Thượng Hải đóng cửa toàn bộ rạp chiếu phim đợt Tết vì virus corona
Thượng Hải cho đóng cửa toàn bộ rạp chiếu phim đợt nghỉ Tết Nguyên đán, kéo dài tới 30/1, nhằm ngăn chặn khả năng lây nhiễm virus corona.
Thông tin này được nhật báo Giải phóng của Trung Quốc đưa tin trên trang online sáng 25/1.
Đợt bùng phát virus corona với 1.300 người bị nhiễm và 41 người tử vong đã khiến ít nhất bảy phim phải lùi lịch chiếu đợt Tết, vốn là tuần tốt nhất trong năm của điện ảnh Trung Quốc.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân trong khu điều trị đặc biệt của bệnh viện Zhongnan của đại học Vũ Hán ở trung tâm tỉnh Hồ Bắc. Ảnh: Xinhua.
Virus bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, tháng 12/2019 và giờ đã lan tới 29 tỉnh, trong đó có cả các thành phố lớn như Bắc Kinh và Thượng Hải.
Các bệnh nhân nhiễm virus corona cũng đã được phát hiện ở trên 10 nước như Mỹ, Việt Nam, Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp và Australia.
Nhiều nước trên thế giới đã ghi nhận các ca nhiễm virus corona, làm dấy lên lo ngại dịch bệnh lây lan trên quy mô toàn cầu.
Bộ Y tế Pháp ngày 24/1 thông báo 3 trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên của châu Âu đang được điều trị tại Paris và Bordeaux. Australia cũng xác định bệnh nhân đầu tiên nhiễm virus corona là một người đàn ông Trung Quốc, hơn 50 tuổi. Ông đến Melbourne từ tuần trước và từng có thời gian lưu lại Vũ Hán.
Video đang HOT
Virus Vũ Hán thuộc một họ virus gây ra các bệnh về đường hô hấp. Nhiều dạng của virus corona chỉ gây ra cảm cúm thông thường. Tuy nhiên, chủng virus phát hiện tại Vũ Hán dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng hơn và tỷ lệ tử vong cao.
Theo news.zing.vn
Sinh viên khắp thế giới bãi khóa vào 'thứ sáu chống biến đổi khí hậu'
Ngày 20/9, cuộc biểu tình chống biến đổi khí hậu quy mô toàn thế giới lần thứ ba diễn ra trên hơn 4.000 địa điểm khắp thế giới và thu hút hàng triệu người tham dự đã bắt đầu.
Từ Sydney tới Manila, Delhi tới London và New York, hàng triệu học sinh và sinh viên trên nhiều châu lục đã cùng nhau tuần hành nhằm yêu cầu các chính phủ có biện pháp khẩn cấp để ngăn chặn thảm họa môi trường. Cuộc tuần hành diễn ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh về hành động khí hậu của Liên Hợp Quốc tại New York vào tuần tới. Trong ảnh, học sinh ở Nicosia, Cyprus, trong cuộc biểu tình ngày 20/9. Ảnh: Reuters.
Các cuộc biểu tình trải rộng được lấy cảm hứng từ nhà hoạt động môi trường 16 tuổi người Thụy Điển Greta Thunberg. Thunberg bắt đầu biểu tình một mình bên ngoài tòa nhà quốc hội Thụy Điển vào tháng 8/2018. Hơn 1 năm qua, thanh thiếu niên trong các cộng đồng khác nhau đã tổ chức các cuộc tuần hành để tham gia phong trào Thứ sáu vì Tương lai của Thunberg. Trong ảnh là Greta Thunberg bên ngoài Tòa án Tối cao Mỹ để hỗ trợ các vụ kiện về môi trường của trẻ em chống lại chính phủ Mỹ. Ảnh: AFP.
Ngày 18/9, Thunberg đã xuất hiện trước một số ủy ban của Quốc hội Mỹ để thể hiện quan điểm của thế hệ tiếp theo về biến đổi khí hậu, thúc giục đưa ra những thay đổi nhanh chóng trong cách sống của mọi người để tránh nhiệt độ tăng 1,5 độ C vào năm 2030. Trong ảnh, các nhà hoạt động đứng trong tư thế bị treo cổ và trên một tảng băng ở Berlin, Đức, ám chỉ việc Trái Đất đang nóng lên làm tan băng và kéo theo đó là các thảm họa đe dọa sự sinh tồn của nhân loại. Ảnh: Reuters.
"Tôi không muốn các bạn nghe tôi nói. Tôi muốn các bạn lắng nghe khoa học và hành động," Thunberg nói trong lời mở đầu trong buổi điều trần tại Mỹ. Trong ảnh, người biểu tình tại London, Anh, ngày 20/9. Ảnh: Reuters.
Cuộc tuần hành môi trường này sẽ diễn ra ở nhiều quốc gia với nhiều sự kiện để bắt đầu phong trào kéo dài một tuần để thu hút sự chú ý của quốc tế về tình trạng khí hậu khẩn cấp. Ước tính sẽ có 800 sự kiện ở Mỹ, 400 ở Đức, Anh, Úc, Pháp và Bỉ. 13 thành phố của Ấn Độ và 12 thành phố của Indonesia cũng tham gia vào phong trào này. Trong ảnh, cuộc tuần hành tại thành phố Lublin, Ba Lan. Ảnh: CNN.
Cuộc tuần hành trên toàn thế giới lần này không chỉ có học sinh, sinh viên mà các tổ chức lao động, tổ chức nhân đạo, các tổ chức môi trường và nhân viên của một số thương hiệu lớn nhất thế giới cũng sẽ tham gia. Ảnh: AP.
Các thành phố thủ đô là nơi tụ tập những đám đông lớn nhất. Tại Berlin, Đức, phong trào lên đến đỉnh điểm vào lúc 3 giờ chiều tại Potsdamer Platz. Người biểu tình đã công bố kế hoạch chặn các nút giao thông quan trọng trên toàn thủ đô. Trong ảnh là các nhà hoạt động môi trường đạp xe chặn các nút giao thông tại quảng trường Ernst-Reuter-Platz ở Berlin, Đức, khi họ tham gia vào cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu toàn cầu ngày 20/9. Ảnh: Reuters.
Tại Úc, hơn 100,000 người biểu tình đã tập trung tại nhiều thành phố lớn như thủ đô Canberra, Melbourne, Sydney, ... Họ đưa ra 3 yêu cầu đối với chính phủ: không thực hiện dự án khai thác than, dầu khí mới; dùng năng lượng tái tạo 100% và đạt đến xuất khẩu vào năm 2030; tài trợ cho việc chuyển đổi và tạo việc làm cho tất cả các cộng đồng và công nhân trong các ngành khai thác nhiên liệu hóa thạch. Trong ảnh, cuộc tuần hành tại thành phố Brisbane, Australia. Ảnh: Reuters.
Thành phố New York được dự đoán là nơi diễn ra cuộc tuần hành khí hậu lớn nhất trong nhiều thập kỷ qua tại đây. Cuộc tuần hành này được đồng tổ chức bởi hơn 20 nhóm hoạt động tại địa phương và trên cả nước. Người biểu tình sẽ tập trung tại một công viên bên ngoài Tòa thị chính của New York lúc 12 giờ trưa và diễu hành đến Công viên Battery, nơi Greta Thunberg sẽ có một bài diễn thuyết vào buổi chiều cùng với những người biểu diễn và diễn giả khác. Ảnh: Reuters.
Trong một chương trình hỗ trợ, giáo dục thành phố New York các quan chức sẽ xin phép vắng mặt trong số 1,1 triệu học sinh trường công muốn tham gia. Trẻ em vẽ trên một chiếc dù làm bằng giấy ở thành phố New York trước cuộc tấn công khí hậu của giới trẻ ngày 20/9. Ảnh: CNN.
Tại Brussels, Bỉ, cuộc tuần hành sẽ bắt đầu tại nhà ga phía Bắc và đạt cao trào bên ngoài trụ sở EU. Trong khi đó ở Paris, cuộc tuần hành sẽ bắt đầu tại Place de la Nation và kết thúc bằng một cuộc tụ họp tại công viên giải trí với các hội thảo, hội nghị và các cuộc họp của người dân. Ảnh: Al Jazeera.
Ở châu Á - Thái Bình Dương, nơi có nhiều nước sẽ chìm nếu nước biển dâng cao như New Zealand, Thái Lan, Indonesia, người dân đã xuống đường để kêu gọi chính phủ thực hiện các hành động khẩn cấp để giải quyết khủng hoảng khí hậu và ngăn chặn thảm họa môi trường. Trong ảnh, thanh thiếu niên tuần hành ở tỉnh Central Kalimantan trong ngày 20/9 trong làn khói bụi mù mịt từ những đám cháy rừng đang hoành hành tại nước này. Ảnh: Reuters.
Theo Zing.vn
Ông Trump khen ngợi Trung Quốc ngăn chặn 'virus Vũ Hán' Chủ nhân Nhà Trắng đã gửi lời cảm ơn đến Trung Quốc với việc nước này ngăn chặn sự lây lan của virus corona, vốn đã khiến 41 người thiệt mạng. Trên Twitter, Tổng thống Trump bày tỏ lời cảm ơn đến Trung Quốc trong việc ngăn chặn virus corona lây lan. Ảnh: GETTY IMAGES Hãng tin RT cho biết Tổng thống Mỹ...