Thương lái Trung Quốc lại gom mua cá sấu
Nhiều đơn vị sản xuất các sản phẩm từ da cá sấu trong nước phải khóc ròng vì thiếu nguồn da để sản xuất, do người nuôi đổ xô bán cá sấu sống cho Trung Quốc.
Dẫn chúng tôi đi thăm trường nghệ nhân vừa đào tạo nghệ nhân vừa sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ da cá sấu, ông Tôn Thất Hưng – giám đốc công ty Cá sấu hoa cà (quận 12, TP.HCM) – cho biết nếu những năm trước mỗi tháng công ty phải mua vào hơn 200 con để lấy da sản xuất thì năm nay phải sử dụng da dự trữ để sản xuất cầm chừng vì không cạnh tranh với giá mua hơn 230.000-240.000 đồng/kg cá sấu sống của Trung Quốc.
“Giá cá sấu sống để nhiều doanh nghiệp sản xuất da cá sấu có lời được ở mức 150.000-170.000 đồng/kg, nếu mổ lấy da lời hơn 5% so với bán sống thì với giá cá sấu như hiện nay người nuôi sẽ bán sống. Công ty còn có da dự trữ nên có thể sản xuất cầm chừng, còn nhiều đơn vị nhỏ lẻ khác phải đóng cửa”, ông Hưng lo lắng.
Đại diện một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng từ da cá sấu ở phía Nam cũng khẳng định hai năm trước thương lái Trung Quốc bắt đầu săn mua cá sấu con với lượng mua chiếm đến 70-80% lượng cá sấu con của VN, nên đến nay chúng ta không có cá sấu đủ lớn để lấy da.
Lấy da cá sấu làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ xuất khẩu tại công ty Cá sấu hoa cà (TP.HCM).
“Cá sấu có trọng lượng khoảng 15-20kg cho chất lượng da tốt nhất, làm ra sản phẩm có giá trị cao gấp nhiều lần da cá sấu nhỏ nhưng một, hai năm trước cá sấu khoảng 6-8kg đã bị Trung Quốc gom mua nên lượng cá sấu cho da đạt chất lượng hiện rất ít” – vị đại diện này cho hay.
Theo ông Hưng, các công ty sản xuất các sản phẩm từ da đang đối mặt với khó khăn vì nguồn da sụt giảm mạnh. Để tồn tại, tất cả đang rục rịch nâng giá bán sản phẩm, nhiều đơn vị xuất khẩu da cá sấu đi Nhật, Đức cũng đang đứng trước nguy cơ mất mối làm ăn vì không cạnh tranh nổi với giá mua của Trung Quốc.
Bà Nguyễn Thị Lan (TP Sa Đéc, Đồng Tháp) chuyên mua cá sấu sống xuất đi Trung Quốc, cho biết năm 2012 giá cá sấu sống trung bình ở mức 120.000-150.000 đồng/kg, nhưng nay cá sấu sống loại 8-35kg/con hiện được mua với giá 235.000-242.000 đồng/kg tùy loại, riêng cá sấu sống con có trọng lượng từ 1-2kg được mua với giá khoảng 600.000-1 triệu đồng/con song không có hàng để xuất qua Trung Quốc.
“Hiện Trung Quốc đặt mua khoảng 40 tấn cá sấu sống/tháng, cả tháng nay dù chạy khắp nơi gom mua nhưng tôi chỉ xuất được 11 tấn, trong khi hai năm trước chỉ cần một tuần là có đủ 40 tấn cá sấu sống, khan hàng tôi gom luôn cá sấu non nhưng Trung Quốc vẫn mua”, bà Lan nói.
Theo bà Lan, bên cạnh nhu cầu dùng cá sấu chế biến món ăn tăng mạnh thì khoảng hai năm trở lại đây, Trung Quốc bắt đầu qua VN săn mua cá sấu con và cá sấu bố mẹ về nuôi tại đảo Hải Nam. “Phần lớn nông dân nuôi cá sấu nhỏ lẻ, vốn thấp nên khi thấy được giá họ bán ngay bất kể lớn nhỏ nên giờ cá sấu loại 1 (từ 8-25kg) rất ít”, bà Lan cho hay.
Ông Lâm Tùng Quế, giám đốc Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã TP.HCM (Chi cục Kiểm lâm TP.HCM), cho biết năm nay lượng đăng ký xin cấp giấy phép xuất khẩu cá sấu chính ngạch là hơn 22.000 con, tăng mạnh so với năm ngoái. Tuy nhiên, ông Quế cũng cho biết lượng xuất có thể lớn hơn nhiều do đây chỉ đăng ký chính ngạch.
Video đang HOT
Hiện các cơ quan chức năng chỉ khuyến cáo không nên đầu tư nuôi cá sấu ào ạt để tránh hiện tượng rớt giá chứ không thể can thiệp sâu. Với giá thành đầu tư tăng cao như hiện nay, nếu giá cá sấu rớt thì thiệt hại sẽ rất lớn.
“Chúng ta đang hoàn thành các thủ tục cuối cùng để thành lập hiệp hội cá sấu VN. Khi hiệp hội thành lập, các đơn vị trong hiệp hội sẽ đảm bảo giá mua cân bằng, tư vấn kỹ thuật và thị trường, đầu tư sản xuất cho nông dân, góp phần đảm bảo được tính bền vững cho ngành cá sấu VN”, ông Quế nói.
Giá cá sấu luôn bất ổn
Theo ông Hưng, năm 1990 khi Thái Lan tăng mua cá sấu từ VN giá cá sấu tăng chóng mặt, mỗi con cá sấu sống từ 20-30kg lúc đó có giá trên một cây vàng.
Sau đó giá cá sấu rớt thê thảm xuống còn 60.000 đồng/kg vào năm 1997, năm 2002 tăng trên 200.000 đồng/kg nhưng lại giảm đột ngột, đến năm 2007 chỉ còn 60.000 đồng/kg, và nay mới tăng trở lại.
Qua nhiều lần tăng giảm đột ngột, người nuôi, doanh nghiệp mua và chế biến các sản phẩm từ cá sấu bị thua lỗ hàng loạt.
Theo Tuổi Trẻ
Hình ảnh chỉ có thể thấy ở "vựa vải" lớn nhất miền Bắc
Những ngày này ở Lục Ngạn, Bắc Giang luôn tấp nập, náo nhiệt kẻ mua người bán vải; thương lái Trung Quốc kéo sang thu mua vải rất đông. Nhưng chưa kịp mừng được mùa thì người dân đã phải lo chuyện mất giá.
Vụ vải năm nay theo đánh giá của huyện Lục Ngạn, sản lượng vải ước đạt gần 100.000 tấn, tuy nhiên so với mức giá mà cùng thời điểm này năm ngoái thì giá thu mua vải thiều năm nay thấp hơn 5.000-6.000/kg. Và người dân, cũng như mọi năm, tiếp tục bị thương lái ép giá.
Thương lái Trung Quốc có mặt tại thị chấn Chũ và Kép chỉ thu mua vải loại một, giá thì thay đổi theo giờ, vải ra sớm có nhiều cơ hội bán giá cao hơn vì nếu ra muộn các xe vải đã gần đủ số cân thì thương lái tỏ ra khó tính hơn và trả giá thấp hơn.
Theo đánh giá của người dân thì năm nay mức giá cao nhất của vải loại một là 15.000 đ/kg. Những loại còn lại, quả nhỏ hơn, màu nhạt hơn được các đại lý thu gom mua với mức giá thấp và bán thị trường nội địa với giá bán chỉ còn một nửa 7-11.000/kg, đặc biệt với loại vải trong quá trình vận chuyển, cân đo lúc nào cũng chỉ đạt 5.000 đ/kg thậm chí chỉ 2.000 đ/kg.
Theo người dân ở đây, các thương lái Trung Quốc đã quá quen với kiểu kinh doanh của người Việt, thay vì vào từng vườn thu mua cả vườn, họ giờ đây chỉ tập trung ở các điểm thu mua, đợi các xe vải đến, xem vải rồi ngã giá. Nhiều thương lái còn mặc cả giá với số lẻ bằng tiếng Việt cực sõi hoặc nếu không muốn mua vải thì họ giả vờ không hiểu.
Đến bao giờ, người trồng vải mới bảo vệ được lẫn nhau? Được bù đắp biết bao mồ hôi công sức đã bỏ ra?
Thương lái Trung Quốc len lỏi giữa hàng dài xe vải để xem và ngã giá
Họ cũng mặc cả nhiệt tình, thậm chí nhiều lúc tỏ ra không quan tâm để người bán vải cảm thấy sốt ruột và muốn bán nhanh
Các điểm thu mua của thương lái Trung Quốc thường có rất đông lao động, bởi họ luôn mua với số lượng lớn, trên dưới 10 tấn một ngày
Những hình ảnh chỉ có ở Lục Ngạn khi người mua nhét vội mẩu giấy ghi giá vào miệng người bán vải để chạy đi tìm lồ vải khác, còn người bán vải 2 tay đang ghì cứng ghi đông xe máy chở theo hơn tạ vải đằng sau.
Cân vải là màn đọ trí óc căng thẳng nhất giữa người bán và người cân. Với những lồ vải trên 150kg như thế này, chủ vải thường bị thiệt thêm bởi hết vòng kim của bàn cân, cộng với số lượng trừ lùi khống của đại lý thường rất lớn
Cuốn sổ ghi chép cho thấy số cân thật và số trừ hao mỗi người một khác, không có bất cứ quy định nào rõ ràng. Những bất công, đều người bán phải chịu.
Chỉ có vải loại 1 mới được thu mua để xuất sang Trung Quốc
Vải được ướp qua nước đá để giữ tươi trước khi đóng thùng
Vải loại hai trở đi mới là loại dùng cho thị trường nội địa
Và cả vải rụng với giá từ 2.000 -5.000 đ/kg để sấy khô
Chưa kịp mừng vì được mùa vải, người dân Lục Ngạn lại có thêm nỗi lo ép giá. Và chuyện này, hầu như năm nào cũng vậy, chưa có gì tươi sáng hơn cho người trồng vải.
Minh Thanh
Theo Dantri
Giáp mặt gian thương Trung Quốc: Lật tẩy trăm mưu, nghìn kế "bẩn" Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù đã rất cẩn trọng trong việc làm ăn với các thương lái Trung Quốc, nhưng vẫn có nhiều trường hợp các chủ vựa thu mua của biển ở Cà Mau bị thương lái Trung Quốc quỵt tiền. Trăm mưu, nghìn kế Theo tìm hiểu của chúng tôi, dù đã rất cẩn trọng trong việc làm ăn...