Thương lái miền Tây lùng mua mít Thái, giá vọt lên 52.000 đồng/kg
Mấy ngày qua mít Thái tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bỗng tăng giá mạnh. Thương lái miền Tây rảo khắp đường quê thu gom mít.
* Cảnh báo rủi ro tăng nóng diện tích mít Thái
Từ hơn 2 tuần qua, ở các tỉnh miền Tây mít Thái quay đầu tăng giá gần bằng mức giá cao hồi đầu năm 2019. Dân chủ vựa trái cây ở Cái Bè (Tiền Giang) gọi bạn hàng các tỉnh lân cận thu gom hàng cung ứng. Một vựa thu mua khoảng 2-3 ngày mới đóng đủ hàng cho chuyến xe 20 tấn.
Tuy nhiên hiện thời mít đang “đứt lứa”, trái chưa vào đợt chín rộ. Tại Cần Thơ các nhà vựa trái cây ở huyện Phong Điền cho thương lái tay em tỏa về khắp các nhà vườn thu mua qua các vùng lân cận huyện Thới Lai và miệt vườn Hậu Giang. Khoảng một tháng trước, giá chỉ còn 11.000-13.000 đ/kg. Đã không ít người cho rằng mít Thái hạ nhiệt vì thương lái Trung Quốc ngưng mua hàng.
Một điểm thu mua mít Thái ở huyện Thới Lai-TP Cần Thơ. Ảnh: PT.
Hiện nay mít vào đợt hút hàng cao điểm. Thương lái ở Cần Thơ thu mua mít Thái trái tươi tăng giá từng ngày. Mít loại 1, trái to trên 8 kg/trái (vào ngày 23/7) giá vượt lên mức 52.000 đ/kg, tăng hơn 7.000 đ/kg so 3 ngày trước đó và tăng gấp đôi so với 2 tuần trước (26.000 đ/kg); mít loại 2 từ 6-8 kg/trái giá 30.000 đ/kg; mít loại 3 từ 4-6 kg/trái giá 20.000 đồng/kg.
Video đang HOT
So với những tháng đầu năm 2019 giá mít đã tăng chạm mức cao nhất, 35.000 – 45.000 đồng/kg và có thời điểm trên 50.000 – 60.000 đồng/kg. So với nhiều loại rau quả khác, một trái mít trọng lượng trung bình hơn 10kg nông dân thu hơn nửa triệu đồng.
Nông dân thừa biết rằng mít Thái không phải là loại trái cây chủ lực của nhà vườn miền Tây. Trồng mít nhiều, dư thừa sẽ khó tiêu thụ. Song, lại có người ý giải: Cây mít dễ trồng, nếu trồng giống mít siêu sớm sau 1-2 năm cho trái, trồng xen trong vườn hay ngoài bờ thửa thu hái vài năm, chi phí ít, tính ra cũng không lỗ lã gì nhiều.
Theo Cục Trồng trọt, khi giá thu mua mít Thái xuất khẩu sang Trung Quốc ở mức cao, nông dân tại một số tỉnh, thành mở rộng diện tích, kể cả một số địa phương ngoài vùng quy hoạch, thiếu tính ổn định, có nguy cơ rủi ro. Đến năm 2018 diện tích mít cả nước có trên 26.100 ha, năng suất 16,5 tấn/ha, sản lượng trên 307.500 tấn.
Vùng ĐBSCL có diện tích trồng mít lớn nhất so các vùng miền khác trong cả nước với hơn 10.100 ha, trong đó khoảng 6.400 ha đang cho thu hoạch, năng suất 17,9 tấn/ha, sản lượng hơn 114.000 tấn, chiếm hơn 38,6% tổng diện tích và 37,1% sản lượng cả nước.
Thương lái thu mua mít Thái. Ảnh: PT.
Đặc biệt trong 2 năm 2017 và 2018, do sức hấp dẫn giá mít đã thúc đẩy tăng nhanh diện tích mít trồng mới trong cả nước trên 5.700 ha (năm 2017 hơn 1.600 ha; năm 2018 hơn 4.100 ha). Trong đó diện tích mít trồng mới nhanh nhất là ĐBSCL, năm 2017 là 581 ha và năm 2018 là 2.407 ha. Đặc biệt từ đầu năm 2019 đến nay có thêm hơn 1.140 ha mít Thái được trồng mới, tập trung ở các tỉnh Tiền Giang, Hậu Giang và TP Cần Thơ.
Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho rằng: “Do việc mở rộng diện tích trồng mít Thái ngày càng tăng, các tỉnh, thành vùng ĐBSCL cần phải chú ý một số vấn đề, như: cây mít chưa được các địa phương xác định là cây ăn quả chủ lực, do đó việc đầu tư, hỗ trợ cho phát triển sản xuất mít chưa có, phần lớn nông dân sản xuất tự phát, chưa có quy trình sản xuất cụ thể cho các loại hình trồng xen, trồng thuần và chuyển đổi từ đất lúa.
Đồng thời, việc chuyển đổi sang trồng mít rải rác trên nhiều địa phương, không theo vùng trồng tập trung, diện tích lớn sẽ dẫn đến nhiều rủi ro trong mùa lũ, ngập úng, thiệt hại do hệ thống đê bao chưa hoàn thiện, khép kín.
Vì nguy cơ rủi ro cao nên trong công tác quản lý nông nghiệp các địa phương cần lưu ý và khuyến cáo nông dân.
Theo Hữu Đức (Nông nghiêp Viêt Nam)
Khóc, cười với mít Thái: Giá đang cao vót bỗng rớt cái...bịch
Hiện nay, mít Thái đang vào vụ thu hoạch rộ, giá bán mít Thái chỉ ở mức 15.000 đồng/kg đối với loại I, 12.000 đồng/kg đối với loại II, 8.000 đồng/kg đối với loại III, bình quân giảm gần 35.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây 2 tháng ...
Mất 35.000 đồng mỗi kg mít Thái
Theo báo Hậu Giang, thống kê của ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang), hiện toàn huyện có khoảng 250ha mít Thái. Trong đó, khoảng 100ha đang cho trái, tập trung nhiều ở các xã Thạnh Hòa, Tân Long, Long Thạnh...
Thương lái thu mua mít Thái tại Hậu Giang. So với cách đây 2 tháng, giá mít Thái mất 35.000 đồng mỗi ký.
Theo anh Nguyễn Văn Hải (ảnh), ở huyện Châu Thành, thu mua mít Thái tại xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, cho biết trung bình mỗi ngày anh thu mua được từ 300-400kg mít Thái, tăng gần gấp đôi so với hai tháng trước. Mua nhiều, nhưng lợi nhuận không bằng lúc trước. Giá mít Thái hiện nay giảm có hai nguyên nhân là do sản lượng nhiều và việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang có dấu hiệu chựng lại.
Giá mít Thái lao dốc
Theo Báo Bình Phước, trong quý 1 năm nay, giá mít tăng đột biến, lên đỉnh điểm 70-80 ngàn đồng/kg. Đầu quý 2, giá mít lại lao dốc không phanh còn 30 ngàn đồng/kg. Đầu tuần này, giá mít Thái lá nhỏ tại vườn chỉ còn 12-15 ngàn đồng/kg.
Các tiểu thương cho biết, nguyên nhân giá mít xuống thấp là do thương lái Trung Quốc không thu mua. Trong khi đó, các nhà máy chế biến trái cây đã có kế hoạch sản xuất và vùng nguyên liệu phục vụ nên không thu mua giá cao bất thường. Điều này khiến giá mít trở về đúng thực tế khoảng 15 ngàn đồng/kg.
Trái với giá mít lên xuống thất thường, giá sầu riêng năm nay đang ổn định và ở mức cao. Khu vực Bù Đăng, Phước Long, Phú Riềng sầu riêng đang bán với giá 60-65 ngàn đồng/kg tại vườn. Đến tay người tiêu dùng có thể lên đến 80-90 ngàn đồng/kg.
Cùng với nhu cầu tiêu thụ sầu riêng trong nước ngày càng tăng, thị trường Trung Quốc cũng tiêu thụ khá mạnh loại trái cây này nên đẩy giá liên tục tăng. Mặt khác, cây sầu riêng rất khó trồng, thời gian lâu cho trái nên nguồn cung chưa đủ đáp ứng thị trường.
Theo Danviet
Bất ổn số phận cây mít Thái và điệp khúc trồng - chặt theo thời giá Hết trồng - chặt rồi lại chặt - trồng vì chạy theo thời giá, bài học này không mới nhưng vẫn đang tiếp tục xảy ra với cây mít Thái. Những năm gần đây, diện tích cây mít Thái gia tăng ồ ạt, trong khi thị trường tiêu thụ bấp bênh, làm dấy lên lo ngại cung vượt cầu. Luẩn quẩn chặt -...