Thương lắm Na Cô Sa!

Theo dõi VGT trên

Ở cuối trời Tây Bắc, xã Na Cô Sa, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) từng gắn với nghèo nàn, thất học. Ở đó từng có những giáo viên “bán” tuổ.i thanh xuân để “mua” nụ cười con trẻ.

Ngày Tết cận kề, nhiều nơi, giáo viên lại nơm nớp âu lo làm sao có thể “níu chân” học sinh sau Tết. Còn ở Na Cô Sa thì đã qua rồi những năm tháng ấy bởi họ có tình yêu thương con trẻ đến cháy bỏng.

Thương lắm Na Cô Sa! - Hình 1

Nhiều trò chơi được tổ chức kéo dài đến rằm tháng Giêng (ngoài giờ học tập) như cách đưa học sinh đến lớp

Rộn ràng ngày xuân…

Cuối năm, trời Tây Bắc lành lạnh, pha chút nắng vàng, xã Na Cô Sa “khoác” lên mình “bộ váy áo” mới đón xuân. Thay vì những nếp nhà gỗ đơn sơ, ọp ẹp, những dãy nhà lớp học “run rẩy” chực chờ đổ trong cơn mưa là những ngôi nhà gỗ khang trang, là ngôi trường học kiên cố, vững trãi, sừng sững giữa núi rừng.

Thầy giáo Nguyễn Văn Quân, Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học Na Cô Sa cầm micro ra giữa sân trường chỉ đạo các khối lớp tổ chức hoạt động trải nghiệm. Mấy năm nay, mỗi độ Tết đến, Xuân về các thầy cô giáo ở đây cũng đỡ vất vả hơn trước.

Nếu như trước kia, cứ đến độ giáp Tết, thầy cô lội suối, trèo đèo vất vả đến các bản làng xa xôi để gọi học sinh (HS). Nói mãi, vận động mãi, tuyên truyền mãi cũng thế mà thôi. Hết gọi phụ huynh, rồi nhờ trưởng bản, già làng, người có uy tín.

Cũng có khi biên bản làm việc với cấp ủy, chính quyền cam kết tỷ lệ học sinh ra lớp phải đảm bảo liên tục kí, song cũng chẳng ăn thua. HS vẫn cứ nghỉ Tết sớm và dài hơn cả thầy cô.

“Từ thực tế trên, chúng tôi suy nghĩ làm thế nào có thể giữ được HS ở lại trường trước và sau đợt Tết. Được sự nhất trí của lãnh đạo Phòng GD&ĐT, sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương và phụ huynh HS, chúng tôi đã mạnh dạn tổ chức Tết cho học trò trước ngày nghỉ Tết.

Thực phẩm do phụ huynh quyên tặng. Thầy cô và cả phụ huynh thì đóng góp sức người để hướng dẫn các cháu làm bánh trưng, bánh dày, bánh trôi… Tổ chức thi xem lớp nào làm tốt hơn, đẹp hơn để rồi trao giả.i thưởn.g nhằm khuyến khích và gắn kết các em”, thầy giáo Nguyễn Văn Quân hồ hởi nói.

Cả một tuần nay, Trường Tiểu học Na Cô Sa luôn rộn rã tiếng nói cười, nô đùa của đám trẻ người dân tộc Mông. Bọn trẻ vui mừng lắm bởi được nhà trường tổ chức Tết sớm.

Hôm chính “Hội”, đứa nào, đứa ấy đều hớn hở xắn tay vào cùng thầy cô chuẩn bị. Đứa xung phong lên rừng kiếm củi, có đứa lại hăng hái đi lấy lá dong. Gạo, thịt thì bố mẹ các em đã chuẩn bị sẵn để làm nguyên liệu.

Mấy cô giáo trẻ đi xe xuống trung tâm xã để nhờ xay bột, mua đường phên để làm bánh trôi nước. Còn những người ở lại thì quán xuyến việc “khánh tiết”. Cứ thế, chẳng ai bảo ai, mỗi người đều ý thức công việc của mình để ngày Tết sớm được diễn ra tươi vui và tràn đầy ý nghĩa.

Thương lắm Na Cô Sa! - Hình 2

Học sinh vùng cao háo hức làm bánh và nghe thầy cô giới thiệu về nguồn gốc

Bằng cả trái tim…

Tổ chức Tết sớm cho HS trước kỳ nghỉ kéo dài thì thầy cô trong trường đỡ vất vả. Họ sẽ có nhiều thời gian sum vầy bên gia đình, người thân bởi nhiều người từ nơi xa đến cuối trời Tây Bắc đem khát khao dạy chữ và tình yêu con trẻ “gieo” tại đất này. Thế nhưng, vượt qua tất cả, họ nhận phần thiệt thòi về bản thân, để tương lai con trẻ được sáng hơn.

“Tôi thấy các thầy, cô giáo ở đây họ đã dành trọn tình cảm của mình dành cho các cháu. Họ chẳng nề hà gì cả đâu, miễn sao các em đến trường, đến lớp đủ đầy. Trước và sau Tết chúng tôi đều có những hoạt động trải nghiệm tập thể để các em tự đến trường, thay vì phải lặn lội lên các bản hẻo lánh để vận động như trước kia.”

Thầy Nguyễn Văn Quân

Trường Tiểu học Na Cô Sa có 5 khối lớp với gần 800 HS, trong đó đến 99% là con em đồng bào dân tộc thiểu số. Các khối từ lớp 3 – 5 học tập trung tại điểm trường chính, các khối còn lại học ở 11 điểm bản lẻ vì núi rừng cách trở, các em còn quá nhỏ, chưa thể tự lập.

Video đang HOT

Những năm trước, các em có biết thế nào là ngày Tết đâu. Chỉ biết rằng bản thân được nghỉ học, người lớn ở nhà uống rượu ngày qua ngày. Cứ thế Tết của đồng bào có khi kéo dài đến hết tháng Giêng. Đa số tr.ẻ e.m chỉ co ro trong manh áo cộc, đứng trên đỉnh ngọn đồi cao để xem người lớn ném pao, ném còn.

Ngày lên lớp, nhiều bạn “láu lỉnh” lí do này nọ để được thầy cô cho ra khỏi lớp để lén “chuồn” về nhà chơi. Thầy cô lại phải lên bản tìm.

“Ở Nậm Pồ, các đơn vị trường học tại xã Na Cô Sa là những người tiên phong trong tổ chức Tết cho HS. Tôi thấy mô hình này rất hiệu quả bởi từ các hoạt động tập thể, trải nghiệm, các em đã có sân chơi bổ ích.

Qua đó nhà trường đã gắn kết được HS các khối qua các phần thi như: Thi bánh chưng “khổng lồ”, thi gói bánh đẹp, thi văn nghệ, ném còn… Bây giờ thì chẳng còn phải đi gọi HS đến lớp nữa. Trước và sau Tết, bố mẹ có giữ ở nhà thì các em vẫn cứ đến trường”, thầy Nguyễn Xuân Thuận, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nậm Pồ phấn khởi cho biết.

Sau mỗi kỳ nghỉ dài, các thầy cô một phương, người Thái Bình, người Hưng Yên, Hòa Bình, Hải Dương… lại “tay xách, nách mang” tha đồ (bánh, kẹo, nước ngọt) mọi miền về trường. Cả thầy Quân hiệu trưởng cũng không ngoại lệ.

Thầy đi xe máy từ Thái Bình lên trường sớm thay vì phải đi xe ca để mang vác được nhiều đồ hơn lên cho HS. Mỗi người một ba lô nặng trĩu, tha vác lên trường để “ngày hội” được tươm tất hơn.

Thầy Quân còn nhớ như in Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017, cô Bùi Thị Huệ ở Hòa Bình, cô Nguyễn Thị Tuyết ở Hưng Yên phần vì không thể bắt được xe khách kịp trở lại trường, phần vì mang nhiều bánh kẹo nên nhà xe không nhận chở. Hai cô đã điện về trường, vừa nói vừa khóc vì không mang bánh kẹo lên kịp để tổ chức các trò chơi “vui xuân trúng thưởng” miễn phí cho HS.

Những thầy cô giáo ở Na Cô Sa xứng đáng được tôn vinh bởi đã dành trọn trái tim cho HS nơi địa đầu Tổ quốc.

Ngọc Tuấn

Theo giaoducthoidai

Huyền thoại bên phá Tam Giang

Ai có thương em xin lau đi giọt lệ/ Thắp cho đời em chút nắng/ Cho phá Tam Giang gió yên sóng lặng/ Thôi không còn đưa đón những kiếp người.

Mặt đầm âm âm gợn sóng, lang bang lời ru con của Trang, miên man đêm. Cuối góc thuyền, Thu, chồng Trang vẫn ngồi cúi rụp, mặt úp vào gối, tóc giấu vào tay, lâu lâu ngửa cổ bắ.n thuốc lào òng ọc, rồi xùm xụp gà gật.

Huyền thoại bên phá Tam Giang - Hình 1

Ngày lại ngày, cuộc sống của đôi vợ chồng làng Rồng bên bờ phá Tam Giang vẫn trôi đi bằng những khắc khoải đìu hiu thế! Hai mươi năm trước, người vợ ấy đã "nhặt" được người chồng ấy trong trận đại hồng thủy 1999 cuốn phăng cả làng Hòa Duân ra biển.

Cha mẹ, vợ con, anh em, cháu chắt, tổng cộng 12 người gia đình anh Thu trong số 352 người trên phá ra đi vĩnh viễn. "Hà Bá" đã bỏ sót lại Thu. Độ đó, Trang "nhặt" được anh trong ngổn ngang xá.c ngườ.i, quan tài chất đống trước cổng Bia Quốc học. Và họ vá đời vào nhau để khoác lên tấm áo hồi sinh, dẫu rằng cơ nhỡ.

24 năm xóa đói giảm nghèo, từ dạo đất nước bước vào đổi mới, cơn lũ 1999 đó khiến " Huế không còn gì để xóa nữa", nguyên Bí thư Tỉnh ủy Ngô Yên Thi than vậy.

Nay, hơn tám nghìn ngày trôi qua, đau thương thuở nào vẫn hiển hiện, đâu đó hàng năm, hàng tháng, thiên tai như đong đếm định kỳ, mỗi năm mỗi lần lũ đến lũ đi, hệ luỵ trước chồng lên hệ lụy sau, không dứt. Và chớp mắt thời gian, những cuộc tồn sinh vá víu vào nhau tựa cuộc hành trình bất biến không tới đích. Đời chìm!

Cát bụi và khăn tang

Bờ bãi hạ lưu sông Bồ nối dài vào làng Thảo Long là con đường không có... đường. Một khoảng hun hút mênh mông bùn cát lô nhô, lỗ chỗ, ngơm ngam xác chuột. Gió thông thống, vẩn lên mùi xú uế. Xa xa, lom khom lít nhít người bóng đổ lòng khòng bòn mót những phế phẩm của thiên tai.

Vào làng, lác đác người, nhà nhà toang hoác, liêu xiêu kèo cột, "mái bằng". Trong lưa thưa mưa, thinh gian lám nhám xám, ẩm ướt, chỉ thi thoảng, những tiếng kêu than tang tóc gợn lên làm bớt đi phần nào vẻ thê lương tịch mịch của đất trời. Tôi đã chìm vào cảnh đó sau hơn hai tháng trời mưa lũ bão lốc trùm lên Huế, từ tháng 9 đến tháng 10 vừa qua. Dân tình ly tán, người người lo sợ, láng máng nghĩ tới trận đại hồng thủy 1999 đương tái hiện.

Bữa ấy, gần 30 nghìn ngôi nhà trên phá chìm trong biển nước, những cái chế.t dần lan làng trên xóm dưới, dọc triền Ô Lâu ra tận cửa sông Hương. Hạ lưu ồ ạt đón từng bầu lưu thủy gầm gào tựa hổ rống, 5 cửa xả từ thượng nguồn của thủy điện Bình Điền đổ về.

Tối tháng 9, mưa dày, chúng tôi cùng đoàn cán bộ huyện Phong Điền ngủ lại xã Phong Hòa. Mười hai giờ đêm, nhận điện, nước lên gần 0,5m, thêm 1 người chế.t và 1 người mất tích.

Vậy là khăn gói tất tưởi ra trụ sở, ngơm ngam cán bộ lãnh đạo các địa phương đã tề tựu, quần xắn móng lợn, lên phương án 5 tại chỗ để cứu dân! Nhà nhà hỏa tốc, người người cùng mèo chó, lợn gà vùng vẫy bơi trong nước. Đêm nhộn nhạo măng xông, ngộn ngộn tối sáng, những số phận bị vũ trụ xoay vần tựa con rối trong vòng xoáy cuộc đời.

Bão qua đi, những hỉ nộ bi thương đó còn cơ hồ trùm ám găm vào trí nghĩ tôi. Thiệt hại, báo đài nói đã nhiều, nhưng ít ai để ý, đó là một cơn lũ "kỳ lạ", lặp lại sau hai thập niên, cũng dịp trung tuần tháng. Những ngày ở Hương Phong, anh Nguyễn Hiệp - kẻ về từ "tâm bão", kể: "Vào 6 giờ tối, nước lên khoảng 1 giờ/10 cm.

Trưa hôm sau, nước lên nhanh. Không thấy mưa gió gì nhiều mà nước lên chóng mặt. Kinh nghiệm dân gian cho thấy chỉ có mưa to đến rất to cộng với nước đầu nguồn lớn thì lũ mới lên nhanh trong một khoảng thời gian ngắn được.

Còn nếu không mưa thì chắc chắn lượng nước đầu nguồn phải đổ về cực lớn mới gây ra được tình trạng trên. Đặc biệt, chỉ sau một đêm, 25.000 hộ dân trong TP Huế đã bị ngập hoàn toàn do nước sông Hương tràn bờ trong khi rất ít mưa. Không biết chuyện gì đang xảy ra".

Tinh mơ hôm sau, trên cồn đê Hương Phong, trong lũ, xuất hiện một đám tang độ chục người đưa tiễn!

Bi hùng và đời thường

Đầu tháng 11, về lại Tam Giang, nước lại một màu ngăn ngắt. Liên - cô gái trí thức nhất làng chài Thuận An, dẫn tôi qua Tây Linh, thăm gia đình chị Thúy. Căn nhà sơ sài, đa số các căn nhà ở Tây Linh như một phần thiên tai cướp đi, một phần vì "thiên tai định kỳ" nên chẳng ai dám sắm sửa.

Ở vậy, đời này sang đời khác. Hai thập niên trước, anh Thảnh, chồng chị ra đi theo cơn đại hồng thủy, bỏ lại người vợ trẻ và hai đứa con thơ. Đằng đẵng thời gian, nỗi đau ấy vẫn chưa nguôi ngoai, cứ mỗi độ lũ về, chị lại thêm quặn lòng. Anh ấy là người hùng của làng chài Thuận Lộc này. Trong ráng chiều ối đỏ, từng đọt nắng xuyên qua vách liếp, trên ban thờ, di ảnh khói hương nghi ngút, buồn. Nhìn vào đâu cũng thấy buồn.

Chỉ góc tường là bớt vẻ đìu hiu, nơi đó có những tấm bằng khen của lãnh đạo Nhà nước và tỉnh nhà biểu dương tấm gương Hoàng Đình Thảnh quên mình cứu người trong lũ. Năm đó, với chiếc ghe đơn sơ, anh Thảnh chèo đến từng nhà chở người đi tránh lũ. Nhà nào ở chỗ thấp, người già, trẻ con thì anh ưu tiên chở trước.

Từ sáng sớm đến trưa, người đàn ông 42 tuổ.i ấy vật lộn giữa biển nước đầy gió xoáy. Đầu giờ chiều, anh mới trở về nhà, ăn vội miếng cơm rồi chèo ghe đưa mẹ vợ và hai con đi tránh lũ. Chỉ còn 100m nữa là đến chùa Tây Linh thì chiếc ghe bị lật nhào vì nước chảy xiết. Bốn người giữa biển nước. Mẹ vợ và hai con anh bị nước cuốn ra xa, anh cố bơi đến cứu cho đến khi không bơi được nữa...!

Đôi mắt chị Thúy đăm đăm, ầng ậc, không khóc nổi. Chị đã vắt cạn nước mắt qua tám ngàn ngày. Và qua tám ngàn ngày, nếu gom được, có lẽ nước mắt của hàng nghìn ngư dân phá Tam Giang này sẽ cuồn cuộn rên xiết chẳng kém dòng sông Bồ mỗi mùa lũ dữ.

Chính xác là tám ngàn không trăm ba mươi ngày qua, Huế gánh chịu hơn 10 cơn lũ lớn, lũ không đếm được. Hàng nghìn người và nhà cửa đã chìm xuống biển sâu, thiệt hại tang thương không tài nào kể xiết. Mỗi năm, Huế lại có thêm nhiều làng tái định cư. Nếu làm thống kê số liệu này, chắc hẳn, Huế có nhiều khu tái định cư nhất nước, chưa kể ở dạng... tiềm năng.

Nguyên nhân không chỉ có thiên tai!

Trước, đại hồng thủy 1999, nhờ eo Hò Duân bị vỡ, nước lũ thoát nhanh ra biển mà mấy chục vạn người được cứu sống, nếu không nước còn dâng cao đ.e dọ.a đến tận Quảng Bình, Quảng Trị. Cửa Hòa Duân vỡ là do tức nước vỡ bờ, chứ không phải là sự vận động của biển. Cũng như thế kỷ mười bảy, Nội tán Nguyễn Khoa Đăng đã lưu thông dòng chảy ở Bàu Ngược.

Nhắc chuyện xưa để ngẫm chuyện nay! Ấy là trị thủy!

Huyền thoại bên phá Tam Giang - Hình 2

Đời cõi âm và đời cõi dương

"Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới/ Nước bao vây cách biển nửa ngày sông/ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng/ Dân trai tráng bơi thuyền đi đán.h cá". Tôi nhớ cảnh ấy, người ấy ở cái làng chài Hải Bình (Phú Vang), sao mà giống Quê hương của cụ Tế Hanh thế. Giờ, chuyện xưa đã xưa, vật đổi sao dời.

Không giống làng, không giống nghĩa địa, nhưng có người, có nhà cửa và có mồ mả, nhiều mộ, cùng tồn sinh. Không đường giao thông, không điện, không nước, không công trình vệ sinh, không y tế. Mười mấy năm nay, "cuộc sống 5 không" này đã đeo đẳng, trùm ám lên thị trấn Thuận An, chưa biết khi nào mới dứt!

"Đường chạy vòng quanh, một vòng tiều tuỵ". Quả thế! Cái "vòng tiều tụy" ấy dành cho "đời cõi dương". Còn, "đời cõi âm" thì sang lắm! Bởi, nhà có "của ăn của để" mới xây mộ, xây lăng. Xây càng to càng thể hiện người có vai có vế.

Xã hội "âm ti" càng ngày càng lớn, "trần gian" lại càng hẹp đi. Ấy là diện tích. Còn "dương thế" vẫn nảy nở sinh sôi thế và hơn thế, đông dần đều. Nay, "đời âm" lọt thỏm giữa "đời dương", phình to, người chế.t đã "đè" lên người sống, người sống như hàng rào vô thực, ôm riết lấy người chế.t, mỏng manh, qua năm qua tháng.

Chiều đó, "quần nát" cồn Cư Chánh, qua cửa biển Hòa Duân, lũ rút. Gọi là cửa biển, nhưng kỳ thực nơi đây đã trở thành bãi tắm hoang sơ, lều quán lác đác. Hai năm sau trận đại hồng thủy, Thừa Thiên - Huế ra quyết sách lấp bồi vùng phế tích này, "dọn chỗ" cho du lịch.

Ngớt nước, mưa tan, đại dương mênh mông, đỏ quạch, thi thoảng từng đợt lưu thủy sủi tăm ùng ục, gió tịnh nhưng miên man dòng xoáy. Liên dẫn tôi vào nhà chị Hằng ở An Hải, con bà cô với Liên. Gia đình Hằng định cư dọc biển Thuận An ngót nghét hai mươi năm, ngày ngày, chồng đi biển, vợ trồng trọt canh tác.

"Giờ, chồng vẫn đi biển, đặng bữa đực bữa cái, còn tui thì thất nghiệp, chỉ ngồi trông con thôi. Cả xóm ni bị "kẹp" giữa lăng mộ, đất làm sân cũng không có, nói chi đất trồng cây, cấy hái", chị Hằng nói. Khuôn mặt nhầu nhĩ khuất trong mớ tóc rối bù, từng ngón tay sù sì, đen sạm cứ bới bới lên cái đầu cũng rối bù của đứa con gái, ngày lại ngày, chị không biết làm gì hơn, đứ.a b.é ngồi trong lòng mẹ thả đôi mắt tha thẩn vào không gian tím thẫm, tôi chợt nghĩ, rồi mai này, cuộc đời nó sẽ ra sao.

Năm này qua năm khác, phần lớn tr.ẻ e.m ở Phú Vang cứ lớn lên như thế, lớn lên trong sự hỗ trợ của Nhà nước, trong sự thất học, trong những ngày nắng nhặt rác cào ngao ven biển Thuận An, chỉ có cát trắng và hoa long chong bay mù trời.

Việc người chế.t "lấn" đất người sống, nay chính quyền cũng... "bó tay". Đất của họ, có tiề.n thì họ xây, họ xây để tâm linh được thảnh thơi, vì thương ông bà tổ tiên sống khổ cả đời, nay mới có cơ hội báo hiếu.

Tối nhọ mặt, những bóng người nghiêng ngả lẩn khuất, ẩn hiện sau những ngôi mộ, sau những túp lều gió xé trống hoác, tranh liếp lang bang, ngư dân từ biển về. Xa xa, tiếng quạ rin rít trên gò mối hay bức tường lạnh lẽo. Mưa lây phây.

Một cán bộ Phòng Nông nghiệp thị trấn hàn huyên với tôi, khuôn mặt đăm đăm: "Nguyên nhân đất ở, đất nông nghiệp ngày một thu hẹp là do xây dựng nghĩa trang, chiếm diện tích quá lớn. Hơn nữa, nhiều cặp vợ chồng trẻ sau khi cưới xong, nghèo khó lại không có đất ở nên phải "kéo" nhau ra các khu lăng mộ để sinh sống. Đặc biệt, những người nhiều tiề.n thi nhau xây mộ gió để "xí phần", xây mộ cho người... chưa chế.t".

Tôi từng qua rất nhiều vùng đất, xứ sở mà nạn nghèo đói, thất học, môi trường hoành hành, nhưng ở đó, những số phận dù đòng đưa, dù có lâm "bước đường cùng", họ vẫn cố tìm được "đầu ra". Còn ở Tam Giang, con người đã cố lắm, kiệt lực và kiệt trí, song đời họ vẫn kiệt quệ.

Như cái vòng luẩn quẩn, thế hệ nọ nối tiếp thế hệ kia, lặp đi lặp lại, phải gánh chịu những cảnh ấy, phải mưu sinh bằng những việc ấy, một cuộc đời như mọi cuộc đời.

"Trẻ lao động sớm là trăn trở của địa phương. Để hạn chế tình trạng trẻ bỏ học, Tổ chức Quỹ Tr.ẻ e.m Rồng Xanh (Australia) đã hỗ trợ xây nhà kiên cố và kinh phí học tập hàng tháng cho một số em. Có những trường hợp, các em được Hội Chữ thập đỏ tỉnh phối hợp Tổ chức Rồng Xanh đưa về từ "Khu công nghiệp tr.ẻ e.m".

Nhưng, con số này chỉ như muối bỏ bể so với thực trạng, Phó Chủ tịch thị trấn Thuận An Nguyễn Văn Giàu bày tỏ. Giữa những ngày bão lốc, nghe kể chuyện về kế tồn sinh ở đầm phá lại càng não nề hơn.

...Ngoài chòm, chó sủa ong óc. Đôi ba nhà đã lên đèn. Những ngôi mộ và những chái liếp nhòa vào nhau. Đường sơn thủy mịt mùng trong sương. Thị trấn yên tĩnh đong đầy cái vỏ bọc ngút ngát cô liêu.

Đâu đó, lác đác mớ âm thanh sóng xô vào ghềnh đá. Trong nhà chị Hằng, bữa ấy, ánh sáng tươm tất, mâm cơm tươm tất, từ đầu năm, gia đình mới được "một bữa no". Hồi sáng, vào thăm chị, Liên và tôi ghé chợ Sịa mua được mấy miếng ba chỉ, mấy đọt tép suối, chỉ mất mấy chục nghìn đồng!

Trưa hôm sau, chang chang nắng. Lâu lắm, thị trấn mới có nắng, nắng trong mưa bụi, thứ nắng đìu hiu càng làm không gian âm dương hỗn độn thêm cô quạnh, tẻ nhạt. Bên những lăng mộ lô nhô, lốc nhốc thấp cao, vài đứ.a tr.ẻ tóc vàng tựa lông bò, không quần, áo cũn cỡn quăn tít đến nách đương chơi trò ú tim.

Khuôn viên tâm linh ấy là nơi chúng nô đùa từ nhỏ, như tuổ.i thơ của cha mẹ chúng cũng từng trôi qua thế. "Phải lại gần mới thấy, đứ.a b.é nào ở Thuận An này cũng có mùi đặc trưng, nồng nồng, khen khét, vì lâu không tắm, không tắm không phải lười, vì không có nước", Liên đằng hắng. Mà chẳng riêng trẻ con, người lớn cũng rứa!

Định cư cùng nghĩa địa, làm sao có nước sạch để dùng. Nước có màu vàng, đen kìn, thoang thoảng hôi tanh, giếng khoan. Ngày ngày, người người "xóm âm dương" ấy phải đi gánh nước cách gần cây số, về nấu ăn. Còn tắm giặt thì "nhắm mắt làm liều". Vậy là cơ man bệnh tật ập đến. Không y tế nên "thả nổi". Đời xưa thế, đời nay cũng đành thế!

...Ban mai lòa nhòa quấn lấy những bóng thuyền cập bến. Đầu làng, có cô bé Làng Rồng lui cui đọc sách bên rổ cá, cha vừa đem về từ biển. Cô bé được Nhà nước hỗ trợ cái chữ ấy, mai này, liệu đời cô có phải được Nhà nước tiếp tục hỗ trợ như bao cuộc đời khác nữa không? Dẫu sao, ánh mắt ấy, tiếng nói ấy cũng khiến tôi gom được chút niềm vui duy nhất trong đoản khúc tám ngàn ngày day dứt!

Thiệu Khang

Theo giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cô giáo xin ủng hộ tiề.n mua máy tính: "Tôi không dỗi phụ huynh"
15:14:14 30/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng xuất hiện, ủng hộ 10 tỷ đồng giúp đỡ đồng bào lũ lụt
20:10:46 29/09/2024
Bão Krathon mạnh cấp 15, sẽ đi vào Biển Đông?
13:33:26 30/09/2024
Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã sống một cuộc đời thanh bạch, cao đẹp
07:46:25 29/09/2024
Yêu cầu xử lý nghiêm vụ cô giáo xin phụ huynh tiề.n mua laptop
07:51:52 29/09/2024
Lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang khiến 5 người chế.t và mất tích
18:08:30 29/09/2024
Bão Krathon có khả năng đi vào Biển Đông trong 24 giờ tới
18:14:21 30/09/2024
Sạt lở ở Hà Giang: Tạm dừng tìm kiếm các nạ.n nhâ.n mất tích
07:04:15 30/09/2024

Tin đang nóng

Cô giáo xin ủng hộ laptop: "Chỉ những phụ huynh hiểu chuyện, có ăn học mới thích tôi thôi"
18:41:04 30/09/2024
Một mỹ nhân điện ảnh: Từng được Chánh Tín tán tỉnh, 74 tuổ.i vẫn có người theo đuổi
20:46:10 30/09/2024
Tại sao phát ngôn bỏ học của Negav trở thành chuỗi khủng hoảng lan rộng?
22:13:22 30/09/2024
Tóm dính cặp đôi Vbiz "phim giả tình thật" hẹn hò ở nước ngoài, để lộ bằng chứng khó chối cãi
17:35:45 30/09/2024
Hiệu trưởng đã ra quyết định với giáo viên "xin hỗ trợ cái laptop"
23:13:58 30/09/2024
Negav phốt chồng phốt: Bị đào lại loạt status thô tục chấn động, đăng ảnh tr.ẻ e.m trong group bàn chuyện nhạy cảm
19:45:25 30/09/2024
Dàn sao Việt "bóc" Lý Quý Khánh
19:57:45 30/09/2024
"Nữ hoàng nộ.i y" Ngọc Trinh trở lại, khoe dáng bốc lửa hút 13 triệu lượt xem
21:35:59 30/09/2024

Tin mới nhất

Nguy cơ sạt lở ở miền núi Quảng Trị đ.e dọ.a cuộc sống người dân

18:22:54 30/09/2024
Các địa phương tăng cường theo dõi diễn biến mưa lũ, cung cấp thường xuyên thông tin cảnh báo, dự báo và chỉ đạo, hướng dẫn người dân chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với nguy cơ trượt, lở đất, đá.

Tìm kiếm người đàn ông mất tích khi chèo thuyền qua sông Lấp

18:17:38 30/09/2024
Trong lúc hai vợ chồng đang chèo thuyền đến giữa sông, ông N có biểu hiện co giật nên bất ngờ bị ngã xuống sông và bị nước cuốn trôi mất tích.

Vụ sạt lở nghiêm trọng tại Hà Giang: Gấp rút cứu người và thông tuyến giao thông

18:10:03 30/09/2024
Ông Phùng Viết Vinh, Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết: Huyện đã hỗ trợ tiề.n cho các gia đình có người thiệ.t mạn.g, mất tích và bị thương do sạt lở đất.

Giải cứu an toàn hai du khách đi lạc trên đỉnh Langbiang

17:30:42 30/09/2024
Trong quá trình tham gia tìm kiếm người bị nạn, anh Krasan Sroan thuộc Đội an ninh của Khu du lịch Langbiang bị trượt ngã chấn thương, được lực lượng cứu nạn, cứu hộ đưa đến nơi an toàn.

Rãnh áp thấp nối với bão Krathon gây mưa giông trên Biển Đông, sóng cao tới 6m

10:50:57 30/09/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay (30/9) có rãnh áp thấp có trục ở khoảng 19-22 độ vĩ Bắc nối với cơn bão Krathon lúc 7h có vị trí ở vào khoảng 20,2 độ Vĩ Bắc, 122,1 độ Kinh Đông.

Cẩu xe khách và nhiều ô tô khỏi hiện trường vụ sạt lở ở Hà Giang

10:37:35 30/09/2024
Lực lượng chức năng đã huy động cần cẩu cỡ lớn để đưa xe khách và nhiều ô tô, xe máy ra khỏi hiện trường vụ sạt lở tại xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang.

Tài xế xe khách ở Hà Giang kể phút bất lực khi nhìn quả đồi 'đán.h úp'

10:21:38 30/09/2024
Anh Vũ Minh Hoàng (42 tuổ.i, tài xế xe khách Thanh Bằng) cho biết, lúc xảy ra sạt lở, mọi việc diễn ra quá nhanh, cả xe hoàn toàn bất lực.

Chị gái nạ.n nhâ.n vụ sạt lở: 'Em tôi mất tích khi đang giúp dân sơ tán đồ'

10:04:09 30/09/2024
Chị Phạm Thị Hiển (xã Việt Vinh, huyện Bắc Quang, Hà Giang) cho biết, em trai chị đã mất tích trong vụ sạt lở khi đang giúp dân sơ tán đồ đạc.

Người Việt tại Anh chia sẻ mất mát với đồng bào chịu thiệt hại do bão số 3

10:01:53 30/09/2024
Các hội đoàn khác cũng nhanh chóng trao tặng số tiề.n quyên góp với mong muốn hỗ trợ kịp thời tới những người bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bão Yagi.

Hà Nội: Cháy lớn tại nhà xưởng sản xuất trong đêm, xuất hiện nhiều tiếng nổ

08:00:16 30/09/2024
Lực lượng chức năng huyện Hoài Đức (Hà Nội), đang làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà xưởng sản xuất tại xã Di Trạch vào đêm nay.

Những đêm thức trắng sợ vỡ đê của người dân trên cồn giữa sông Mekong

07:52:39 30/09/2024
Hơn 10 ngày kể từ đợt vỡ đê mới nhất, ông Nguyễn Văn Hiếu (57 tuổ.i, ngụ cồn Phú Đa, xã Vĩnh Bình, huyện Chợ Lách, Bến Tre) đã hết bàng hoàng, nhưng vẫn chưa khắc phục xong hậu quả.

6h sáng nay cầu phao Phong Châu bắt đầu hoạt động

07:17:40 30/09/2024
Theo phương án tổ chức giao thông của Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, người, xe thô sơ, mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), ô tô con và xe bán tải được phép lưu thông qua cầu phao Phong Châu.

Có thể bạn quan tâm

Trương Minh Cường ôm chặt Trác Thúy Miêu mừng dịp đặc biệt

Sao việt

23:27:53 30/09/2024
Thưởng thức show thực cảnh do Trác Thúy Miêu dẫn dắt tại Đà Lạt, Trương Minh Cường bất ngờ cùng đội ngũ diễn viên và khán giả tổ chức sinh nhật cho nữ MC khiến cô bật khóc vì xúc động.

'Kiều nữ làng hài' Rebel Wilson kết hôn với bạn gái

Sao âu mỹ

23:24:54 30/09/2024
Sau 2 năm công khai hẹn hò, nữ diễn viên hài Rebel Wilson và bạn gái Ramona Agruma vừa tổ chức đám cưới riêng tư tại Ý.

Nhạc sĩ Vũ Quốc Việt ra mắt ca khúc mới hợp tác cùng nhóm V Music

Nhạc việt

23:20:51 30/09/2024
Ngoài chăm chỉ đi hát, nhạc sĩ Vũ Quốc Việt còn ra mắt các sản phẩm âm nhạc gửi đến khán giả sau khi đổi nghệ danh.

Man Utd thảm bại trước Tottenham, HLV Erik ten Hag không sợ bị sa thải

Sao thể thao

23:17:57 30/09/2024
Huấn luyện viên Erik ten Hag tin tưởng rằng ban lãnh đạo Man Utd không sa thải ông sau trận thua Tottenham 0-3 ở vòng 6 Ngoại Hạng Anh.

Khán giả bình phim Việt: Vì sao 'Độc đạo' hay nhưng chưa 'đạt đỉnh'?

Hậu trường phim

23:15:34 30/09/2024
Dù đang gây chú ý trên sóng phim giờ vàng nhưng Độc đạo vẫn lộ sự non tay về kịch bản, đặc biệt là xây dựng tính cách nhân vật.

Hà Giang: Người livestream, cảnh báo vụ sạt lở QL2 đã qua đời trước khi tìm thấy

Xã hội

22:53:12 30/09/2024
Vụ sạt lở xảy ra ở Hà Giang đã khiến nhiều người bị thương, qua đời và mất tích. Lực lượng chức năng vừa tìm thấy n.ạn nhân từng livestream và đưa ra lời cảnh báo trước khi bị vùi lấp.

"Đụng độ" cùng 1 show diễn: Jung Kook được khen hết lời, Lisa bị gọi là "nữ hoàng hát nhép"

Nhạc quốc tế

22:10:00 30/09/2024
Lisa bị chỉ trích vì hát nhép tại Đại nhạc hội Công dân Toàn cầu 2024 (Global Citizen Festival) khiến cư dân mạng nhớ đến Jung Kook.

Anh Hằng Du Mục bị đồn LGBT liền "dỗi", bất ngờ gặp nạn vì người đặc biệt của Pu

Netizen

21:32:02 30/09/2024
Những ngày qua, sự xuất hiện của anh trai trong các phiên bán hàng team Hằng Du Mục đã làm dậy sóng cộng đồng mạng. Nhiều người không khỏi trầm trồ vì gia đình nữ TikToker quá nhiều ẩn số .

BLACKPINK và 2NE1 trở lại cứu sống YG, lộ thêm 2 nhóm nữ khác cả gan cạnh tranh

Sao châu á

21:30:21 30/09/2024
Ở K-pop có một cột mốc đáng sợ mang tên lời nguyền 7 năm , bởi ít có nhóm nhạc nào vượt qua được ngần ấy năm ở nền giải trí có tỉ lệ đào thải bậc nhất trên thế giới. Trong đó có thể kể đến sự tan rã như 2NE1, GFriend và Lovelyz.

Triều Tiên nhanh chóng khắc phục hậu quả do lũ lụt

Thế giới

21:20:31 30/09/2024
Cũng theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, việc xây dựng lại nhà ở, cơ sở vật chất cho khu vực bị ảnh hưởng do thiên tai cũng góp phần vào chương trình phát triển khu vực theo chủ trương của đảng Lao động Triều Tiên.

Hạnh Nguyên: Hot teen đến người mẫu sáng giá, từng "thân mật" với Hồ Quang Hiếu

Trẻ

21:05:05 30/09/2024
Hạnh Nguyên từng gây chú ý trên mạng xã hội khi còn là sinh viên ĐH Tôn Đức Thắng. Năm 2022, cô bất ngờ trở thành tâm điểm bàn luận sau bộ ảnh tình tứ cùng Hồ Quang Hiếu.