Thương lái tìm mua loài gà bay giỏi như chim, trả giá 140.000 đ/kg
Những hộ nuôi gà sao – loài gà thoạt nhìn hơi giống chim trĩ, bay giỏi như chim đang rất phấn khởi, bởi giá gà sao đang tăng, được thương lái tìm mua với giá 120.000-140.000 đồng/kg tại chuồng và giá 170.000-180.000 đồng/kg nếu bán ra tại các chợ và nhà hàng.
Thức ăn chủ yếu của gà sao là bã bia, cám ngô, cám gạo, rau cỏ các loại chứ không ăn cám công nghiệp. Ảnh: vietnamnet
Theo nhiều tiểu thương, hiện một số nhà hàng, quán ăn ở các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đặt mua gà sao nhằm phục vụ khách ăn uống nên giá gà cũng tăng lên so với tháng trước đây.
Một cán bộ của Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang, cho biết gà sao có tên khoa học là Bambusicola hay còn gọi là gà trĩ, trĩ sao thuộc họ gà phi có nguồn gốc từ châu Phi, thịt gà ăn rất ngon. Gà quen sống trong môi trường hoang dã, tìm kiếm thức ăn trên mặt đất, chủ yếu là côn trùng, chuối, lúa, cám, bắp, rau, cỏ…
Gà sao mái có thể đẻ từ 20-30 trứng và tự ấp trứng, gà rất nhạy cảm với những tiếng động lớn như sấm chớp, mưa giông, tiếng rơi vỡ của đồ vật… Lúc nhỏ gà rất sợ bóng tối, đến khi gà lớn, gà bay giỏi như chim, thậm chí có thể bay lên cao cách mặt đất từ 6-10m.
Gà mái nếu nuôi dạng công nghiệp thì trong khoảng thời gian 6 tháng thì đẻ trứng, nếu nuôi thương phẩm khoảng 3 tháng gà đạt trọng lượng từ 1-1,2kg/con, có thể xuất bán.
Mùa đẻ trứng của gà thường bắt đầu vào tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, nhưng nhược điểm của gà sao mái là nuôi giữ con không hiệu quả.
Theo người chăn nuôi, muốn trứng gà sao nở được thành gà con thì một con trống chỉ đạp tối đa 5 con mái
Video đang HOT
Để duy trì và phát triển giống gà sao bằng công nghệ hiện đại, mỗi tháng trại chăn nuôi con giống của Trung tâm Giống nông nghiệp Hậu Giang đã cho ấp nở thành công khoảng 1.000 con gà sao, cung cấp theo đơn đặt hàng cho người nuôi ở các tỉnh, thành như: Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Trà Vinh, Vĩnh Long, Tiền Giang, Tây Ninh…
Hiện nay, có nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Hậu Giang cũng như một số tỉnh thành khác đã gắn bó và phát triển mô hình nuôi gà sao để phát triển kinh tế, do thịt gà sao cũng không còn quá xa lạ với người tiêu dùng như trước.
Theo ông Lường Văn Đón (sinh 1958, dân tộc Thái), bản Cuông Mường (xã Tông Lạnh, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La), mặc dù loài gà này có sức đề kháng tốt và đẻ nhiều nhưng chúng cũng có nhược điểm. Khả năng ấp trứng của loài gà này khá vụng, chúng thường đẻ hết trứng mới bắt đầu ấp, thời gian ấp trứng 28 ngày mới nở. Nếu không để ý, quan sát kỹ đến từng quả trứng, trứng sẽ nhanh bị hỏng, bị ung. Cách tốt nhất là dùng máy ấp trứng và dùng gà ta ấp trứng gà sao.
“So với các loài vật nuôi khác, nuôi gà sao rất đơn giản, chúng chỉ ăn ngô, thóc, cây rau, lá chuối; sức đề kháng cao không phải tốn một đồng chi phí nào để mua thuốc thang nên rất phù hợp với túi tiền của người nông dân ở vùng cao. Hiện, một số hộ nông dân ở bản đây cũng bắt đầu chuyển hướng sang nuôi loài gà này” – ông Đón cho biết.
Năm 2018, từ việc bán trứng và bán thịt, ông Đón thu gần 100 triệu đồng từ đàn gà sao 300 con. Sau khi trừ chi phí thức ăn lãi 50 triệu đồng. Ảnh: Tuệ Linh
Trong khi đó, khi chia sẻ về khoản lợi nhuận thu được từ nuôi gà sao, anh Nguyễn Xuân Hòa ở xã Phú Minh (Sóc Sơn, Hà Nội) – một chủ trang trại đang nuôi khoảng 7.000 con gà sao tiết lộ, mỗi con gà sao nuôi từ lúc bóc trứng cho đến lúc xuất chuồng chi phí hết dưới 140.000 đồng/con (bao gồm cả tiền giống).
Trong khi đó, gà sao nuôi 4 tháng xuất chuồng với trọng lượng đạt khoảng 2kg/con. Tính ra, mỗi con gà sau khi trừ hết chi phí, lãi ít nhất là 100.000 đồng.
Một năm với lượng gà sao xuất bán thịt như hiện nay, anh Hoà thu lãi hơn 1 tỷ đồng.
Thịt gà sao ngon và thơm hơn thịt gà thường nên luôn có sức hấp dẫn với người tiêu dùng. Hiện giá gà sao thịt tại chuồng đang dao động từ 120.000-140.000 đồng/kg; giá 1 cặp gà sao giống từ 1,5 – 2 triệu/cặp trưởng thành; gà sao con từ 15.000-25.000 đồng/con; trứng gà sao cũng đắt gấp 2-3 lần so với gà thường, dao động từ 5.000 – 8.000 đồng/quả.
Theo Daviet
Điệp khúc trồng - chặt: Gấp rút tổ chức lại sản xuất cây ăn trái
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm trồng trái cây của cả nước. Trong gần 1 triệu ha cây ăn trái của cả nước thì toàn vùng ĐBSCL hiện chiếm 600.000ha cây, và trong 14 loại cây ăn trái chủ lực của cả nước thì khu vực này chiếm đến 9 loại.
Nhưng điệp khúc thừa - thiếu, trồng - chặt liên tiếp diễn ra khiến người trồng cây ăn trái ở ĐBSCL luôn trong tình trạng bấp bênh.
Đó là vấn đề được người dân, cơ quan quản lý Nhà nước và các nhà khoa học, chuyên gia kinh tế đặt ra tại Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Giải pháp phát triển cây ăn trái đáp ứng thị trường xuất khẩu", do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức ngày 26/7.
Điệp khúc thừa - thiếu
Lãnh đạo Cục Trồng trọt cho biết, hiện diện tích cây ăn trái của các tỉnh phía Nam gần 600.000ha, chiếm khoảng 60% diện tích của cả nước; tổng sản lượng hàng năm hơn 6,6 triệu tấn, chiếm khoảng 67% sản lượng của cả nước. Trong đó có 14 loại cây ăn trái có diện tích trồng hơn 10.000ha mỗi loại như: Xoài, chuối, thanh long, sầu riêng, cam, bưởi, nhãn, khóm, chôm chôm, mít, bơ...
Riêng ĐBSCL là vùng trồng cây ăn trái chủ lực của phía Nam khi chiếm khoảng 58% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước. Tại đây, nhiều giống cây ăn trái mới được chọn tạo, chuyển giao cho sản xuất và nhiều tiến bộ kỹ thuật được nhà vườn áp dụng hiệu quả, như: Rải vụ thu hoạch, tưới nước tiết kiệm, thụ phấn bổ sung, cải thiện tăng đậu trái và chống rụng trái non.
Đặc biệt, nhiều nông dân áp dụng mô hình sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP nhằm tạo ra sản phẩm sạch. Riêng thị trường tiêu thụ cây ăn trái trong những năm gần đây tương đối thuận lợi, giá cao, người sản xuất có lời...
Mô hình trồng sầu riêng hữu cơ của nông dân tỉnh Hậu Giang. (ảnh: Hồng Cẩm)
Theo ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam: Về sản xuất trái cây, trên cả nước mà đặc biệt là ở ĐBSCL hiện nay, nổi lên vấn đề là diện tích trồng của nông dân nhỏ lẻ, phân tán, gây khó khăn trong việc cơ giới hóa.
Thứ hai, khó phổ biến áp dụng những phương thức sản xuất theo hướng an toàn như VietGAP, GlobalGAP, nên diện tích sản xuất theo hướng an toàn còn rất khiêm tốn, chỉ chiếm khoảng 10%. Nông dân thường chạy theo số lượng nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều, gây ảnh hưởng đến uy tín trái cây Việt Nam.
Khâu sản xuất giống chất lượng còn hạn chế, người dân chủ yếu sử dụng giống trôi nổi. Khâu thu hoạch, chế biến ở ĐBSCL chủ yếu bằng thủ công. Việc vận chuyển trái cây từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng phương tiện thô sơ như xe máy, xuồng ghe, dẫn đến tổn thất sau thu hoạch chiếm tỷ lệ rất cao, khoảng 40% bị thất thoát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển.
Khâu bảo quản sau thu hoạch tuy có phát triển nhưng còn yếu so với các nước xung quanh, do còn thiếu vốn, thiếu công nghệ. Khâu chế biến sâu để tăng giá trị cũng còn yếu, chủ yếu xuất thô, xuất tươi, vì còn quá ít nhà máy đủ lớn để chế biến.
Về khâu vận chuyển đi nước ngoài còn rất yếu, bởi chúng ta chưa có một hệ thống gọi là logistic hoàn chỉnh ở ĐBSCL. Lâu nay, hàng trái cây phải được tập trung về TP.HCM rồi mới xuất đi. Hệ thống giao thông phát triển chưa đồng bộ cũng góp phần tăng tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch. Ngành nông nghiệp các địa phương chưa dự báo chuẩn xác về thị trường tiêu thụ, dẫn đến tình trạng lúc thiếu, lúc thừa, trồng rồi lại chặt.
Giải pháp phát triển cây ăn trái bền vững
Bàn về giải pháp nào để phát triển cây ăn trái theo hướng bền vững đáp ứng thị trường xuất khẩu trong thời gian tới, TS Nguyễn Như Hiến - Phó Văn phòng Cục Trồng trọt phía Nam, cho biết: Cần phải tổ chức lại sản xuất trong vùng quy hoạch. Theo đó, mỗi tỉnh cần xác định một số cây thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu về tập quán canh tác có lợi thế trong sản xuất để tập trung đầu tư, từ quy trình, quy hoạch, từ xây dựng nông thôn mới, đến chế biến bảo quản.
Về khoa học công nghệ cần đặc biệt quan tâm khâu chọn giống, phải tốt để đưa vào sản xuất, bảo đảm các giống này có năng suất cao, chất lượng tốt vừa kháng được sâu bệnh. Mặt khác, tiếp tục bình tuyển lại những giống ở địa phương có lợi thế đặc trưng.
TS Phúc cũng cho biết thêm, cần tổ chức lại liên kết sản xuất. Phấn đấu đến năm 2030, 100% diện tích trong vùng sản xuất tập trung được tổ chức lại sản xuất, được sản xuất theo tiêu chuẩn GAP và được truy xuất nguồn gốc bảo đảm an toàn. Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, trên cơ sở tính đến thời vụ của các nước. Chẳng hạn như các nước ở châu Âu, Mỹ, khi thời vụ của họ không sản xuất trái cây được thì chúng ta đáp ứng lúc này và giảm lúc kia theo giải pháp rải vụ.
Còn ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhìn nhận: Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu trái cây lớn của Việt Nam, chiếm 75% sản lượng. Nhưng cái khó của nông dân là từ tháng 6 này, Trung Quốc cấm không cho xuất tiểu ngạch nữa, mà phải đi qua đường chính ngạch. Để đi đường chính ngạch, chúng ta cần phải có mã số vùng trồng, mã số đóng gói. Muốn vậy, cần phải tập hợp được nông dân qua hình thức HTX để xây dựng những vùng trồng chuyên canh tập trung lớn...
Phát biểu tổng kết diễn đàn, ông Trần Văn Khởi - quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia nhấn mạnh: Thời gian tới cần Xây dựng quy hoạch phát triển theo hướng sản phẩm quốc gia, sản phẩm vùng, sản phẩm địa phương gắn với chế biến, vùng nguyên liệu cho xuất khẩu, doanh nghiệp kinh doanh trong nước, tránh hiện tượng trồng hay chặt bỏ, thiếu hay thừa. Khuyến khích doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và cây ăn trái nói riêng, hình thành mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dạng chuỗi...
Theo Danviet
Thương lái miền Tây lùng mua mít Thái, giá vọt lên 52.000 đồng/kg Mấy ngày qua mít Thái tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bỗng tăng giá mạnh. Thương lái miền Tây rảo khắp đường quê thu gom mít. * Cảnh báo rủi ro tăng nóng diện tích mít Thái Từ hơn 2 tuần qua, ở các tỉnh miền Tây mít Thái quay đầu tăng giá gần bằng mức giá cao hồi đầu...