Thương lái Trung Quốc nườm nượp “ăn hàng” sát Thủ đô
Không chỉ treo biển hiệu tiếng Trung nhan nhản, từ lâu, Đồng Kỵ và Phù Khê đã nổi tiếng với chợ gỗ có rất nhiều thương lái người Trung Quốc qua lại.
Chợ gỗ Phù Khê, Đồng Kỵ (Bắc Ninh) mới xuất hiện gần đây, nhưng nhanh chóng trở thành chợ gỗ lớn nhất miền Bắc, và có lẽ là phiên chợ hiếm ở Việt Nam.
Một người khách Trung Quốc đang ký tên mình vào những tấm gỗ vừa mua để đánh dấu.
Sản phẩm duy nhất của chợ là… gỗ, nhưng rất đa dạng ở hình dạng, kích cỡ: gỗ xẻ, gỗ cục, gỗ thành khí, gỗ ván, thậm chí cả gỗ… que củi bán cân.
Chợ gỗ Phù Khê họp men theo con mương là điểm phân định địa giới hai làng Đồng Kỵ – Phù Khê. Dù không nổi tiếng bằng Đồng Kỵ về lịch sử cũng như thương hiệu làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ, thế nhưng, “danh tiếng” của chợ gỗ Phù Khê cũng khiến nhiều làng quê Bắc Bộ ở Việt Nam phải… ghen tị.
Chợ gỗ Phù Khê – “hàng xóm” với làng nghề Đồng Kỵ đã trở thành chợ gỗ lớn nhất miền Bắc.
Chợ gỗ Phù Khê chạy dài cả cây số, ôm theo con đường đê. Gỗ ván, gỗ cục, gỗ thịt… được bày trên mặt đất hoặc dựng theo các cột tre được nẹp xung quanh chiếc quán đơn sơ
Cũng có khi không cần hàng quán, gỗ được dựng tựa vào các gốc cây, tảng đá… hai bên đường. Khách đi thăm chợ gỗ, mỗi người một cái thước dây và một… bao nải tiền đeo tòn ten trước ngực.
Rất nhiều khách mua hàng người Trung Quốc đến chợ gỗ Phù Khê. Chủ hàng (phần nhiều là phụ nữ) giao tiếp với khách mua bằng tiếng Trung Quốc khá thành thạo.
Sau khi cuộc ngã giá thành công, người khách Trung Quốc viết tên tuổi, ký hiệu riêng của mình bằng chữ Trung Quốc lên tấm gỗ vừa mua, sau đó tiếp tục đi tìm hàng ở các mối khác. Cuối phiên chợ, họ đi gom những sản phẩm vừa mua đã đánh dấu tên mình trước đó.
Cảnh tấp nập đưa hàng vào chợ.
Gỗ được bày bán trên mọi địa hình…
Video đang HOT
Chợ gỗ Phù Khê
Cách đó không xa, chợ gỗ Đồng Kỵ họp ở các ngách đường xương cá dẫn vào sâu trong làng.
Chợ này sầm uất,quy củ hơn nhiều về quy mô, chủng loại. Mỗi tiểu thương có một “kho hàng” riêng, ranh giới mỗi “kho hàng” được phân định bằng bốn chiếc cột khung, không cần tường bao, cửa sắt…
Gỗ được đổ thành một đống trên nền đất, rất ít kho hàng nào gỗ được xếp ngăn nắp, cẩn thận thành hàng, thành khối.
Anh Bùi Văn Kiếm (SN 1974) -một chủ buôn đồ gỗ Đồng Kỵ cho biết: khách hàng chủ yếu của Đồng Kỵ, Phù Khê ở thời điểm hiện tại, phần lớn là người Trung Quốc.
Một biển quảng cáo tiếng Trung Quốc treo ở ngay chân cầu Tấn Bào.
Những tấm gỗ đã được thương lái Trung Quốc đánh dấu bằng tiếng Trung.
Theo lời người dân ở đây, mỗi ngày có tới cả ngàn thương lái Trung Quốc sang “ăn hàng”.
“Mỗi ngày có từ 2 – 3.000 thương lái Trung Quốc sang “sục sạo” ở chợ gỗ Đồng Kỵ, Phù Khê. Khách mua thuê nhà nghỉ, khách sạn… ở Từ Sơn, khu đô thị mới cách chợ chừng vài km. Sau khi gom đủ hàng, số gỗ này được đóng thành các container rồi làm thủ tục thông quan sang Trung Quốc”.
Anh Bùi Mạnh Hà, chủ xưởng gỗ vào loại lớn nhất Đồng Kỵ cho biết: hầu hết các chủ xưởng gỗ lớn ở Đồng Kỵ đều thành lập công ty để giao dịch, mua bán với khách Trung Quốc thuận tiện.
Một ngày, anh Hà mở cửa hàng từ khá sớm. Khách người Trung Quốc tự ý ra vào, lựa chọn thứ hàng cần mua… mà không cần người giám sát, trông coi cửa hàng.
“Có những hôm mình có việc phải đi, cửa hàng vẫn mở. Khách Trung Quốc tự vào nhà pha trà uống, xem hàng… Ưng ý món đồ nào thì đánh dấu, đợi chủ hàng về mới mua bán” – anh Hà cho biết.
Là một trong những người có nhiều năm trong nghề gỗ ở làng Đồng Kỵ, anh Hà, anh Kiếm khẳng định: Đồng Kỵ là một trong ít những làng nghề vẫn “sống khỏe” trong thời kỳ suy thoái, một phần nhờ hàng ngàn khách Trung Quốc thường xuyên buôn bán, qua lại Đồng Kỵ.
“Giá một bộ bàn ghế gỗ quý sản xuất tại Đồng Kỵ năm ngoái chừng 100 triệu, năm nay bán ra ở giá 150 triệu trở lên, không bao giờ giảm. Đồ gỗ Đồng Kỵ cũng chưa bao giờ xuống giá hay mất giá. Nhiều công ty có bạn hàng chủ yếu ở Trung Quốc, đó là lý do biển hiệu, quảng cáo… của họ được ghi bằng chữ Trung Quốc tràn ngập ngoài trung tâm đường đôi của làng Đồng Kỵ” – anh Kiếm cho biết.
Theo Dantri
Chồng đập đầu vợ đến chết mắc chứng cuồng dâm
Sau khi ly hôn, năm lần bảy lượt người chồng tìm gặp vợ cũ để nối lại sợi dây tình cảm đã đứt. Không đạt được mong muốn, người chồng đập đầu vợ xuống đường đến chết...
Đập đầu vợ xuống đường đến chết
Nguồn tin từ cơ quan CSĐT, CA huyện Từ Sơn (Bắc Ninh) cho biết, cơ quan này đang điều tra làm rõ vụ giết người nghiêm trọng tại cổng trường THCS Nguyễn Văn Cừ thuộc thôn Phù Khê Đông (xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh) xảy ra ngày 28/6. Nạn nhân là chị Ngô Thị Hằng (SN 1983, trú tại khu Bính Hạ, phường Trung Hạ, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Người gây ra cái chết cho nạn nhân là chồng cũ, đối tượng Nguyễn Công Tuấn (SN 1981, tại thôn Tiền, xã Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh).
Cụ thể sự việc, khoảng 1h30 sáng ngày 28/6, Nguyễn Công Tuấn đèo con đến tìm gặp vợ cũ là chị Ngô Thị Hằng đang làm công nhân để hàn gắn lại mối quan hệ. Đợi đến hơn 1 giờ sáng thì chị Hằng tan ca. Gặp vợ, Tuấn thuyết phục vợ về ở cùng mình và các con. Tuy nhiên, trên đường đi về, đến cổng trường THCS Nguyễn Văn Cừ, hai bên xảy ra mâu thuẫn, chị Hằng thay đổi ý định, kiên quyết không đồng ý quay trở về.
Tuấn để con nhỏ ngồi trên xe, bản thân nhảy khỏi xe, đánh đập vợ thậm tệ. Không chỉ có thế, Tuấn còn túm tóc đập đầu chị Hằng liên tiếp xuống đường bê tông cho tới khi bất tỉnh. Khi thấy máu chảy trên đường, Tuấn hốt hoảng vác chị Hằng lên xe, đưa về thôn Tiền, xã Văn Môn, huyện Yên Phong và thông báo cho người nhà đưa nạn nhân đi cấp cứu. Tuy nhiên, do nạn nhân bị đa chấn thương vùng đầu, chấn thượng sọ não nên đã tử vong.
Nơi xảy ra vụ trọng án.
Ngay sau khi nhận được tin trình báo, Cơ quan CSĐT, công an huyện Yên Phong đã bắt tạm giam Tuấn, đồng thời bàn giao cho Công an huyện Từ Sơn để điều tra làm rõ vụ án mạng.
Nhân chứng duy nhất vụ việc, cháu Nguyễn Công T. (3 tuổi) đồng thời cũng là con thứ 2 của vợ chồng Tuấn và nạn nhân vẫn chưa hết hoảng loạn khi nhắc lại hình ảnh mình tận mắt chứng kiến cảnh bố đập đầu mẹ đến chết. Theo lời cháu T, khi xảy ra sự việc cháu ngồi trên xe máy nên chứng kiến toàn bộ cảnh tượng hãi hùng đó.
Khi phóng viên hỏi: "Bố cháu đánh mẹ cháu như thế nào?", T ấp úng trả lời: "Bố và mẹ cháu cãi nhau, sau đó bố cháu đánh mẹ cháu, dùng tay đập đầu mẹ cháu xuống đường, khi mẹ cháu ngất đi, cháu thấy máu chảy ra, bố cháu mới dừng tay và đèo mẹ cháu và cháu về để gọi mọi người đưa đi cấp cứu". Phóng viên hỏi tiếp: "Bố cháu gặp mẹ cháu như thế nào?", T. bảo: "Tối hôm đó, bố cháu bảo cháu đi gặp mẹ, bố cháu mặc quần áo đẹp, đứng chờ mẹ đi làm về. Gặp mẹ ở đường, rồi bố mẹ cháu cãi nhau".
Hung thủ nhiều lần đánh đập vợ từng hiếp dâm thiếu nữ?
Để tìm hiểu rõ sự việc, ngày 14/7, phóng viên đã tìm về nhà đối tượng Nguyễn Công Tuấn tại thôn Tiền, xã Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh). Dù sự việc đã xảy ra được một thời gian nhưng người dân nơi đây vẫn xôn xao bàn tán.
Khi nhắc đến Nguyễn Công Tuấn, người dân nơi đây đều cho biết, Tuấn là người ngỗ nghịch, đã từng có một tiền án về tội trộm cắp tài sản. Trong thời gian ở tù, Tuấn quen chị Ngô Thị Hằng trong trại giam (thời điểm này chị Hằng cũng bị bắt giam do phạm tội trộm cắp tài sản - PV). Lấy nhau về hai vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, mỗi lần như thế Tuấn đều đánh vợ đến thập tử nhất sinh. Chính vì thế, thông tin Tuấn giết vợ không làm người dân nơi đây quá bất ngờ, vì thói côn đồ đã ngấm vào máu đối tượng này.
Ngôi nhà của vợ chồng Tuấn luôn trong cảnh cửa đóng im lìm.
Ông Nguyễn Công Phương, Phó thôn Tiền, phụ trách an ninh, cho biết: Nguyễn Công Tuấn là người đã từng có tiền án về tội trộm cắp tài sản. Mới đây Nguyễn Công Tuấn mới dính vào vụ hiếp dâm 2 thiếu nữ, tuy nhiên gia đình đã dàn xếp nên các nạn nhân không đâm đơn tố cáo, vì thế Tuấn thoát tội.
Cụ thể, cách đây nửa tháng, tại khu vực đường đê thôn Thọ Trai (Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh), Tuấn đã thực hiện hành vi hiếp dâm với 2 thiếu nữ, một trong hai người đó thuộc thôn Yên Phú (xã Phú Lâm, huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Khi đó một trong hai nạn nhân bị ngất, người còn lại đạp được Tuấn ra, chạy về thôn Yên Phú để báo trưởng thôn này. Hoảng sợ, Tuấn bơi qua sông từ Yên Phú sang Yên Từ (Yên Phong, Bắc Ninh), bị bắt nhưng do gia đình nhanh chóng thu xếp, nạn nhân không đâm đơn nên Tuấn thoát tội.
Lần khác, Tuấn xuống nhà hàng ở Từ Sơn, thấy gái xinh nên cắn một người vào má, bị chủ nhà hàng ra bắt và đánh đập. Cũng theo lời ông Nguyễn Công Phương, Tuấn mắc bệnh cuồng dâm, loạn dâm.
Nói về hoàn cảnh gia đình Tuấn, ông Nguyễn Công Phương cho biết, Tuấn không nghề nghiệp ổn định nên cuộc sống bấp bênh. Có sức khỏe, tuy nhiên Tuấn vẫn lêu lổng không chí thú làm ăn. Vợ chồng thường xảy ra mâu thuẫn. Nhiều khi Tuấn đánh vợ thậm tệ nhưng đại diện chính quyền thôn không can thiệp được, cũng vì Tuấn ngông cuồng, bất chấp.
Mẹ chết, bố vào tù, ba con nhỏ bơ vơ
Từ khi xảy ra sự việc, căn nhà mà trước đây từng là tổ ấm của Nguyễn Công Tuấn và nạn nhân Ngô Thị Hằng nay luôn trong cảnh cửa đóng then cài. Đi qua căn nhà này, người dân lối xóm ai nấy đều xót xa, và tiếc cho hai vợ chồng không biết gìn giữ hạnh phúc. Ba cháu nhỏ là con hai vợ chồng này cũng đã được chuyển đến ở với bà nội, cách đó không xa,
Tìm đến nhà bà Nguyễn Thị Bắc, mẹ ruột của đối tượng Nguyễn Công Tuấn. Từ khi sự việc xảy ra, mọi người trong gia đình đều trong cảnh bưng bát cơm lên lại đặt xuống khi nghĩ đến người con dâu Ngô Thị Hằng đã tử vong và con trai mình đang trong cảnh giam giữ chờ xét xử.
Bà Nguyễn Thị Bắc đau đớn khi kể lại sự việc
Tâm sự với phóng viên, bà Nguyễn Thị Bắc không giấu nổi những giọt nước mắt khi nhắc lại sự việc cay đắng nghiệt ngã trên. "Hôm nhận được tin báo sự việc Tuấn đập đầu vợ đến bất tỉnh, tôi như chết điếng người, không ngờ con tôi lại làm điều dại dột đến như thế. 1 giờ 30 phút sáng 28/6 sau khi đánh vợ, Tuấn chở về nhà người thân, người ta lại gọi cho tôi. Tôi vội vã gọi mọi người đưa Hằng đi cấp cứu..."
"Tuấn và Hằng cưới nhau năm 2001, đến nay có 3 người con trai. Tuy nhiên, do tính hai vợ chồng không ai nhường ai nên thường xảy ra mâu thuẫn. Mỗi lần hai đứa đánh nhau, tôi không can được. Năm 2012, hai đứa ly hôn, lý do là vì Hằng đòi đi làm công nhân nhưng Tuấn không đồng ý. Nhưng Hằng kiên quyết đi, Tuấn dọa nếu đi thì ly hôn, nên hai đứa đưa nhau ra tòa. Hai vợ chồng nó ly hôn nhưng vẫn đi lại cùng nhau, thi thoảng lại rủ nhau đi chơi. Tưởng rằng hai đứa nối lại tình cảm, nào ngờ lại xảy ra sự việc trên".
"Hai đứa, kẻ vào tù, người đã chết, giờ khổ nhất là 3 cháu nhỏ, nghĩ đến các cháu mà tôi nghẹn đắng lòng. Không biết tương lại chúng nó sẽ đi về đâu?", bà Bắc khóc lên nức nở...
Theo Kiến thức
Thương lái Trung Quốc giả khách du lịch vơ vét vải thiều Dù đã có quy định cấm thương lái nước ngoài trực tiếp thu mua nông sản trong nội địa, nhưng hiện nay, mùa vải đang chín rộ tại các tỉnh, thương lái, phần lớn từ Trung Quốc đến tận các vựa vải Lục Nam, Lục Ngạn (Bắc Giang), Thanh Hà (Hải Dương) để thu mua. Các thương lái đã núp dưới vỏ bọc...