Thương lắm hình ảnh bé trai bị bỏ rơi bấu tay bác sĩ tìm hơi ấm sinh tồn
Đã hơn 20 ngày qua, bé trai bị bỏ rơi chỉ biết tìm hơi ấm sinh tồn qua cảm nhận bấu víu vào đôi tay của các cô chú bác sĩ, khiến ai thấy cũng không khỏi xúc động
Phòng Hồi sức tích cực nhi Nhi Bệnh viện quận Thủ Đức (TP HCM) ngày cuối tuần, âm thanh “tít… tít” đủ các loại thiết bị cho trẻ nhỏ càng vang xa.
Nằm lọt thỏm trong giường bệnh với bao quanh đủ loại dây truyền chằng chịt, máy theo dõi nhịp sinh tồn, máy hỗ trợ hô hấp … là một bé trai không tên, đang ngủ ngoan suốt nhiều ngày không có người thân.
Mọi người gọi là “Bé bị bỏ rơi”, nghe sao thật chạnh lòng.
Hơn 20 ngày qua, các cô điều dưỡng, bác sĩ giờ đây chính là người cha, người mẹ thứ hai của bé, không chỉ chữa trị mà hằng ngày mà còn luân phiên làm thuốc, chăm sóc, cho bé uống sữa, lau người… Để rồi, hình ảnh bé trai chỉ biết tìm hơi ấm sinh tồn qua cảm nhận bấu víu tay vào đôi tay của các cô chú bác sĩ Khoa Hồi Sức tích cực Nhi, mà mọi người không khỏi xúc động.
Bàn tay nhỏ tìm hơi ấm tình mẫu tử, sinh tồn nơi bệnh viện
Video đang HOT
Theo BSCKI Nguyễn Hà Phương, Đơn vị Hồi sức tích cực Nhi Bệnh viện quận Thủ Đức, bệnh nhi sinh non, đa di tật, đã nằm viện trước đó nên rất nhiều nguy cơ nhiễm trùng.
Hiện tại bệnh nhi còn các vấn đề: Viêm phổi – Nhiễm trùng huyết – Vàng da tắc mật – Trào ngược dạ dày thực quản/Đa dị tật, sanh non.
Thế nhưng, so với thời điểm lúc nhập viện tình trạng hiện tại của bệnh nhi đã có tiến triển dù tiên lượng xa còn khá dè dặt. Vấn đề vàng da tắc mật và dị tật bẩm sinh sẽ ảnh hưởng từng ngày đến tiên lượng xa cho bệnh nhi nếu không được giải quyết triệt để.
Để điều trị triệt để cho bé, cần những can thiệp chuyên sâu hơn, thời gian điều trị dài và chi phí rất tốn kém. Trước mắt, các khoản chi phí của bé đều được bệnh viện lo và chi trả, tuy nhiên về lâu dài nguồn quỹ dành cho em sẽ cạn kiệt. Đặc biệt, trong thời gian dịch Covid-19 còn đang rất khó khăn như hiện nay sữa và tã cho em cũng dần trở nên khó khăn.
“Liệu bé còn có thể chiến đấu với bệnh tật trong bao lâu nữa đây? Đây là một câu hỏi mà kể cả chúng tôi cũng không muốn nghĩ đến” – BS Phương bày tỏ.
Bệnh viện quận Thủ Đức kêu gọi cần sự giúp sức nhiều nơi để cứu một đứa trẻ bất hạnh, mong manh
Như Báo Người Lao Động thông tin trước đó, sáng ngày 17-7, Bệnh viện quận Thủ Đức tiếp nhận một bé trai sơ sinh bị bỏ rơi trước cổng chùa An Lạc (số 1000 đường Phạm Văn Đồng – TP HCM) trên người bé mặc một áo cho trẻ sơ sinh có logo của Bệnh viện phụ sản Cần Thơ.
Bé được nhập viện trong tình trạng tím tái, hơi thở đứt quãng, trên người em có nhiều vết tiêm chích, hôn mê, da vàng toàn thân, mạch rời rạc – kiểu hình đa dị tật (mắt lồi, không có vách ngăn mũi),… Dù Bệnh viện Quận Thủ Đức đã cố gắng liên hệ với các bệnh viện khác để tìm thông tin và người thân cho bé nhưng mọi thứ đều không có sự phản hồi hợp tác, hỗ trợ…
Tự uống tăng liều thuốc, bệnh nhân nguy kịch, phải nhập viện lọc máu
Thấy đường huyết của mình tăng cao, bệnh nhân đã tự ý uống tăng liều thuốc metformin điều trị đái tháo đường khiến bản thân rơi vào tình trạng nguy kịch, phải nhập viện, lọc máu 48 giờ.
Bệnh nhân qua cơn nguy kịch, tiếp tục được chăm sóc tại Bệnh viện Quận Thủ Đức - BVCC
Hôm nay (ngày 7.8), Bệnh viện Quận Thủ Đức (TP.HCM) thông tin: Bà N.T.T (61 tuổi) được đưa vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Quận Thủ Đức, do thở mệt, thở nặng nhọc và đứt quãng.
Sau đó, bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp, toan máu nặng, tăng a xít lactic máu, hạ huyết áp, suy thận cấp trên bối cảnh bệnh nặng là viêm phổi cộng đồng có nguy cơ nhiễm đa kháng,...
Được biết, bệnh nhân có tiền căn đái tháo đường loại 2 và được chỉ định dùng thuốc metformin để điều trị. Năm ngày trước, bà T. đã tự ý uống thuốc tăng liều thuốc metformin do thấy đường huyết của mình tăng cao.
Tuy nhiên, các bác sĩ đánh giá, bệnh nhân T. không phải bị tăng đường huyết do đái tháo đường mà là bị viêm phổi kèm tiêu chảy. Việc bệnh nhân tự ý uống thêm metformin do nghi ngờ lượng đường huyết đang tăng cao là rất nguy hiểm.
Trong trường hợp của bệnh nhân T., việc tự ý sử dụng thêm thuốc metformin khi chưa được thăm khám và chưa có chỉ định của bác sĩ đã khiến tăng thêm độc tố của thuốc, dẫn đến tình trạng nguy kịch.
Sau khi được xử lý cấp cứu ban đầu, bệnh nhân tiếp tục được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc để điều trị. Nhận thấy tình trạng bệnh nhân nặng đe dọa tính mạng do ngộ độ metformin, các bác sĩ trực đã nhanh chóng tiến hành đặt nội khí quản cho bệnh nhân thở máy, sử dụng kháng sinh và triển khai lọc máu liên tục ngay trong đêm.
Sau 48 giờ tích cực điều trị với kỹ thuật lọc máu liên tục, kháng sinh, thở máy, chăm sóc hồi sức tích cực, chống độc, bệnh nhân dần ổn định, tiếp xúc tốt và hiện đã được cai máy thở.
Theo thông tin của Bệnh viện Quận Thủ Đức, metformin là thuốc thông dụng trong điều trị đái tháo đường loại 2.
Thuốc metformin được chống chỉ định cho những bệnh nhân có điều kiện sức khỏe yếu. Chính vì vậy, thuốc metformin không thường được khuyến khích sử dụng đối với bệnh nhân có bệnh lý nặng như suy gan, viêm phổi, rối loạn chức năng thận, nhiễm toan chuyển hóa cấp hay mạn tính,...
Người bị bệnh đái tháo đường thường dễ bị viêm phổi và nhiễm trùng nên ngay khi có các dấu hiệu mệt mỏi, tiêu chảy, hạ huyết áp thì bệnh nhân nên ngưng ngay thuốc metformin và đi khám để có chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Việc tự ý dùng thuốc metformin sẽ làm xấu thêm các tình trạng bệnh của bệnh nhân, dẫn đến những tai biến nghiêm trọng khó lường.
Đang ăn chôm chôm, bé 1 tuổi bất ngờ tím tái, khó thở biết nguyên nhân cha mẹ "xanh mặt" Đang ăn chôm chôm, cháu bé bất ngờ tím tái, khó thở, người cha vội đưa con đi cấp cứu. Bệnh nhi 12 tháng tuổi phải thở máy, tổn thương não do hóc dị vật. (Ảnh: Zing) Ngày 24/7, các bác sĩ bệnh viện Quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết trên Dân trí, tại đây vừa tiếp nhận và kịp thời can thiệp...