Thương lắm giọt mắm quê mình!
Bao đời nay, nước mắm đã hiện hữu trong bữa cơm của mọi gia đình Việt, bất kể giàu sang hay nghèo khó.
Nước mắm đã được biết đến như một món ăn quan trọng, không thể thiếu nơi yến tiệc chốn cung đình của vua quan cho đến những bữa cơm rau của hàng lê thứ.
Dù thời gian có trôi qua bao lâu đi nữa thì từng giọt nước mắm màu hổ phách vẫn luôn kết tinh bởi vị mặn mòi từ những lao nhọc của ngư dân lẫn hương thơm nồng của đại dương xanh thẳm. Nếu các quốc gia lân cận dùng nước mắm làm dung môi để bảo quản thực phẩm hoặc một thứ gia vị nêm nếm đơn thuần thì nước mắm vừa là nguyên liệu vừa là gia vị đồng thời là món ăn chính trong nghệ thuật ẩm thực Việt.
Cũng chỉ từ một thứ nước mắm nhưng qua sự gia giảm, nêm nếm khác nhau, người Việt đã pha chế thành nhiều loại nước chấm phù hợp với từng loại thức ăn khác nhau. Phổ biến nhất nước mắm chua ngọt để ăn cho các món: gỏi, cuốn, chả già, bánh ướt, bánh xèo, cơm tấm, nước mắm mặn (nguyên chất) để ăn với canh chua, lẩu các loại, các món luộc, nước mắm gừng dùng để chấm cá trê chiên, thịt vịt luộc, nước mắm sả ăn chung với các loại ốc, nước mắm me ăn với cá lóc nướng trui, cá kèo chiên giòn, khô nướng các loại…
Nước mắm không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt Nam
Không quá lời khi cho rằng nước mắm là một món ngon quê Việt tuy dân dã, dễ tìm nhưng lại hết sức quan trọng không thể thiếu trong bữa ăn hằng này đối với phần lớn những ai được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất hình chữ S thân thương này.
Hồi ở quê, lúc còn nhỏ, mỗi lần nhà hết nước mắm, má thường sai tôi xách cái chai đi mua trong quán của bà Năm Cát, ngay đầu xóm. Nhiều loại nước mắm khác nhau được đựng trong mấy cái tĩn màu nâu đất đặt sát góc nhà. Mỗi loại là mỗi mùi vị khác nhau tùy theo nhu cầu, sở thích và khẩu vị của mỗi người.
Chỉ với một ít nước mắm ngon cùng hành, tiêu, tóp mỡ hòa quyện lại, làm nên cái món nước mắm kho quẹt ngon đến mức quên cả đất trời. Thậm chí món này ngày nay còn chễm chệ hiện diện trong thực đơn của những quán ăn, nhà hàng sánh vai cũng những đặc sản khác.
Video đang HOT
Lại càng không sao quên được món nước mắm mỡ chan vào cơm nóng mà mấy chị em tôi vừa thổi vừa ăn vào những ngày mưa hay chén nước mắm đường ngọn lịm, cay xé lưỡi để dành ăn cùng mấy trái xoài tượng sau nhà của những buổi trưa hè, trốn ngủ…
Từ lúc cá được mua về từ ngư trường, qua thời gian ướp ủ hai năm mới cho ra thứ nước mắm nguyên chất.
Ở miền Tây quê tôi, đến giờ, nhiều người lớn tuổi vẫn còn đánh giá mức độ khéo léo, khả năng nấu nướng của nàng dâu tương lai bằng… khẩu vị chén nước mắm do chính tay cô gái đó làm ra. Bởi dù là cao lương mỹ vị cỡ nào mà không có được chén nước mắm ngon thì coi như hỏng hết. Nhờ đó tôi lại càng hiểu hơn nước mắm là thứ gia vị quan trọng đến mức nào đối với người dân miệt vườn.
Nước mắm là một thực phẩm không chỉ ngon, lành, tự nhiên mà còn có lợi cho sức khỏe, giúp bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể (đương nhiên với một liều lượng vừa đủ trong các bữa ăn). Qua các nghiên cứu cho thấy, trong nước mắm có hơn 13 loại acid amin khác nhau như: valin, methionine, pheylalanin, alanine, isoleucine, lysine…
Bên cạnh đó,quá trình lên men của nước mắm là làm tăng hàm lượng vitamin B1, B2, PP, B12 và sắt. Lượng Omega 3 có trong nước mắm nguyên chất cũng là điều đáng quý đối với tất cả mọi người, nhất là trẻ em và phụ nữ. Theo kinh nghiệm dân gian, nước mắm còn có tác dụng tốt đối với các bệnh đường tiêu hóa. Ở nhiều nơi người dân thường uống nước mắm nguyên chất đễ chữa đau bụng hoặc chống lạnh khi đi câu hay trước lúc lặn xuống biển.
Mùi nước mắm gợi nhớ bữa cơm quê
Nước mắm cũng đi vào thi ca để diễn tả cái đẹp mặn mà của những cô gái cùng sự mộc mạc, chân chất của tình yêu lứa đôi: Nước mắm chanh dành ăn bánh hỏi/ Qua thương nàng, theo dõi mấy năm/ Cớ sao vắng bặt tin thăm/ Hay là thục nữ đã tầm nơi nao “ . Hay: Nước mắm ngon dầm con cá đối/ Anh biểu em chờ đến tối anh qua.
Trên tất cả, nước mắm còn là biểu tượng cho sự đoàn kết, sẻ chia trong mâm cơm của gia đình Việt. Chén nước mắm luôn được đặt ở giữa, tuy ít nhưng mọi người đều cần và chỉ dùng vừa đủ. Điều đó thể hiện tính cộng đồng, là thước đo sự ý tứ và văn hóa của mỗi thành viên gia đình trong bữa ăn.
Cái mùi nước mắm thần thánh ấy cũng chính là mùi trong ký ức khi nhắc về quê hương, xứ sở với những ai đang bôn ba nơi đất khách quê người. Ừ thì mùi nước mắm cũng là mùi quê hương mình chớ có đâu xa…
Theo thegioitiepthi.vn
Vợ thu nhập "khủng", chồng có nên ở nhà cơm nước chăm con?
Tại sao phải coi một người đàn ông là thất bại chỉ vì anh ấy không giỏi kiếm tiền, và nhất định làm ngơ trước thực tế anh ấy biết chăm sóc thật tốt cho các con và vận hành gia đình tốt?
Thật vô lý nếu cố duy trì lý lẽ xưa cũ chỉ vì sự áp đặt của cái gọi là "sĩ diện đàn ông".
Có một mô tuýp truyền thống đã ăn sâu vào nếp nghĩ của các gia đình Việt là: Đã là gia đình, vợ nhất định phải quán xuyến nhà cửa, cơm nước chăm con, dù bên ngoài cô ấy có công việc cơ quan, xã hội. Chồng nhất định phải gánh trọng trách "trụ cột", cho dù anh ta có bất tài, không kiếm được nhiều tiền thì chấp nhận để cái trụ nhà không vững còn hơn để đàn bà lên làm... trụ, vì ấy là cái nhục, cái thất bại của đàn ông.
Với cuộc sống xã hội ngày nay, tôi e rằng nếu vẫn giữ khư khư quan điểm đó thì sẽ không còn phù hợp, và các gia đình sẽ phải trả giá bằng chính hạnh phúc của họ.
Tại sao bạn phải thay người chủ lực kinh tế nếu đã có một người vợ rất giỏi kiếm tiền về cho gia đình ? Tại sao nhất định không thể để đàn ông làm việc nhà dù ra ngoài đi làm anh ta không đủ khả năng chu cấp cho vợ con tài chính?
Tại sao phải coi một người đàn ông là thất bại chỉ vì anh ấy không giỏi kiếm tiền, và nhất định làm ngơ trước thực tế anh ấy biết chăm sóc thật tốt cho các con và vận hành gia đình tốt?
Thật vô lý nếu cố duy trì lý lẽ xưa cũ chỉ vì sự áp đặt của cái gọi là "sĩ diện đàn ông".
Khi phụ nữ đang ngày càng khẳng định năng lực của mình trong đủ mọi lĩnh vực, họ làm việc không kém đồng nghiệp nam và có thu nhập vô cùng đáng nể, thì việc tiếp tục mô tuýp dập khuôn "phụ nữ phải chu toàn gia đình" có vẻ đã lỗi thời,. Họ đi làm cả ngày để mang về cho gia đình hàng trăm triệu mỗi tháng rồi thì lấy đâu hơi sức mà "quán xuyến" việc nhà nữa? Áp đặt vai trò vợ - chồng sẽ là lý do khiến nhiều gia đình ngày nay đứng trước nguy cơ lung lay, thậm chí đổ vỡ.
Câu chuyện của ông chồng "lương ba cọc ba đồng" có vợ làm được gần trăm triệu mỗi tháng, theo tôi nghĩ bản thân trong nội bộ vợ chồng anh ấy vốn chưa có một mâu thuẫn nào, nhưng sự việc lại bị làm cho phức tạp hơn bởi nếp nghĩ cổ hủ của mẹ chồng. Cái việc bà gọi con dâu về "mắng cho một trận", rồi chụp mũ con dâu là cậy kiếm được tiền nên "tác oai tác quái" yêu cầu chồng ở nhà nghe rất... khó chịu. Tại sao thế hệ cũ không chịu thừa nhận một điều, mình già rồi, đã đi qua một thế hệ rồi, việc của con cái hãy để chúng tự quyết định?
Người chồng trong bài tâm sự này nếu bản thân anh ấy thấy vui vẻ hoán đổi vị trí cho vợ vì sắp xếp đó phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình anh ấy hơn thì chẳng có lý do gì phải trì hoãn cả, càng không nên trì hoãn vì sự can thiệp của bà mẹ.
Tất nhiên hai người cùng tham gia lao động và gây dựng tài chính gia đình thì sẽ tốt hơn. Anh có vợ rất mạnh về tài chính, đó là một lợi thế để anh thay đổi công việc nhàm chán, gò bó thời gian mà lại thu nhập thấp hiện tại, thử sức ở một công việc khác chủ động thời gian hơn, thu nhập cao hơn (với thu nhập 5 triệu/tháng hiện tại của anh thì tôi nghĩ kiếm đâu cũng được việc thu nhập cao hơn cả).
Khi đó, hãy sử dụng thời gian linh hoạt để đỡ đần vợ việc nhà, còn lại tìm sự trợ giúp của người giúp việc. Chúc gia đình anh giải quyết mọi chuyện ổn thỏa.
Phản hồi của độc giả Vũ Sơn
Theo dantri.com.vn
Hạnh phúc không đến từ những món quà, hạnh phúc không cần phải chứng minh Ngày 8/3, trong khi quý ông hài hước truyền nhau câu "Hôm nay mùng 8 tháng 3/Tui giặt giùm bà chiếc áo của tui", thì quý bà lại ngậm ngùi: "Phải có những ngày như thế này để biết mình là phụ nữ". Tôi có con trai, anh trai và bố... tôi cảm thấy cám cảnh cho giới mày râu mỗi khi đến...