Thương hiệu Sheraton có thể về tay doanh nghiệp Trung Quốc
Thương vụ sáp nhập có thể tạo ra chuỗi khách sạn lớn nhất thế giới vừa tạm dừng khi Starwood Hotels & Resort, hãng sở hữu thương hiệu khách sạn Sheraton, đang xem xét đề nghị hấp dẫn hơn từ doanh nghiệp Trung Quốc.
Khách sạn Sheraton ở TP.HCM – Ảnh: Website Sheraton
Theo CNN, thương vụ hãng Marriott International mua lại Starwood Hotels & Resort đã được tạm dừng, ít nhất là vào lúc này, khi Starwood Hotels & Resort đang cân nhắc lời chào mua ra giá 12,8 tỉ USD trả bằng tiền mặt từ một nhóm nhà đầu tư Trung Quốc mà dẫn đầu là công ty bảo hiểm Anbang Insurance Group. Hãng Marriott có 5 ngày để quyết định có đưa ra lời chào mua khác hấp dẫn hơn hay không và chuỗi khách sạn này cho biết sẽ cân nhắc thêm.
Cổ phiếu Starwood tăng 5% trong phiên giao dịch hôm 18.3 lên trên mức giá 76 USD mỗi cổ phiếu mà Anbang đề nghị. Cổ phiếu Marriott cũng tăng 2% sau thông tin trên. Việc này cho thấy có thể các nhà đầu tư sẽ có một cuộc chiến đấu thầu để giành Starwood.
Nếu hãng Marriott không thâu tóm Starwood, công ty sở hữu thương hiệu Sheraton phải trả Marriott 400 triệu USD tiền phá vỡ hợp đồng.
Video đang HOT
Starwood hiện có 1.300 khách sạn và khu nghỉ dưỡng tọa lạc ở khoảng 100 nước với một số thương hiệu như Sheraton, Westin, St. Regis và W.
Reuters đưa tin Starwood Hotels & Resorts hôm 19.3 trở thành nhà điều hành khách sạn đầu tiên của Mỹ ký một thỏa thuận với Cuba kể từ năm 1959. Hãng công bố việc đầu tư hàng triệu USD vào quốc gia ở vùng biển Caribbe, một ngày trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm thủ đô Havana của Cuba.
Thương hiệu Four Points Sheraton của Starwood sẽ vận hành khách sạn của quân đội Gaviota 5th Avenue còn thương hiệu Luxury Collection của Starwood sẽ quản lý khách sạn nhà nước Gran Caribe Inglaterra. Thỏa thuận trên có thể giúp Tổng thống Obama dùng chuyến đi lịch sử để giới thiệu những gì mà ông xem là lợi ích từ việc mở cửa ngoại giao của Washington đối với nước bạn.
Về phần Marriott, hãng sở hữu 4.400 khách sạn tại 87 nước với các thương hiệu nổi tiếng như Marriott, Ritz-Carlton, Carlton và Residence Inn.
Anbang Insurance Group là công ty sở hữu khách sạn Waldorf Astoria ở New York (Mỹ). Doanh nghiệp Trung Quốc này đang hoàn tất thương vụ mua Strategic Hotels & Resorts từ Blackstone Group.
Nhà đầu tư Trung Quốc liên tục vung tiền mua tài sản nước ngoài trong thời gian gần đây. Theo Dealogic, doanh nghiệp Đại lục đã công bố kế hoạch thâu tóm 144 công ty ngoại, tổng trị giá 88 tỉ USD từ đầu năm đến nay. Hồi năm 2015, tổng giá trị các thương vụ thâu tóm của công ty Trung Quốc là 106 tỉ USD.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Trung Quốc rót vốn kỷ lục vào Mỹ và châu Âu
Đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu và Mỹ đạt mức cao kỷ lục là 38 tỉ USD năm 2015, tờ Financial Times trích báo cáo của hãng luật Baker & McKenzie và công ty tư vấn Rhodium Group cho biết.
Đầu tư của Trung Quốc vào các nước phương Tây được dự báo sẽ đạt kỷ lục trong năm nay 2016 - Ảnh: Reuters
Giới doanh nghiệp quốc doanh và tư nhân Trung Quốc rót kỷ lục 23 tỉ USD vào khu vực châu Âu, bao gồm cả Na Uy, Thụy Sĩ và các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU). Ở Mỹ, các công ty Trung Quốc đầu tư 15 tỉ USD.
Trong tất cả quốc gia EU, Ý là nơi thu hút đầu tư Trung Quốc nhiều nhất, chủ yếu là nhờ thỏa thuận 7,9 tỉ USD giữa hai công ty Pirelli và ChemChina. Thành phố New York, bang California và bang Texas là ba nơi nhận nhiều tiền đầu tư từ Đại lục nhất tại Mỹ.
Năm nay, đầu tư từ Trung Quốc vào các nền kinh tế phương Tây được cho là có thể phá vỡ kỷ lục lần nữa. Các tập đoàn Trung Quốc đã công bố khoảng 70 tỉ USD giá trị các thương vụ tiềm năng.
Dù vậy, báo cáo trên cho thấy tốc độ đầu tư của Đại lục vào các nước Tây phương có thể đang chậm lại. Đầu tư vào châu Âu tăng 28% hồi năm ngoái trong khi tăng gấp đôi từ năm 2013 đến năm 2014.
Số vốn rót ra nước ngoài của Trung Quốc được công bố giữa lúc giới đầu tư lo ngại về nền kinh tế nước này. Trung Quốc tăng trưởng 6,9% trong năm 2015 và đây là tốc độ tăng trưởng chậm nhất trong vòng 25 năm qua.
Michael DeFranco, cuyên gia hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) của hãng Baker & McKenzie's nói: "Đây là thời điểm kinh tế hỗn loạn nhưng chúng tôi nhận thấy các doanh nghiệp Trung Quốc hành động với sự tự tin và tiếp tục có những bước đi lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ".
Đại lục được dự báo sẽ trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào năm 2020, theo nghiên cứu của hãng Rhodium Group và Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator của Đức. Tài sản ngoài đất nước của Bắc Kinh có thể tăng gấp ba lần từ mức 6.400 tỉ USD đến hơn 20.000 tỉ USD trong năm năm tới.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Quan tham Trung Quốc 'vòi' doanh nghiệp tặng máy bay riêng Một quan tham Trung Quốc được cho đã yêu cầu 12 doanh nghiệp hùn tiền mua một chiếc máy bay trị giá 390 triệu nhân dân tệ (gần 60 triệu USD) để phục vụ nhu cầu đi lại cho mình. Sơn Tây, một trong những tỉnh có nhiều quan tham đã trở thành mục tiêu của chiến dịch chống tham nhũng do Chủ...