Thương mại toàn cầu vượt ngưỡng tiền đại dịch COVID-19 bất chấp Omicron
Thương mại toàn cầu trong tháng 1/2022 đã vượt ngưỡng thời trước đại dịch COVID-19, bất chấp biến thể Omicron còn lây lan mạnh cùng những đứt gãy trong chuỗi cung ứng.
Thương mại toàn cầu phục hồi mạnh mẽ nhờ nhu cầu tiêu dùng tăng cao. Ảnh: EPA
Theo dữ liệu được Viện Kinh tế Thế giới Kiel (ifW, Đức) công bố ngày 7/2, thương mại toàn cầu trong tháng 1/2022 tăng 2,4% so với tháng trước và vượt tổng giá trị so với thời điểm trước khi đại dịch xuất hiện. Kết quả này đạt được trong bối cảnh biến thể Omicron gây ra bùng phát lây nhiễm mới trên thế giới, đứt gãy trong chuỗi cung ứng chưa được xử lý triệt để.
“Bất chấp làn sóng Omicron, thương mại toàn cầu đang vận hành mạnh mẽ hơn lúc nào hết. Tình trạng tắc nghẽn cung ứng vì thế là hệ quả của việc nhu cầu tiêu thụ hàng hóa gia tăng đặc biệt nhanh mà nguồn cung không thể theo kịp”, ông Vincent Stamer, người đứng đầu bộ phận Dữ liệu thương mại của ifW cho biết.
Lượng hàng hóa trao đổi toàn cầu trong tháng 1 đã cao hơn 7% so với thời kỳ đỉnh điểm hồi tháng 8/2018 – trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng “thắt cổ chai” trong cung ứng hàng hóa là do nhiều cảng container liên tục bị đóng cửa vì đại dịch bùng phát.
Video đang HOT
Hiện có khoảng 11% tổng số hàng hoá vận tải toàn cầu bị tắc nghẽn trên biển và tại các cảng biển. Ở Biển Đỏ, tuyến đường thương mại quan trọng nhất giữa châu Âu và châu Á, lượng hàng hoá di chuyển qua đây giảm khoảng 11% so với bình thường.
Mỹ cấp phép thuốc trị Covid-19 đường uống của hãng Pfizer
Liệu trình diều trị Covid-19 đường uống của Pfizer mang tên Paxlovid được Mỹ cấp phép, trong bối cảnh số ca bệnh, nhập viện và tử vong đều đang gia tăng tại nước này.
Quá trình sản xuất thuốc kháng Covid-19 thử nghiệm của Pfizer, Paxlovid, trong một phòng thí nghiệm ở Freiburg, Đức (Ảnh: Pfizer).
AP đưa tin, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) ngày 22/12 đã cấp phép cho Paxlovid - loại thuốc trị Covid-19 đường uống đầu tiên - tại nước này. Paxlovid của hãng dược Pfizer sẽ có thể dược dùng tại nhà để ngăn chặn các triệu chứng nặng của mầm bệnh.
Dấu mốc này diễn ra trong bối cảnh ca bệnh, ca nhập viện và người chết vì Covid-19 ở Mỹ đều tăng trong thời gian qua và các quan chức y tế cảnh báo nguy cơ xảy ra trận "sóng thần" dịch bệnh do biến chủng siêu đột biến Omicron gây ra.
Thuốc Paxlovid được xem là cách nhanh và rẻ hơn hẳn để trị Covid-19. Các thuốc được Mỹ cấp phép trước đó yêu cầu phải được truyền hoặc tiêm.
Một loại thuốc đường uống của hãng dược Merck dự kiến cũng có thể sẽ sớm được cấp phép. Tuy nhiên, thuốc của Pfizer được ưu tiên hơn vì mức độ hiệu quả rất cao khi làm giảm gần 90% nguy cơ nhập viện và tử vong ở nhóm những bệnh nhân dễ có triệu chứng nặng và chỉ gây ra tác dụng phụ nhẹ.
"Hiệu quả cao, tác dụng phụ thấp và đây là thuốc dạng đường uống. Nó đáp ứng mọi tiêu chí. Đây là loại thuốc giúp giảm 90% rủi ro nhập viện và tử vong ở nhóm có nguy cơ cao. Điều này thật tuyệt vời", tiến sĩ Gregory Poland từ tổ chức y tế Mayo Clinic nhận định.
Cụ thể, FDA cấp phép thuốc của Pfizer cho nhóm người trưởng thành và trẻ em trên 12 tuổi với kết quả xét nghiệm dương tính với virus Sars CoV-2 và có các triệu chứng sớm. Những người này thuộc nhóm có nguy cơ cao nhất phải nhập viện nếu nhiễm mầm bệnh, bao gồm người cao tuổi bị béo phì và bệnh tim. Trẻ em phải có cân nặng ít nhất 40 kg để được sử dụng thuốc này.
Cả 2 loại thuốc từ Pfizer và Merck dự kiến sẽ đều có hiệu quả với Omicron vì chúng không tấn công vào protein gai của SARS-CoV-2, nơi thường xảy ra các đột biến tạo nên các chủng mới.
Hiện tại nguồn cung của thuốc này vẫn khá hạn chế do thời gian sản xuất. Pfizer tuyên bố họ sẽ tăng tốc trong năm tới. Chính phủ Mỹ đã đồng ý mua số liệu trình Paxlovid đủ để trị cho 10 triệu người. Pfizer cho biết họ đang trong quá trình sản xuất 80 triệu liệu trình trên toàn cầu vào năm tới, thông qua hợp đồng với các đối tác ở Anh, Australia và một số nước khác.
Các chuyên gia đều đồng ý rằng vaccine là cách tốt nhất để bảo vệ mọi người khỏi Covid-19. Tuy nhiên, với khoảng 40 triệu người trưởng thành Mỹ chưa tiêm chủng, các loại thuốc đường uống hiệu quả có thể đóng vai trò quan trọng để dập tắt làn sóng lây nhiễm hiện tại và trong tương lai. Mỹ hiện đang ghi nhận khoảng 140.000 ca bệnh mới mỗi ngày và giới chức nước này cảnh báo Omicron có thể làm con số này tiếp tục gia tăng.
Trong một diễn biến khác, Pfizer ngày 16/11 chấp thuận để các công ty dược đủ điều kiện sản xuất thuốc kháng Covid-19 mà Pfizer phát triển, cho 95 quốc gia trên thế giới, gồm các nước thu nhập thấp và trung bình.
Biến chủng Omicron lan nhanh, Anh ghi nhận hơn 106.000 ca/ngày Anh đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm Covid-19 mạnh chưa từng có, được cho là có liên quan đến Omicron - biến chủng mới của SARS-CoV-2 có khả năng lây lan cao hơn nhiều so với các biến chủng khác. Bất chấp sự lây lan của Omicron, Anh chưa có kế hoạch siết hạn chế trước Giáng sinh (Ảnh: AFP). Guardian...