Thương hiệu du lịch ‘nóc nhà miền Tây’
Để nâng cao chất lượng du lịch (DL) trên núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên), Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang, Ban Quản lý Khu du lịch núi Cấm tổ chức tập huấn kiến thức, kỹ năng phục vụ DL cho hộ dân kinh doanh dịch vụ trên núi Cấm.
Qua đó, hướng tới mục tiêu xây dựng thương hiệu DL cho ‘nóc nhà miền Tây’, nhằm tạo ấn tượng đẹp với du khách gần xa.
Nâng cao chất lượng
Với khí hậu mát mẻ cùng phong cảnh hữu tình, núi Cấm là điểm đến hàng đầu của du khách khi đặt chân đến An Giang. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng phục vụ DL sẽ trở thành yếu tố then chốt để thu hút du khách đến đây nhiều hơn.
Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang Lê Trung Hiếu phân tích: “Với lợi thế về thổ nhưỡng, cùng những huyền thoại tâm linh đặc sắc, núi Cấm được du khách yêu thích và luôn có nhu cầu đến đây tham quan, chiêm bái. Do đó, mục tiêu của chúng tôi là nâng cao chất lượng phục vụ của các hộ dân trên núi, góp phần xây dựng hình ảnh văn minh, lịch sự trong mắt du khách. Khi du khách trở lại ngày càng đông, thì đời sống kinh tế của hộ dân trên núi sẽ càng khởi sắc”.
Ông Lê Trung Hiếu cho rằng, khi người dân núi Cấm có thái độ phục vụ chuyên nghiệp, niềm nở, vui vẻ, sẽ tạo được sự hài lòng cho du khách và nhận lại thành quả lớn cho mình. Vì vậy, mỗi hộ kinh doanh dịch vụ DL phải chú trọng đến từng chi tiết nhỏ trong quá trình phục vụ. Đó có thể là cách bày trí món ăn, giới thiệu đặc sản, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, giữ vệ sinh môi trường…
Tất cả những yếu tố đó góp phần làm hài lòng du khách khi đến với vùng non nước hữu tình này. Tham gia lớp tập huấn, các hộ dân trên núi Cấm được cung cấp kiến thức cơ bản, kỹ năng cần thiết để làm DL theo hướng chuyên nghiệp, như: Kỹ năng chăm sóc khách hàng, quy trình đón tiếp và phục vụ khách tại điểm, kỹ năng xử lý tình huống thường gặp trong DL… để nâng cao chất lượng phục vụ, ngày càng chỉn chu, tự tin hơn trong giao tiếp với du khách.
Video đang HOT
Du khách cần nhiều trải nghiệm hơn khi đến với Thiên Cấm Sơn hùng vĩ
“Để DL tại núi Cấm tiếp tục phát triển, mỗi cá nhân hoạt động trong lĩnh vực này cần phải nỗ lực nâng cao kiến thức, trang bị kỹ năng cần thiết, nhằm tạo ra sản phẩm DL đặc sắc, hấp dẫn, làm thỏa mãn nhu cầu của du khách, để khách đến đây lần thứ nhất sẽ trở lại lần thứ hai và những lần tiếp theo. Chúng tôi luôn kêu gọi các hộ dân làm dịch vụ phải xem sự hài lòng của du khách là nguồn sống, sự sung túc của gia đình mình. Có như vậy, chúng ta mới phục vụ du khách ngày càng tốt hơn” – ông Lê Trung Hiếu chia sẻ.
Đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng phục vụ, nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm DL đóng vai trò quan trọng để thu hút du khách đến với Thiên Cấm Sơn. Khi loại hình DL vườn và homestay đã phát triển tốt, được du khách đón nhận nhiệt tình, thì các hộ dân trên núi Cấm cần có thêm sản phẩm khác cho du khách trải nghiệm.
“Chỉ nói đến ẩm thực, chúng ta cũng cần phải đa dạng hóa. Du khách đến khu trung tâm hành hương trên núi Cấm, ngoài việc tham quan cảnh vật, viếng chùa, tận hưởng không khí mát mẻ, thì chỉ có thưởng thức bánh xèo rồi xuống núi. Quá nhiều quán bánh xèo ở đây, nhưng lại thiếu món ăn khác.
Việc này sẽ làm hạn chế lựa chọn của du khách, cũng như tăng sự cạnh tranh giữa các hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống trên núi. Thực tế, các hộ dân trên núi có thể bán món ăn khác là đặc sản vùng Bảy Núi, như: Gà đốt, bánh canh, cháo bò… để du khách thoải mái lựa chọn. Ngoài ra, mỗi người cũng cần đẩy mạnh quảng bá sản phẩm của mình bằng nhiều hình thức, nhất là mạng xã hội để du khách biết đến nhiều hơn” – ông Lê Trung Hiếu phân tích.
Để phục vụ du khách tốt hơn, ngành chuyên môn và người dân cần có hướng phát triển kinh tế đêm trên núi Cấm. Muốn thực hiện mục tiêu này, đòi hỏi hộ dân phải trang bị thêm hệ thống chiếu sáng, các hạng mục đảm bảo an toàn cho du khách khi tham quan ban đêm. Việc tận hưởng không khí của núi Cấm về đêm kết hợp với dịch vụ ăn uống, giải trí khác sẽ giúp du khách có những trải nghiệm thú vị, khó quên trên “nóc nhà miền Tây”.
“Chúng tôi dự kiến sẽ tổ chức đêm nhạc tại khu vực hồ Thủy Liêm để du khách có thêm điểm giải trí khi lưu trú qua đêm trên núi Cấm. Người dân trên núi cũng theo đó mà kinh doanh thêm dịch vụ ăn uống để tăng nguồn thu. Như vậy, sẽ giúp cho hoạt động DL trên núi Cấm đa dạng và hấp dẫn hơn. Để thực hiện được mục tiêu này, chúng tôi rất cần sự đồng lòng của các hộ dân trên núi cùng xây dựng ngọn Thiên Cấm Sơn hùng vĩ trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách khi đến với vùng đất An Giang non nước hữu tình” – ông Lê Trung Hiếu kỳ vọng.
Những điểm đến miền Tây cho dịp 30/4-1/5
Miền Tây hội tụ loạt điểm đến có nét đẹp độc đáo riêng. Dịp lễ này, du khách có thể dành thời gian khám phá nhiều điều thú vị tại nơi đây.
Núi Cấm - An Giang: Là ngọn núi nổi tiếng của dãy Thất Sơn, núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn có vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ, cao khoảng 710 m so với mực nước biển. Đỉnh Bồ Hong ở núi Cấm là đỉnh núi cao nhất đồng bằng sông Cửu Long, có khí hậu mát mẻ quanh năm và được ví như "phiên bản Đà Lạt" của miền Tây. Gần đây, hoạt động cắm trại, săn mây và khám phá thiên nhiên ở núi Cấm được nhiều bạn trẻ yêu thích, trở thành một trải nghiệm mới về du lịch miền sông nước. Ảnh: Nhà của Mây.
Chùa Som Rong - Sóc Trăng: Chùa Som Rong có kiểu kiến trúc như các chùa Khmer khác ở Nam Bộ. Không gian chùa rộng lớn với diện tích 5 ha, bao gồm chánh điện, sala, nhà dành cho sư sải cùng với một thư viện sách có hơn 1.500 cuốn sách. Bước vào không gian chùa, bạn sẽ ấn tượng với những công trình trang trí hoa văn biểu tượng văn hóa Khmer tinh xảo, bức tượng Phật nằm khổng lồ hay những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Kemson.93.
Đảo Nam Du - Kiên Giang: Nếu muốn tìm điểm đến để nạp "vitamin sea" ở miền Tây, đảo Nam Du là cái tên đáng cân nhắc nhất. Hòn đảo này có phong cảnh tuyệt đẹp với nước biển trong xanh như màu ngọc bích ôm lấy hàng dừa cong và cánh rừng xanh biếc. Không chỉ là nơi tắm biển và vui chơi dưới nước hấp dẫn, đảo Nam Du còn có nhiều góc chụp hình "ăn ảnh" mà du khách không nên bỏ lỡ. Ảnh: O2thang11, Susubona.
Rừng tràm Xẻo Quýt - Đồng Tháp: Khu rừng nguyên sinh này là một điểm đến độc đáo dành cho du khách ghé thăm Đồng Tháp. Nơi đây sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm mới lạ từ các hoạt động khám phá khu di tích lịch sử, đi xuyên rừng trên con đường trải dài hay ngồi thuyền len lỏi qua những con lạch nhỏ... Ảnh: Hqkhanh2991, Thuylinhvo1303.
Cánh đồng quạt gió - Bạc Liêu: Cánh đồng quạt gió nổi tiếng này là địa điểm check-in không thể bỏ lỡ của nhiều tín đồ du lịch khi có cơ hội đến miền Tây. Với tổng cộng 62 quạt gió kích thước lớn trải dài trên biển, nơi đây trở thành khung cảnh đẹp tựa trời Tây. Du khách có thể dành thời gian vào các khung giờ thích hợp khoảng sáng sớm hoặc chiều muộn để ghé thăm và chụp ảnh. Ảnh: Nhật Hòa.
Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ: Du lịch các tỉnh miền Tây thì không thể không ghé chơi chợ nổi. Một trong những chợ nổi được nhiều người biết đến nhất là chợ nổi Cái Răng, chợ đầu mối chuyên mua bán các loại rau củ, trái cây sầm uất ở Cần Thơ. Tới đây, du khách sẽ cảm nhận rõ nét văn hóa đặc trưng của miền Tây sông nước. Ảnh: Anth_meatballs.
Nhà cổ Bình Thủy - Cần Thơ: Được xây dựng từ năm 1870, nhà cổ Bình Thủy từng xuất hiện trong nhiều bộ phim nổi tiếng. Là một trong số ít các căn nhà cổ có lối kiến trúc Đông - Tây kết hợp, nhà cổ Bình Thủy có nhiều góc check-in đẹp cho du khách chụp ảnh theo phong cách retro. Ảnh: Quyencovery.
Cùng ngắm sông Giăng - 'đặc sản' du lịch của miền Tây xứ Nghệ Sông Giăng chảy qua địa bàn 3 huyện Con Cuông, Anh Sơn, Tương Dương, sở hữu cảnh đẹp thiên nhiên kỳ vĩ, được coi là 'đặc sản' du lịch của miền núi Nghệ An. Người dân dọc sông Giăng, tỉnh Nghệ An làm những bè nuôi cá, mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng. (Ảnh: Nguyễn Văn Nhật/TTXVN) Cảnh quan cây...