Thương hiệu Hermès bất ngờ kiện 1 nghệ sĩ vì tội bán túi xách theo kiểu “trí trá”
Và trong lần kiện tụng này, Hermès đã có động thái vô cùng gắt gao.
NFT (Non-fungible token – tài sản không thể thay thế) là một loại tài sản số hiện diện trên một chuỗi số, được dùng để ghi lại quyền sở hữu một tài sản như tác phẩm nghệ thuật/đồ sưu tầm. Khái niệm này đang ngày một phổ biến và lấn sân sang ngành công nghiệp thời trang nhưng vô hình trung dẫn tới một số hệ luỵ phức tạp.
Mới đây, thương hiệu cao cấp Hermès đã đâm đơn kiện nghệ sĩ Mason Rothschild khi tạo ra 100 mẫu túi Birkin dạng NFT, gọi anh là “một nhà đầu cơ kỹ thuật số đang ham hố làm giàu”.
Hermès khá gay gắt khi đâm đơn kiện lên Tòa án Quận phía Nam của New York, cho rằng Mason đang “chiếm đoạt thương hiệu Metabirkins để sử dụng trong việc tạo dựng, tiếp thị, buôn bán và tạo điều kiện cho việc trao đổi tài sản kỹ thuật số”. Cụ thể, BST túi xách mang tên MetaBirkins của nam nghệ sĩ có hình dáng tương tự các sáng tạo của Hermès, một trong số đó từng được bán với giá 956 triệu đồng.
Các mẫu túi xách kỹ thuật số này bị cáo buộc là sản phẩm của hành vi đánh cắp chất xám, lợi dụng danh tiếng của Hermès để trục lợi
Video đang HOT
Đứng trước những cáo buộc trên, nam nghệ sĩ phản kháng gay gắt. Anh cho biết: “Tôi không sản xuất túi xách giả. Tôi sáng tạo các tác phẩm nghệ thuật… Tu chính án 1 Hiến pháp Mỹ cho tôi quyền sản xuất và bán tác phẩm nghệ thuật mô phỏng túi xách của Hermès cơ mà!”. NFT của anh hiện vẫn được chào bán trên nền tảng Rarible.
Tuy nhiên ngay sau khi phía Hermès đâm đơn kiện, các sản phẩm của Mason lập tức bị gỡ khỏi các nền tảng kỹ thuật số.
Dẫu vậy, nam nghệ sĩ vẫn cứng đầu quảng bá những chiếc túi trên website của mình
Hermès là thương hiệu có duyên với những phi vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ như vậy. Năm 2014, thương hiệu nước Pháp từng bị nhãn hàng có tên Playnomore trắng trợn đạo nhái mẫu thiết kế và bán với giá rẻ. Không chỉ vậy, Playnomore còn ngang nhiên treo slogan “Fake For Fun” (tạm dịch: Nhái cho vui).
Đồ mới không giảm giá, đồ cũ ít người mua dịp Black Friday
Với Lan Anh, mua sắm vào thứ sáu đen tối không khác nhiều ngày thường. Cô quyết định mua món đồ yêu thích dù không được giảm giá.
Ngày 26/11, nhiều người dân Hà Nội đổ ra đường đi mua sắm dịp Black Friday. Theo ghi nhận của Zing, các cửa hàng trên tuyến phố thời trang như Bà Triệu, Đặng Văn Ngữ, Chùa Bộc, Phạm Ngọc Thạch, Cầu Giấy và trong TTTM đồng loạt treo biển giảm giá 30%, 50%, 70%, 80%, có nơi sale "sập sàn" 90%. Thực tế, có nhiều cửa hàng đã chạy chương trình sale từ vài ngày trước đó. Tuy vậy, không phải địa điểm kinh doanh nào cũng thu hút đông người đến mua sắm.
Một gian hàng kinh doanh giày dép, túi xách, phụ kiện trong TTTM Vincom Center Metropolis (quận Ba Đình) chọn "thứ sáu đen tối" là ngày khởi động đợt sale 50% một số mặt hàng kéo dài tới giữa tháng 12. Do lượng khách mua sắm khá đông, nhân viên liên tục tư vấn và check mẫu, size. Để tránh tình trạng quá tải bên trong, nhân viên sẽ chăng dây ở cửa nhằm kiểm soát lượng người vào.
Theo nhân viên cửa hàng Muji Việt Nam, 15h và 19h là khoảng thời gian đông nhất. Giống như tại tất cả cửa hàng, khách đều được yêu cầu khai báo y tế, kiểm tra nhiệt độ và rửa tay sát khuẩn trước khi vào mua sắm.
Sau khi ghé 2 cửa hàng, Lan Anh và Hương Giang (21 tuổi), sinh viên ĐH Xây dựng, mua được một số món đồ ưng ý. "Mình đi mua sắm vào Black Friday vì nghĩ các cửa hàng sẽ sale nhiều. Tuy nhiên, mình hơi thất vọng vì đồ mới không được giảm giá nhiều, trong khi những món sale thì mình không thực sự thích. Mình quyết định mua một chiếc áo ưng ý dù giữ nguyên giá. Mình không quá quan tâm tới Black Friday mà hay mua sắm ngày thường. Năm nay, mình thấy không khí có vẻ không đông đúc như mọi khi, có lẽ do ảnh hưởng của dịch bệnh", Lan Anh nói.
12h, Lê Anh và Thanh Tâm (29 tuổi) hẹn nhau ở cửa hàng thời trang trong TTTM Vincom Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng). Chia sẻ với Zing, Lê Anh cho hay cô vừa trở về Việt Nam sau 6 năm sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. "Lâu lắm rồi mới về Việt Nam, mình muốn thử xem không khí Black Friday trong nước ra sao. Ở Nhật, Black Friday là dịp sale rất nhiều và nhộn nhịp. Các cửa hàng thường sale từ trước 5-6 hôm, đến ngày thì treo biển giảm giá sâu 70-80% toàn bộ mặt hàng. Họ thường có chương trình bán những túi đồ đồng giá mà khách không biết trước có gì bên trong. Ở Việt Nam, mình thấy không giảm nhiều và không phải món gì cũng sale".
Lê Anh cũng cho hay cô thường chi tiêu 5-10 triệu đồng cho các mặt hàng dịp Black Friday. Rút kinh nghiệm nhiều lần mua sale quần, áo khoác online khá đắt mà về lại không vừa và phù hợp, cô gái 29 tuổi quyết định đến trực tiếp thử. Càng gần giờ trưa, lượng khách tới cửa hàng càng đông, tập trung ở các tầng 2, 3 vì có đồ nam và nữ sale.
Tại khu vực thử đồ, nhiều người xếp hàng chờ tới lượt sau khi lựa chọn được các món ưng ý. Nhân viên nhắc nhở khách hàng đứng giãn ra, đảm bảo khoảng cách an toàn. Quản lý gian hàng nhận định năm nay, lượng khách mua sắm dịp Black Friday không đông như mọi năm do ảnh hưởng của dịch, nhưng cũng hơn hẳn ngày thường. "Để đảm bảo an toàn, chúng tôi chia nhân viên thành 2 nhóm, luân phiên làm theo ngày. Thay vì giảm giá nhiều mặt hàng, chương trình sale năm nay tập trung vào những sản phẩm đẹp, chất lượng hơn vì giờ mọi người đi mua sắm thời gian cũng ngắn và chỉ mua đồ họ cần", người này nói.
Trâm Anh và Hải Đăng (20 tuổi) năm nào cũng đi săn sale dịp Black Friday. Theo đôi bạn trẻ, không khí năm nay vắng hơn. "Trước khi đi, mình xem trước trên web để khảo giá và tiết kiệm thời gian. Mình cũng đặt ra ngân sách dưới 1 triệu đồng để không bị mua sắm quá đà. Dù hình thức mua hàng online ngày càng phổ biến, mình vẫn quyết đến tận nơi vì muốn thử trực tiếp có hợp hay không", Hải Đăng nói.
Trái với cảnh mua sắm nhộn nhịp trong TTTM, cửa hàng thời trang trên phố Bạch Mai không có khách lúc 13h dù treo biển giảm giá lên tới 80%. Nhân viên cửa hàng cho hay do thứ 6, mọi người vẫn đi học, đi làm nên thường đông hơn vào buổi tối. Quần áo được sắp xếp theo nhiều dãy với mức giảm khác nhau như 10%, 30%, 50%, 70%.
Cảnh vắng vẻ tương tự được ghi nhận ở shop thời trang trên phố Cầu Giấy lúc trưa. Nhân viên thừa nhận vào những dịp sale lớn như Black Friday, lượng khách đông hơn ngày thường nên công việc cũng nhiều và vất vả hơn. Tuy vậy, họ cũng mong chờ doanh thu được cải thiện trong bối cảnh dịch bệnh còn ảnh hưởng khá nhiều suốt thời gian qua.
Choáng ngợp trước cảnh chị em dốc cạn ví cho 1 thứ trong ngày Black Friday, cánh mày râu chờ đợi đến suy sụp Lâu lắm rồi người ta mới được thấy cảnh mua sắm đông đúc thế này! Black Friday đang là từ khóa khiến dân tình sôi sục nhất hôm nay. Ngay cả những người ít khi sắm sanh cũng chịu khó tăm tia, dòm ngó xem có hốt được deal xịn nào không chứ chẳng riêng gì các tín đồ shopping. Vì vậy mà...