Thương mại quốc tế với Nga vẫn tăng mạnh trong năm nay
Trong khi mối quan hệ kinh tế lâu đời của Nga với châu Âu dần bị cắt đứt, các liên kết mới với Moskva đang hình thành khi hàng hóa được chuyển hướng đến những nước khác.
Nga đã chịu đựng các lệnh trừng phạt kinh tế tốt hơn dự đoán. Ảnh: RIA Novosti
Theo tờ New York Times, thương mại quốc tế với Nga đã bùng nổ trong năm nay, ngay cả khi các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt Moskva sau cuộc xung đột ở Ukraine. Khi những hạn chế có hiệu lực, các liên kết của Moskva đã thay đổi để thích ứng
Các nước phương Tây tuyên bố sẽ cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga và áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm làm tê liệt nền kinh tế của nước này sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Nhưng với tư cách là một trong những nhà sản xuất dầu, khí đốt và nguyên liệu thô hàng đầu thế giới, Nga đã có những quan hệ đối tác thương mại lâu dài và sinh lợi. Việc phá vỡ những ràng buộc đó không phải là dễ dàng.
Năm 2020, Nga nhập khẩu 220 tỷ USD sản phẩm từ phần còn lại của thế giới. Hơn 2/3 kim ngạch xuất khẩu của Nga có giá trị trước xung đột là dầu, khí đốt và các kim loại và khoáng sản chủ chốt, giúp cung cấp năng lượng cho ô tô, sưởi ấm và cho các nhà máy trên toàn cầu.
Theo phân tích dữ liệu thương mại của tờ New York Times, khối lượng hàng hóa nhập khẩu của Nga đã giảm xuống khi các lệnh trừng phạt và giới hạn thương mại có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quốc gia, như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, đã làm sâu sắc hơn mối quan hệ của họ với Nga kể từ khi xung đột nổ ra. Nhiều quốc gia đã nhận thấy việc không có nguyên liệu thô của Nga sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nga cả với Mỹ, hãng thông tấn Nga RIA Novosti dẫn số liệu từ cơ quan thống kê Mỹ cho biết, khối lượng vận chuyển hàng hóa Mỹ sang Nga trong tháng 9 đạt hơn 90 triệu USD, cao nhất kể từ tháng 3 năm nay.
Video đang HOT
Điều đó đã dẫn đến một thực tế đáng thất vọng đối với các quan chức phương Tây, những người đã hy vọng cắt giảm nguồn lực mà Moskva dùng để tài trợ cho cuộc xung đột đang diễn ra bằng cách trừng phạt nền kinh tế của nước này: Giá trị hàng hóa xuất khẩu của Nga thực sự tăng lên ngay cả ở nhiều quốc gia vốn đóng vai trò tích cực trong việc tham gia trừng phạt Moskva.
Trong khi mối quan hệ của Moskva với thế giới vẫn tiếp tục phát triển, những nỗ lực của các quốc gia phương Tây nhằm sử dụng các biện pháp trừng phạt và các biện pháp khác để làm tê liệt nền kinh tế Nga cho đến nay đã có những tác động hạn chế.
Và trong khi các mối quan hệ kinh tế lâu đời của Nga với châu Âu dần bị cắt đứt, các liên kết mới với Moskva đang hình thành khi hàng hóa được chuyển hướng đến những quốc gia khác.
Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã nhiều lần phải sửa đổi dự báo của mình trong năm nay đối với nền kinh tế Nga, thừa nhận rằng GDP của Nga sẽ suy giảm ít hơn so với dự báo trước đó của họ. IMF cho biết vào tháng 10 rằng họ dự báo nền kinh tế Nga sẽ giảm 3,4% trong năm nay, một mức thấp hơn nhiều so với mức 6% mà họ dự báo vào tháng 7 và 8,5% mà IMF dự kiến vào tháng 4/2022.Gilberto Garcia-Vazquez, nhà kinh tế trưởng tại Datawheel, công ty giám sát các vấn đề kinh tế, cho biết: “Nga đã chống chọi các lệnh trừng phạt kinh tế tốt hơn dự đoán”.
Quan chức Mỹ nói áp giá trần dầu Nga không ảnh hưởng tới OPEC
Một quan chức Bộ Tài chính Mỹ khẳng định động thái áp giá trần dầu Nga của Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ không ảnh hưởng tới các quốc gia sản xuất dầu thuộc OPEC.
Theo hãng tin Reuters ngày 20/10, Mỹ đã liên lạc với đại diện của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để trấn an họ về biện pháp áp giá trần dầu Nga, khẳng định biện pháp này sẽ không nhắm vào các nhà sản xuất dầu khác.
Các bình luận trên có thể giúp xoa dịu cuộc tranh cãi giữa Mỹ và Saudi Arabia - nước xuất khẩu dầu hàng đầu tại OPEC. Mỹ cho rằng Saudi Arabia đã hợp tác với Nga để cắt giảm sản lượng dầu cho toàn đang có nguy cơ suy thoái toàn cầu.
Căng thẳng đã âm ỉ giữa các quốc gia tiêu thụ nhiều dầu như Mỹ và các quốc gia sản xuất dầu về chính sách sản lượng. Các nguồn tin nói với hãng tin Reuters rằng OPEC tức giận về kế hoạch áp trần giá dầu Nga là một trong những lý do khiến tổ chức này quyết định cắt giảm sản lượng.
Tuần trước, OPEC và đối tác (OPEC ) đã thông báo sẽ cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày để cân bằng thị trường và dập tắt tình trạng biến động.
Saudi Arabia cho biết mức giảm thực sự có thể sẽ là khoảng 1 triệu thùng/ngày do một số thành viên OPEC đã không sản xuất đủ mục tiêu sản lượng hiện có.
Theo Nhà Trắng, phân tích của Mỹ cho thấy lẽ ra OPEC đã đợi đến cuộc họp tiếp theo diễn ra sau bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ mới quyết định cắt giảm sản lượng dầu.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo, các quan chức OPEC nói rằng động thái của mình không liên quan tới biện pháp áp giá trần dầu Nga.
Tuần trước, Mỹ nhận định cắt giảm sản lượng sẽ làm tăng doanh thu của Nga và cho rằng động thái cắt giảm này có lý do chính trị từ phía Saudi Arabia. Saudi Arabia đã phủ nhận mình đang hỗ trợ Nga.
Biện pháp áp trần giá dầu sẽ có hiệu lực từ ngày 5/12 để giảm nguồn thu của Nga và sẽ không áp với các nhà sản xuất khác.
Các biện pháp trừng phạt mới cũng không phải là dấu hiệu cho thấy bên mua muốn đối phó với ảnh hưởng chính sách của OPEC với thị trường dầu.
Tuần trước, Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết OPEC cắt giảm sản lượng dầu đã làm tăng giá và có thể đẩy nền kinh tế toàn cầu vào suy thoái.
Trong khi đó, ông Wally Adeyemo nhận thấy dường như động thái cắt giảm sản lượng không có ảnh hưởng. Ông cho rằng có thể phải cần một đợt tăng giá từ 30- 40 USD/thùng hoặc hoặc sản lượng cắt giảm gấp 10 lần mức cắt giảm thực tế hiện nay thì mới có thể gây suy thoái.
Các nước G7 muốn tước doanh thu từ dầu của Nga nhưng muốn tìm cách tránh cú sốc nguồn cung toàn cầu vì nó có thể làm tăng giá và ảnh hưởng đến chính người dân nước mình, nhất là khi lo ngại suy thoái toàn cầu ngày càng gia tăng.
Sau khi các quốc gia G7 nhất trí vào tháng 9, kế hoạch áp giá trần dầu Nga có thể xung đột với các lệnh cấm dầu Nga nghiêm ngặt hơn nhiều mà Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn vào tháng 6.
EU đã nhất trí với biện pháp áp giá trần dầu Nga trong tháng này nhưng các chi tiết quy định vẫn chưa hoàn thiện, khiến ngành dầu mỏ thêm lo lắng về kế hoạch này khi mà chỉ còn sáu tuần nữa là có hiệu lực.
Trong khi đó, ngày 16/10, Tổng Thư ký OPEC, ông Haitham al-Ghais nhận định rằng thị trường dầu mỏ đang trải qua một giai đoạn biến động mạnh. Theo ông, mục tiêu của OPEC và các nhà sản xuất bên ngoài tổ chức này là duy trì ổn định thị trường. Tổng Thư ký OPEC đã nhiều lần bảo vệ quyết định cắt giảm sản lượng khai thác dầu mỏ của OPEC . Ông khẳng định động thái đó sẽ giúp OPEC đảm bảo nguồn cung để đối phó với với bất kỳ cuộc khủng hoảng nào.
Trong dự báo của mình cách đây vài ngày, OPEC cho rằng nhu cầu dầu mỏ của thế giới sẽ tăng thêm 2,64 triệu thùng/ngày trong năm nay, tức giảm 460.000 thùng so với dự báo công bố hồi tháng 9. OPEC cũng hạ mức tăng trưởng nhu cầu của thế giới trong năm 2023 xét trên những đánh giá triển vọng khó đoán định về kinh tế thế giới, trong bối cảnh có nhiều nền kinh tế lớn đã rơi vào suy thoái.
Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo công du 3 nước Mỹ Latinh Ngày 9/10, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo đã lên đường thực hiện chuyến công du châu Mỹ trong bối cảnh Seoul đang tìm cách thúc đẩy hợp tác kinh tế với các nước Mỹ Latinh. Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo. Ảnh: Yonhap/TTXVN Cụ thể, Thủ tướng Han Duck-soo sẽ lần lượt tới thăm Chile, Uruguay và Argentina. Theo thông báo từ...