Thương mại điện tử tìm giải pháp bền vững cho nông sản
Bên cạnh “giải cứu” tạm thời các mặt hàng nông sản cho nông dân, các doanh nghiệp đang tìm giải pháp bền vững hơn cho nông sản Việt.
Thời gian gần đây, một số mặt hàng như mít, thanh long bị ùn ứ tại cửa khẩu phía Bắc do thương lái nước ngoài đột ngột ngưng thu mua nhiều loại nông sản. Các nền tảng thương mại điện tử và nhiều doanh nghiệp, mạnh thường quân, người dân đã góp sức tiêu thụ các loại trái cây này.
Để giải quyết tận gốc vấn đề cho nông dân, phía Tiki cho hay, đã phối hợp cùng Sở Công Thương TP.HCM để kết nối với các nhà vườn, triển khai dự án thu mua một số loại nông sản khó tìm đầu ra.
Theo đó, Tiki trực tiếp thu mua nông sản tại vườn, phân phối giá gốc không lợi nhuận đến tay người tiêu dùng, giao nhanh trong 2 giờ (áp dụng với một số địa điểm tại TP.HCM). Trong đó 2 mặt hàng mít Thái và thanh long được bán với giá lần lượt 29.000 đồng/2kg và 10.000 đồng/kg.
Trong 2 ngày triển khai chương trình, có gần 8 tấn nông sản được bán ra. Dự kiến, tổng số lượng trái cây tiêu thụ trong chiến dịch sẽ lên đến 100 tấn.
Thanh long, một trong các mặt hàng được nhiều bên chung tay tiêu thụ sau khi bị ùn ứ do không xuất được cho thương lái nước ngoài.
Thay vì “giải cứu” nông sản ngắn hạn, Tiki cho biết, đang tập trung tạo kênh phân phối nông sản bền vững cho nông dân, hỗ trợ nông dân gia tăng thu nhập.
Nền tảng này thành lập một công ty con chuyên cung cấp các mặt hàng thực phẩm tươi sống và bách hoá tiêu dùng với dịch vụ giao hàng nhanh trong vòng 2 giờ. Các mặt hàng nông sản sẽ được phân phối qua kênh này.
Ông Bùi Tá Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Công thương TP.HCM nhận định việc giải cứu ngắn hạn các loại nông sản cho thấy sự quan tâm của các doanh nghiệp Việt trong việc chung tay với cơ quan nhà nước để khuyến khích tinh thần “người Việt dùng hàng Việt”, thúc đẩy giao thương nội địa. Ông mong muốn trong tương lai có thể cùng thương mại điện tử xây dựng nền tảng phân phối số bền vững cho người nông dân, bình ổn thị trường nông sản trong nước, tạo nên những ảnh hưởng tích cực với nền nông nghiệp nước nhà.
Nói với ICTnews trước đây, ông Nguyễn Ngọc Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam – cho hay, đặc thù của một số mặt hàng nông sản dễ hư, dễ bị dập trong quá trình vận chuyển, do đó sẽ gặp khó khăn trong việc giao hàng toàn quốc.
Như vậy, giải pháp giao hàng nhanh sẽ giúp nông sản ít bị hư hại hơn. Tuy vậy, để giao trong vòng 2 giờ, khoảng cách giữa nhà bán hoặc kho hàng tới khách mua sẽ không thể quá xa.
Bên cạnh nền tảng thương mại điện tử, các đơn vị giao hàng cũng đã tìm giải pháp cho nông dân, giúp đưa hàng hoá từ nơi cung ứng đến tận tay người tiêu dùng.
Video đang HOT
J&T Express hiện có dịch vụ vận chuyển dành riêng cho nông sản và đồ tươi sống, đồng thời hợp tác cùng UPOS – phần mềm bán hàng online và chốt đơn livestream.
Các hoạt động này đã hỗ trợ bà con nông dân và các hộ sản xuất nông nghiệp đơn giản hóa việc bán hàng, giải quyết bài toán về đầu ra tiêu thụ sản phẩm nhờ vào việc ứng dụng quy cách đóng gói và công nghệ hiện đại. Việc này cũng giúp đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử.
Để đẩy nhanh tốc độ giao hàng nông sản nói chung và các mặt hàng khác nói riêng, J&T Express cho hay cần có những trung tâm trung chuyển đạt tiêu chuẩn.
Công ty này đầu tư xây dựng trung tâm trung chuyển với diện tích 60.000 mét vuông, có khả năng xử lý tới hơn 2 triệu kiện hàng lớn nhỏ các loại, đủ đáp ứng nhu cầu mua sắm trong các đợt cao điểm, đồng thời rút ngắn thời gian giao hàng.
Cho đến hiện tại, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng việc tìm đầu ra cho nông sản trong dài hạn cần có doanh nghiệp lớn đứng ra thu mua, lập kế hoạch chiến lược để người nông dân trồng các loại nông sản chất lượng cao theo đúng yêu cầu các đơn hàng. Các nền tảng thương mại điện tử và công ty vận chuyển sẽ đóng vai trò lớn trong việc tiêu thụ nông sản ở thị trường nội địa lẫn bán hàng xuyên biên giới.
Xuất khẩu qua đường sắt, đường biển để trước Tết không còn ùn tắc cửa khẩu
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, hoàn toàn có thể xuất khẩu qua đường sắt, đường biển sang Trung Quốc.
Chiều 8/1, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành chủ trì Hội nghị với các bộ, ngành, địa phương về việc xử lý hàng hóa ùn tắc tại các cửa khẩu phía Bắc.
Đây là cuộc họp thứ 2 trong vòng 2 tuần qua về vấn đề này, với sự tham dự của một số bộ ngành, địa phương có cửa khẩu, có vùng sản xuất nông sản lớn.
Mở đầu cuộc họp, Phó Thủ tướng nêu thực trạng thời gian qua, các bộ ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng trong xử lý tình trạng ùn tắc hàng hóa ở cửa khẩu. Lượng xe ùn tắc tại các cửa khẩu đã giảm khá nhiều, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu, có nhiều xe đã phải đổ bỏ hàng hóa, gây thiệt hại lớn cho người sản xuất.
Vì vậy, các bộ, địa phương cần thảo luận giải pháp đưa ra thời gian qua đã đúng chưa; nếu đúng rồi thì tổ chức thực hiện đã nghiêm túc chưa?
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành
Giảm gần 2.500 xe chờ thông quan tại các cửa khẩu
Báo cáo tình hình, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Quốc Khánh cho biết, tính đến sáng 7/1/2022, tổng số lượng xe còn tồn tại các cửa khẩu là 3.609 xe, giảm khoảng 2.500 xe, trong đó tại tỉnh Lạng Sơn còn tồn 2.015 xe (giảm 2.189 xe), tại tỉnh Quảng Ninh còn tồn 1.260 xe (giảm 295 xe).
Số lượng xe giảm phần lớn là chuyển tiêu thụ nội địa nhưng cũng có một phần chuyển sang xuất khẩu chính ngạch qua cửa khẩu Hữu Nghị, một phần chuyển qua xuất khẩu theo đường biển.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh cho biết thêm, sau nhiều cuộc làm việc tích cực giữa các bộ ngành, địa phương của hai nước, tình hình đã được cải thiện hơn. Tỉnh Quảng Tây đã tiến hành đánh giá tình hình thực tế công tác phòng, chống dịch tại từng cửa khẩu để khôi phục hoạt động thông quan.
"Hiện nay, trên tuyến biên giới phía Bắc đã có 10 cửa khẩu, lối mở hoạt động, trong đó, cửa khẩu quốc tế đang hoạt động là 4/7 cửa khẩu là Cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), Ga quốc tế đường sắt Đồng Đăng (Lạng Sơn); Ga quốc tế đường sắt Lào Cai, cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành (Lào Cai); cửa khẩu chính đang hoạt động là 4/6 cửa khẩu; cửa khẩu phụ đang hoạt động là 2/21; các lối mở/điểm thông quan vẫn đang tạm thời đóng", ông Khánh thông tin.
Tuy nhiên, dù các tỉnh biên giới đã liên tục khuyến cáo nhưng rải rác vẫn còn tình trạng tiếp tục đưa nông sản (chủ yếu là dưa hấu) lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn), trung bình khoảng 10 xe/ngày. Hoạt động xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới phía Bắc vẫn còn có thể rủi ro, khó khăn phát sinh trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Thanh Nam báo cáo, Bộ vừa tổ chức một hội nghị trực tuyến về tiêu thụ nông sản, tại đó, nhiều doanh nghiệp, nhà máy chế biến lên tiếng sẵn sàng thu mua nông sản ùn tắc tại biên giới. Thời gian qua, nhiều xe container đã quay lại, đưa hàng vào các nhà máy.
"Phía Mỹ vừa có thông báo trong 60 ngày tới sẽ chính thức cho xuất khẩu quả bưởi vào Mỹ. Sau quả bưởi, các cơ quan chức năng của Mỹ sẽ tiếp tục xem xét nhập khẩu quả dứa", ông Nam báo cáo thêm.
Nỗ lực để xuất khẩu chính ngạch bằng đường biển, đường sắt
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, dự kiến vào ngày 12/1, Bộ NN&PTNT sẽ tổ chức cuộc làm việc với các hiệp hội, doanh nghiệp chủ lực để xuất khẩu thanh long sang Trung Quốc bằng đường biển. Hiện nhiều doanh nghiệp tại Bình Thuận, Long An và Tiền Giang đã đồng ý xuất khẩu qua đường biển.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông khẳng định, hoàn toàn có thể xuất khẩu qua đường sắt, đường biển sang Trung Quốc, riêng đường sắt, có thể chuyên chở 80 container hàng hóa mỗi ngày vào thị trường này. Tuy nhiên, phải là xuất chính ngạch, có hồ sơ đầy đủ.
Theo ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, việc chuyển đổi từ đường bộ, sang đường thủy, đường sắt phụ thuộc vào tiêu chuẩn, nguồn gốc truy xuất, thủ tục giấy tờ.
"Hàng xuất đường tiểu ngạch chỉ cần mở tờ khai và có giấy phép biên mậu, trong khi hàng chính ngạch cần nhiều tiêu chuẩn, thủ tục, giấy tờ nên ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí", ông Trung nói.
Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam cũng khẳng định, nếu doanh nghiệp xuất hàng có thể đáp ứng thủ tục, muốn chuyển từ đường bộ sang đường biển, Tổng công ty Hàng hải và các doanh nghiệp logistics sẵn sàng điều chuyển tàu đi chuyến quốc tế đưa về Quảng Ninh, Hải Phòng để chuyển hàng nông sản sang Trung Quốc. Các doanh nghiệp vận tải biển cũng sẵn sàng giảm giá vận chuyển, logistics, hỗ trợ chuyển phương thức vận tải, bao gói, container...
Phải làm bài bản, có giải pháp căn cơ, từ gốc
Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ, Chính phủ đã có chỉ đạo từ sớm về vấn đề tiêu thụ nông sản, nhất là việc xuất khẩu qua cửa khẩu biên giới.
"Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã cố gắng, kết quả tuy chưa được như mong muốn là hạn chế hoàn toàn việc ùn tắc nhưng cũng khá tích cực", Phó Thủ tướng nói.
Hiện số lượng xe về cửa khẩu đã giảm bớt, nhiều xe đã quay lại tiêu thụ trong nội địa, một số cửa khẩu đã mở trở lại, thời gian thông quan đã tăng. Lượng xe thông quan đạt 100 xe/ngày (10 ngày trước là 80 xe/ngày).
Tuy nhiên, số lượng xe ùn tắc tại các cửa khẩu còn lớn. Đặc biệt, hiện vẫn còn tình trạng xe ở các địa phương di chuyển về các cửa khẩu biên giới.
Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng nêu rõ, cần tập trung cao để hỗ trợ cho bà con nông dân, hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các cơ chế, cách thức điều hành, để làm sao không còn tồn đọng xe, hạn chế tối đa thiệt hại.
"Phải có giải pháp đúng, phù hợp, căn cơ, từ gốc, cả trước mắt và lâu dài", Phó Thủ tướng nhấn mạnh và giao các Bộ: Công Thương, NN&PTNT, Ngoại giao, Tài chính, ngành Hải quan, lãnh đạo các địa phương biên giới tiếp tục có các cuộc làm việc với các cơ quan chức năng, các địa phương của Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho thông quan hàng hoá đang ùn tắc tại cửa khẩu, làm sao tăng thời gian thông quan, số lượng cửa khẩu hoạt động.
Bộ Y tế có hướng dẫn cụ thể, tăng cường cho các địa phương về phòng, chống dịch Covid-19, bao gồm cả trang thiết bị và nhân lực.
Các địa phương biên giới nắm chắc tình hình để điều phối xe, tránh tình trạng xe hàng dồn ứ về cửa khẩu biên giới.
Phó Thủ tướng đề nghị, Bộ NN&PTNT tiếp tục làm việc, phối hợp chặt chẽ với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp để đẩy mạnh chế biến nông sản. Bộ Công thương tích cực triển khai các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh phân phối và tiêu thụ trong nước, đặc biệt là qua hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, chợ truyền thống.
Các bộ, ngành, trong đó có ngành đường sắt, hàng hải nghiên cứu, có các giải pháp phục vụ việc đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch, hạn chế xuất khẩu tiểu ngạch.
Về các giải pháp lâu dài, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương xây dựng chương trình, kế hoạch tổng thể từ khâu quy hoạch, kế hoạch sản xuất, tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn chất lượng, mẫu mã, truy xuất nguồn gốc; nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ logistics; xác định rõ các thị trường tiêu thụ, để bảo đảm hàng hóa nông nghiệp đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạch.
"Phải làm bài bản, căn cơ để chuyển từ xuất khẩu tiểu ngạch là chủ yếu sang xuất khẩu chính ngạch", Phó Thủ tướng chỉ đạo.
Nhấn mạnh việc phối hợp chặt chẽ với cơ quan hữu quan của bạn để đẩy nhanh tốc độ thông quan, đồng thời hạn chế đưa xe hàng về cửa khẩu biên giới, Phó Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các bộ, ngành, địa phương phấn đấu trước Tết Nguyên đán không còn tình trạng xe tồn đọng tại các cửa khẩu.
Đa dạng thị trường để giải bài toán tiêu thụ thanh long Một lượng lớn thanh long vào vụ thu hoạch nhưng không có đầu ra do các cửa khẩu sang Trung Quốc đang bị đóng khiến nhiều địa phương như Bình Thuận, Long An, Tiền Giang chưa biết xoay sở ra sao. Các chuyên gia cho rằng, sản xuất, tiêu thụ thanh long không chỉ là vấn đề trước mắt mà cần có kế...