Thương lái thao túng thị trường thịt lợn suốt 8 tháng qua
Ông Hoàng Thanh Vân- Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ trưởng Bộ NNPTNT) đã cho biết như trên tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2017 của Bộ NNPTNT tổ chức sáng nay (30.6).
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, hiện nay đàn lợn có 27,23 triệu con, giảm khoảng 1,1 triệu con so với cùng kỳ năm 2016 và giảm khoảng 1,6 triệu con so với 1.4.2017 do người nuôi không tái đàn.
Ông Hoàng Thanh Vân.
Sản xuất chăn nuôi thời gian qua gặp khó khăn lớn về thị trường tiêu thụ, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Nguyên nhân là do những năm trước chăn nuôi thuận lợi, giá cả ổn định, có lợi nên người dân đầu tư tăng đàn mạnh, dẫn đến tình trạng cung vượt cầu khiến cho giá thịt lợn giảm sâu, người chăn nuôi bị thua lỗ. Trước tình hình đó, Bộ NNPTNT đã phối hợp với các Bộ ngành, địa phương, doanh nghiệp (DN) triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh tiêu thụ.
Cũng theo Bộ NNPTNT, công tác phát triển thị trường, dự báo cung cầu nông sản còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hàng hóa lớn, hội nhập quốc tế. Vì vậy, đã xảy ra tình trạng sản xuất cung vượt cầu đối với một số nông sản, nhất là thịt lợn dẫn đến tiêu thụ chậm, giá giảm mạnh.
Một trong những nguyên nhân nhức nhối khiến lợn tiêu thụ chậm, giá thu mua lợn giảm mạnh nhưng giá bán cho người tiêu dùng vẫn rất cao theo đánh giá của ông Hoàng Thanh Vân – Cục trưởng Cục Chăn nuôi: “Chúng ta có thừa năng lực sản xuất thịt lợn, song lại yếu về khâu quản lý thị trường. Trong suốt 8 tháng qua, thương lái đã thao túng thị trường thịt lợn và chưa có dấu hiệu dừng lại, đến nay thương lái vẫn thao túng thị trường rất mạnh”.
Theo ông Vân, mặc dù không thể phủ nhận vai trò thương lái trong khâu tiêu thụ, tuy nhiên cơ quan quản lý nhà nước chưa quản lý, kiểm soát được lực lượng thương lái, quản lý thị trường trên cả nước còn nhiều hạn chế. Vì thế dù sản xuất rất tốt nhưng tiêu thụ sản phẩm lại có vấn đề, không theo kịp được khả năng sản xuất.
Video đang HOT
Đánh giá tình hình chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm 2017, ông Vân cho rằng: “Ngành chăn nuôi đang phát triển tốt, có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng đề ra là 3%. Tuy nhiên sức tăng trưởng của ngành hiện nay hết sức mong manh, có nhiều dấu hiệu không tốt, việc tái đàn lợn diễn ra chậm, đầu tư trong phát triển chăn nuôi lợn chững lại, một số DN sản xuất thức ăn chăn nuôi dự kiến nâng lên 1 triệu tấn thức ăn nhưng có dấu hiệu chững lại. Từ nay đến cuối năm có khả năng dư thừa sản phẩm chăn nuôi dù tái đang đang chậm”.
Ông Vân cũng cho biết, hiện ngành chăn nuôi đang rà soát lại 3 khu vực chăn nuôi chính là: Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI, các khu vực chăn nuôi tập trung và các nông hộ nhỏ. Từ đó, sẽ có công bố quy hoạch, cũng như đưa ra khuyến cáo, chỉ đạo chính quyền các địa phương định hướng sản xuất cho phù hợp.
Giá thịt lợn hiện nay vẫn rất thấp.
Trước tình hình đó, ông Vân kiến nghị Bộ trưởng Bộ NNPTNT tiếp tục chỉ đạo chính quyền địa phương trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. “Trong đợt giải cứu lợn vừa qua có 4-5 địa phương làm rất tốt khâu tiêu thụ lợn cho bà con. Điều đó tiếp tục khẳng định vai trò của địa phương là rất quan trọng, là chỗ dựa tin cậy để người chăn nuôi yên tâm sản xuất”- ông Vân nói.
“Hiện nay năng lực sản xuất đang rất tốt, sản xuất có thể tăng thêm 10% nữa vẫn được, tuy nhiên trong tình hình hiện nay, nếu tăng thêm thì người dân sẽ chết. Vì vậy đề nghị lãnh đạo bộ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của bộ về thị trường, đẩy mạnh hơn nữa xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu” – ông Vân cho biết thêm.
Ông Vân cũng cho biết, trong định hướng tái cơ cấu của ngành chăn nuôi sẽ duy trì đàn lợn từ 32-34 triệu con, nhưng hiện mới có 27 triệu con đã dư thừa thịt rồi, nên cần phải điều chỉnh lại con số này.
Theo Danviet
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam: "Giải cứu" thịt lợn chưa căn cơ
Đó là nhận định của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam (BCH T.Ư Hội NDVN) Lại Xuân Môn tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Phước Long (Bạc Liêu) diễn ra sáng nay, 26.6.
Chủ tịch Hội NDVN đang cùng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Bạc Liêu tiếp xúc cử tri nhằm báo cáo kết quả kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV.
Cử tri Hồ Thanh Quân nêu ý kiến về nâng mức chi trả chế độ cho người có công.
Tại buổi tiếp xúc, các ĐBQH đã có buổi gặp gỡ, trao đổi với hơn 200 cử tri của huyện Phước Long. ĐBQH Trần Thị Hoa Ry - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bạc Liêu-đại diện đoàn đã báo cáo nhiều nội dung quan trọng trong kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV đến với đông đảo bà con cử tri.
Cử tri Hồ Thanh Quân (ấp Long Đức, thị trấn Phước Long) bày tỏ: "Hiện nay chế độ, chính sách cho cán bộ về hưu, đối tượng thương binh, người có công là quá thấp, không thể chi trả cho cuộc sống, rất mong các ĐBQH kiến nghị lên trên để xem xét tăng lên...".
Cử tri Trần Văn Quang (ngụ ấp Phước Thuận 1, thị trấn Phước Long) kiến nghị: "Hiện giá thịt heo hơi tại địa phương xuống quá thấp, thương lái mua tại dân thì thấp nhưng bán ra thị trường với giá rất cao. Tình trạng này đã tiếp diễn rất lâu nhưng chính quyền và cơ quan quản lý thị trường vẫn chưa giải quyết được vấn đề. Điều này dẫn đến sản xuất của bà con nông dân thời gian quan gặp rất nhiều khó khăn...".
Cử tri Trần Văn Quang bức xúc về vấn đề giá thịt lợn thu mua của nông dân thấp, bán ra thị trường lại cao.
Sau khi lắng nghe các ý kiến của bà con cử tri, thay mặt đoàn ĐBQH, Chủ tịch Lại Xuân Môn ghi nhận và tiếp thu các ý kiến, đồng thời cho biết các vấn đề thuộc địa phương sẽ kịp thời gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền để giải quyết cho cử tri.
Nói về vấn đề "giải cứu" thịt lợn, người đứng đầu Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, giải cứu thịt lợn phải tính đến yếu tố hiệu quả. Giải cứu nhằm nâng giá, tăng tiêu thụ thịt lợn để tháo gỡ khó khăn của bà con nông dân.
"Tuy nhiên, việc giải cứu lại xảy ra mâu thuẫn khi vận động mọi người mua thịt lợn. Trong thực tế cơ cấu bữa ăn hằng ngày của chúng ta, ngoài thịt lợn thì còn có thịt gà, trứng, cá, tôm... Rõ ràng tăng ăn thị lợn thì các sản phẩm kia phải giảm đi, trong khi sản xuất thì vẫn như vậy, từ đó dẫn đến giải cứu được sản phẩm này thì sản phẩm khác có nguy cơ dư thừa" - Chủ tịch Lại Xuân Môn phân tích.
Chủ tịch Hội NDVN Lại Xuân Môn thay mặt đoàn ĐBQH trả lời cử tri tại buổi tiếp xúc.
Cũng theo ông Lại Xuân Môn, Hội NDVN có ý kiến với Chính phủ, Bộ NN PTNT là tại sao sản phẩm nông nghiệp luôn phải giải cứu? Vì chúng ta chưa có một giải pháp mang tính chiến lược và căn cơ. Trong khi giá mua tại nơi sản xuất của bà con nông dân thì thấp mà bán ra thị trường thị vẫn với giá cao. Đây là mẫu thuẫn thị trường.
Sự chênh lệch giá giữa sản xuất và thị trường không khuyến khích được sản xuất và tiêu dùng. Chúng ta cần quy hoạch sản xuất theo chuỗi, nếu giải quyết được vấn đề này thì tất yếu sẽ giải quyết được mẫu thuẫn của thị trường.
Theo Danviet
Hàng trăm người chen chân mua thịt lợn giá rẻ Từ sáng sớm nay 19/6, nhiều người dân ở TP Cần Thơ đã có mặt tại Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên Cần Thơ để mua thịt lợn giá rẻ, nhằm chung tay hỗ trợ người chăn nuôi trên địa bàn. Khi thịt lợn được vận chuyển từ lò mổ đến đã có hàng trăm người dân đứng đợi sẵn ở...