đó em sẽ đi làm thêm để tự trang trải cuộc sống”.
Theo Xahoi
Rớt nước mắt tâm sự nam sinh đỗ ĐH Ngoại thương 27,5 điểm
Dân mạng đang xôn xao về câu chuyện một chàng trai giấu tên đã quyết định nói dối rằng trượt đại học bởi lí do nhà nghèo, mẹ bệnh nặng, trong khi thực tế cậu đỗ Ngoại thương với điểm số 27,5.
Tối ngày 24/7, trang Confession (thú nhận) trường Đại học ngoại thương đã đăng một bài viết cảm động tâm sự của một chàng trai giấu tên thi đỗ vào trường với điểm số rất cao 27,5. Nhưng do hoàn cảnh mẹ bị bệnh nặng, gia đình lại đông anh chị em, nên chàng trai phải có những sự lựa chọn riêng cho mình.
Mở đầu đoạn tâm sự chàng trai nói về ước mơ trường Ngoại thương, tuy nhiên ước mơ đó bị dập tắt khi lên lớp 12 điều kiện gia đình không cho phép nên chàng trai đành bỏ dở.
Bài viết mới được đăng tải cách đây ít ngày, đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của cư dân mạng
Cậu quyết định chọn thi sư phạm và an ninh vì trường không phải nộp học phí, tuy nhiên an ninh thì chàng trai không đủ chiều cao cân nặng, cách cuối cùng đó là cậu sẽ chọn sư phạm. Rồi đến ngày cầm trên tay bộ hồ sơ sư phạm đi nộp, bố cậu đã xé đi và nói dứt khoát cậu phải thực hiện được ước mơ của mình dù gia đình có vất vả thế nào đi chăng nữa.
Những ngày đi thi là một chuỗi những sự việc buồn xảy ra, mặc dù cậu bạn cho biết mình làm bài "tạm ổn". Tuy nhiên ở nhà mẹ cậu ốm nặng, bố phải đi đánh cá ở biển xa. Số tiền bố đi về kiếm được cũng chỉ đủ lo thuốc thang cho mẹ vài hôm.
Đến một hôm khi cha cậu dặn rằng, nếu cậu đỗ Ngoại thương sẽ cho các em nghỉ học để phụ giúp kinh tế gia đình mình, chàng trai phải đứng trước những lựa chọn khó khăn đi học tiếp, hay nghỉ học để các em mình có điều kiện tiếp tục trên con đường học vấn. Cuối bài viết chàng trai quyết định sẽ nghỉ học và nói dối cha mẹ "lần đầu tiên con bị trượt", với lời xin lỗi cùng nỗi buồn giấu kín.
Bài viết đã nhận được rất nhiều lời động viên chia sẻ đến với chàng trai trong câu chuyện
Một bài tâm sự chân thành rất xúc động, nhiều người đọc xong đã rơm rớm nước mắt, có chút nuối tiếc cho chàng trai. Cùng đó là những lời động viên hy vọng, chàng trai có thể tiếp tục đi học để tương lai thay đổi cuộc sống của cả gia đình.
Mặc dù tính xác thực của bài viết này chưa được kiểm chứng với những tranh cãi xung quanh cho rằng đây chỉ là một bài văn, nhưng nó đã gây xúc động cho hàng nghìn bạn trẻ. Mọi người cùng hi vọng chàng trai trong câu chuyện sẽ đủ nghị lực niềm tin, bản lĩnh để vượt qua khó khăn này.
Sau 12 tiếng được đăng tải trên Confession Ngoại thương, bài viết nhanh chóng nhận được hơn 2000 lươt like cùng 332 lượt chia sẻ với những lời chia sẻ đồng cảm của cư dân mạng.
Tin vui cho chủ nhân bài viết ở Confession 833 và các bạn gặp hoàn cảnh khó khăn tại trường ĐH Ngoại thương.
Bạn có nickname Trống Lu sau khi đọc được bài viết đã chia sẻ cảm nhận của mình: "Hiểu nỗi vất vả của người dân miền biển. Em ơi, đi học bây giờ có thể vay vốn xã hội gì đó của nhà nước, có thể làm đơn với trường xin miễn giảm học phí, có thể đi làm thêm để kiếm tiền nữa. Tìm hiểu về những việc này và quyết tâm đi học em nhé".
Chung với ý kiến đó, thành viên Lê Dương bình luận: "Mạnh mẽ lên chàng trai, mình khâm phục các bạn Ngoại thương lắm và càng khâm phục bạn hơn nữa. Dù có trở thành sinh viên FTU hay không thì hãy gắng giữ ước mơ của mình nhé, đừng bao giờ để hoàn cảnh sống dập tắt ước mơ của bạn. Không sớm thì muộn bạn cũng thành công nếu bạn không bỏ cuộc".
Bên cạnh những lời động viên có rất nhiều sự giúp đỡ gửi đến chàng trai, đặc biệt thầy giáo có thu nhập "nghìn đô" được nhiều bạn trẻ yêu mến Nguyễn Văn Hiệp - cựu sinh viên trường ĐH ngoại thương cũng cho biết sẵn sàng giúp đỡ chàng trai này: "Em mà ở Hà Nội thì cứ gửi thư cho anh rồi anh sẽ giúp đỡ nhé. Anh sẽ tạo công ăn việc làm có tiền và bao cả ăn ở".
Thầy giáo nghìn đô "Nguyễn Văn Hiệp" sẵn sàng giúp đỡ chàng trai này cả ăn, ở, rồi tìm được một công việc phù hợp.
Lời tâm sự của chàng trai trên trang thú nhận dành cho sinh viên ĐH Ngoại thương:
- Ngày bước vào câp 3 ước mơ lớn nhât của con là chăm học đê vào mái trường ngoại thương, nhưng ước mơ đó đã dâp tắt trong đâu con khi con lên 12, nhà mình đâu có điêu kiên đê con vào Ngoại thương chứ, còn 4 đứa em đang đi học nữa mà.
- Lớp 12 con nghĩ 2 trường hợp: 1 là thi sư phạm hoặc cảnh sát vì con không mât học phí khi vào đó, nhưng cảnh sát con bị trượt từ vòng khám sức khoẻ con thiêu 4kg và 12 phân, còn cách thi sư phạm.
- Ngày con câm bô hô sơ sư phạm trên tay cha đã xé nó làm 4, cha bảo: mi hãy làm lại hô sơ thi vào ngoại thương cho tau, dù nhà nghèo nhưng cha mẹ sẽ cho mi ăn học đàng hoàng, mi là con trai trong nhà, mây đứa em gái có thê nghỉ học chứ mi thì không, con làm lại hô sơ vào ngoại thương, và ngành con chọn là quản trị kinh doanh quôc tê, con muôn sau này làm 1 nhà kinh doanh giỏi.
- Ngày thi ĐH con xách ba lô ra Hà Nôi thi, con làm bài tạm ôn. Thi xong thì em gái cho con biêt mẹ đang bị ôm nặng không ăn uông được gì, cha đang đánh cá ở biên chưa vê, con buôn bã hoang mang, bắt xe vê quê rôi vay mượn tiên cô bác đưa được mẹ đi trạm xá, bác sỹ bảo mẹ làm viêc quá sức nên sức khoẻ dân yêu, mẹ bị thân kinh.
- Ngày mẹ xuât trạm cũng là ngày bô vê vì sóng to nên cá đánh được rât ít, cha được 6 triêu chạy chữa thuôc cho mẹ, 1 tuân phải đi thành phô lây thuôc cho mẹ, con cũng đi thả lưới đánh được ít sò, nghêu và cá bán đủ tiên mua mắm cho cả nhà.
- 1 tôi cả nhà ăn cơm xong cha bảo cả nhà ngôi lại cha dặn: nhà ta giờ đã không còn điêu kiên mẹ thì bênh, môi tuân phải đi lây thuôc cho mẹ nữa cha không thê làm đủ tiên cho 5 đứa đi học, giờ em thứ 2 đang học lớp 10 hãy bỏ học giúp cha mẹ thêm tiên nêu anh mà đô ngoại thương thì cho anh đi học và các em nữa, nghe xong con bât thân, tôi hôm đó không khí nhà mình trâm xuông, em 2 đã khóc và xin cha cho đi học, con không muôn bỏ học, cô họng con nghẹn lại, nước mắt con rơi, mẹ bảo thê thì các con hãy đi học, ít ngày mẹ khoẻ lại mẹ sẽ đi làm kiêm tiên, con chỉ biêt xin cha cho các em đi học con sẽ nghỉ học đi biên cùng cha, nhưng cha không đông ý. Em 2 đã nói với con: anh ơi e không muôn bỏ học đâu, anh xin cha.
- Và hôm nay ngày con biêt điêm đáng lẽ con phải vui mới đúng khi con được 27,5 điêm dư đê vào Ngoại thương, nhưng không khi biêt điêm con buôn lắm cha mẹ ạ, con không dám nói với cha mẹ rằng con đã biêt điêm và đã đô, tôi nay cha mẹ hỏi con đã biêt điêm chưa? con phớt lờ là dạ con chưa biêt, con phải làm sao đây, con không thê sông ích kỷ lo cho bản thân con được, con sẽ nghỉ đê cho em gái đi học, sau hôm nay con sẽ dừng ước mơ Ngoại thương lại, và đây là lân đâu tiên con phải nói dôi với cha mẹ là con bị trượt, con buôn lắm cha mẹ ạ và con sẽ châm dứt viêc học ở đây, cha mẹ sẽ rât buôn lắm nhỉ, con chỉ muôn nói rằng xin lôi cha mẹ, con là đứa không tôt.
Theo Dantri
Gặp cô chủ 9X của những "búp bê đất sét" "Mọi người gọi tôi là Káo. Tôi hay kể các mẩu chuyện và làm búp bê cho những đứa trẻ to xác mà vẫn còn nhớ đường về với tuổi thơ khi những cái cây thì to khổng lồ còn những giấc mơ thì lúc nào cũng tươi sáng lấp lánh..." Đó là tự bạch của Nguyễn Minh Trang- cô bạn sinh viên...