Thương gia Italy xin lỗi vì đòi Trung Quốc bồi thường hậu quả đại dịch
Phát ngôn vội vàng của một số nhà sản xuất rượu châu Âu đã lan truyền nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng Trung Quốc và hứng chịu vô số chỉ trích.
Nhà sản xuất rượu vang prosecco của Italy, ông Bottega Spa, đã gửi lời xin lỗi tới khách hàng Trung Quốc và các nhà nhập khẩu rượu hôm 31/3, sau khi chủ sở hữu của công ty này bình luận về việc yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho Italy và thế giới những thiệt hại kinh tế do đại dịch Covid-19, gây ra một làn sóng phẫn nộ trên phương tiện truyền thông Trung Quốc.
Vụ việc cho thấy căng thẳng leo thang xoay quanh việc đổ lỗi về dịch bệnh với 853.000 ca nhiễm và gần 42.000 người tử vong trên toàn cầu. Thiệt hại kinh tế trên diện rộng dự kiến sẽ đẩy nền kinh tế thế giới vào suy thoái trong năm nay.
Số người tử vong vì Covid-19 ở Italy đã vượt qua Trung Quốc, nơi bắt nguồn đại dịch. Ảnh: Getty.
Phản ứng của Trung Quốc cũng cho thấy nguy cơ các công ty nước ngoài mất khả năng tiếp tục hoạt động tại thị trường nước này nếu các hành động hoặc bình luận bị công chúng coi là xúc phạm.
Hôm 28/3, tờ La Stampa của Italy đã đăng một phần bức thư của ông Sandro Bottega, thuộc gia đình sở hữu nhà máy sản xuất và chưng cất rượu ở Treviso ở miền Bắc Italy từ thế kỷ 17, đặt ra câu hỏi ai sẽ chịu trách nhiệm về đại dịch này. Ông đổ lỗi cho lối sống mất vệ sinh ở Trung Quốc, và đề nghị nước này phải bồi thường.
Bức thư đã lan truyền nhanh chóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng Trung Quốc, nhận được vô số bình luận chỉ trích. Theo đó, các nhà nhập khẩu chính của Trung Quốc, bao gồm Telford Wine and Spirits (Thượng Hải) và Uita (Thâm Quyến), cho biết họ sẽ ngừng bán tất cả các sản phẩm từ thương hiệu này và hủy tất cả các đơn đặt hàng mới.
Hôm 31/3, công ty đã phải tìm cách sửa sai và xoa dịu cơn giận của người tiêu dùng ở thị trường Trung Quốc, nói với các nhà nhập khẩu Trung Quốc rằng La Stampa đã không công bố toàn bộ nội dung bức thư và trên thực tế, ông Bottega đã bày tỏ hy vọng nhận được sự giúp đỡ tài chính từ phía Trung Quốc. Ví dụ, công ty cho biết ông Bottega đã lập luận rằng chính phủ Italy có thể đàm phán với Bắc Kinh để giảm thuế đối với hàng xuất khẩu của Italy sang Trung Quốc.
“Một số khuôn mẫu đã khiến tôi hiểu lầm trong thời kỳ khó khăn này,” ông Bottega giải thích sau đó. “Tôi hy vọng rằng bạn bè của tôi, bạn bè của tôi ở Italy, bạn bè của tôi trên toàn thế giới và đặc biệt là bạn bè của tôi ở Trung Quốc sẽ tha thứ cho tôi”, ông nói.
Một trong những nhà phân phối Trung Quốc của Bottega hoan nghênh lời xin lỗi của ông nhưng không rút lại quyết định ngừng bán rượu vang của hãng này.
“Chúng tôi chấp nhận lời giải thích của ông Bottega. Tuy nhiên, chúng tôi bảo lưu quyết định ngừng hợp tác với thương hiệu”, một nữ giám đốc bán hàng của Uita cho biết.
Đầu tháng này, thương hiệu rượu sâm-panh Deutz của Pháp đã phải đối mặt với sự phản ứng dữ dội ở Trung Quốc sau khi Fabrice Rosset, con trai của Giám đốc điều hành công ty này, viết trên trang Facebook cá nhân của mình rằng các sản phẩm của Trung Quốc nên bị tẩy chay bằng mọi giá kể từ khi virus lây lan từ Trung Quốc đến những nơi khác.
“Những bình luận của Rosset cũng đã lan truyền trong giới kinh doanh rượu vang ở Trung Quốc. Nhiều nhà nhập khẩu rượu vang của chúng tôi đang tẩy chay Champagne Deutz”, Daniel Lin, một nhà nhập khẩu rượu vang có trụ sở tại Thâm Quyến, cho biết.
Dịch bệnh tạm lắng, nhiều nơi Vũ Hán nổ pháo hoa ăn mừng
Sau khi chính quyền Vũ Hán không ghi nhận thêm bất kỳ ca nhiễm Covid-19 trong 4 ngày liên tiếp, một số nơi trong thành phố đã bắn pháo hoa ăn mừng sự chuyển biến này.
Italy 'thắng trận đầu' chống Covid-19
"Chúng tôi bắt đầu thấy ánh sáng cuối đường hầm", Frank Rasulo, bác sĩ ở Brescia, chia sẻ khi tỷ lệ lây nhiễm nCoV ở Italy bắt đầu giảm.
Giới chức Italy tin rằng Covid-19, đại dịch khiến gần 12.500 người ở nước này thiệt mạng, đang chậm lại đáng kể sau ba tuần lệnh phong tỏa được áp dụng trên cả nước. Đây là một tín hiệu đầy lạc quan đối với những quốc gia phương Tây đang đi theo quỹ đạo của Italy trong chống dịch.
Cơ quan Phòng vệ Dân sự Italy hôm nay báo cáo 4.053 ca nhiễm nCoV mới, không chênh lệch nhiều so với con số 4.050 trường hợp một ngày trước và thấp hơn rất nhiều so với con số kỷ lục hơn 6.500 ca được ghi nhận hôm 21/3. Với 5.974 ca nhiễm mới hôm 28/3 và 5.217 ca hôm 29/3, đường cong trên đồ thị ca nhiễm mới của Italy đang được "làm phẳng".
Các chuyên gia y tế và giới chức Italy cho rằng nếu đà giảm ca nhiễm mới này được duy trì tới sau lễ Phục sinh 12/4, Rome có thể bắt đầu xem xét nới lỏng lệnh phong tỏa và mở cửa trở lại một số lĩnh vực kinh tế.
"Chúng tôi dường như đã đạt đỉnh dịch, chứng tỏ các biện pháp của chúng tôi đã phát huy hiệu quả" Silvio Brusaferro, Chủ tịch Viện Y tế Quốc gia Italy, cho hay.
Nhân viên phun thuốc khử trùng phía trước nhà thờ ở thành phố Milan hôm 31/3. Ảnh: AP.
Italy là quốc gia phương Tây đầu tiên phải ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc sau khi hứng "bão Covid-19". Nhiều nước khác trên thế giới đã làm theo các biện pháp này, yêu cầu người dân ở nhà và doanh nghiệp đóng cửa, trừ những hoạt động kinh doanh thiết yếu như nhu yếu phẩm, thuốc men.
Italy trở thành một "mô hình thử nghiệm" về việc liệu các nước phương Tây có thể ngăn chặn đại dịch đủ nhanh để tránh rơi vào khủng hoảng kinh tế, trong khi thực thi các biện pháp phong tỏa không quyết liệt bằng Trung Quốc hay không.
Italy tới nay ghi nhận 105.792 người nhiễm nCoV. Số ca nhiễm trên thực tế được cho là cao hơn, bởi nhiều người không có hoặc có ít triệu chứng chưa được xét nghiệm. Nhưng nhiều chỉ số khác cũng đang giúp Italy có thêm tự tin rằng họ đang giành "chiến thắng trận đầu" nhờ biện pháp phong tỏa.
Số người nhập viện trên khắp Italy đang giảm đáng kể, như ở Lombardy, vùng chịu thiệt hại nghiêm trọng nhất của Covid-19, số người nằm phòng chăm sóc đặc biệt là 1.324, giảm 6 người so với ngày trước đó.
Tuy nhiên, Italy vẫn ghi nhận 837 người chết vì Covid-19 vào hôm 31/3, nâng số ca tử vong của nước này lên 12.428, trong đó 58% là ở vùng Lombardy.
"Trước khi các biện pháp phong tỏa phát huy hiệu quả, chúng tôi đã lãng phí quá nhiều thời gian và có quá nhiều người đã chết", Cristina Capellini, bác sĩ ở gần Bergamo, nơi số người chết và bệnh viện quá tải đã biến thành phố của vùng Lombardy này thành biểu tượng của nỗi đau do Covid-19 gây ra ở Italy, chia sẻ. Chồng của nữ bác sĩ này cũng đã qua đời vì Covid-19 hồi đầu tháng 3.
"Đừng đi vào vết xe đổ của Italy. Hãy rút ra bài học từ câu chuyện của chúng tôi: phải quyết liệt ngăn chặn sự lây lan ngay từ khi bắt đầu. Chúng ta nên nhận thức đúng về thảm kịch này bằng cách thay đổi cách tiếp cận với vấn đề chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Chúng ta cần đánh giá đúng tầm quan trọng của nó", bác sĩ Capellini nói.
Chiara Appendino (trái), thị trưởng Turin, đứng mặc niệm những người chết vì Covid-19 hôm 31/3. Ảnh: AFP.
Tại thành phố Bergamo, áp lực dồn lên các khoa hồi sức cấp cứu cuối cùng cũng đã giảm sau nhiều tuần bác sĩ buộc phải lựa chọn bệnh nhân để điều trị. Tình tình ở Bệnh viện Papa Giovanni XXIII cũng được cải thiện một chút, theo Mirco Nacuti, bác sĩ hồi sức cấp cứu ở đây. Nhưng nhiều người già sắp chết vẫn chưa được nhập viện.
"Thảm kịch vẫn diễn ra tại các gia đình và con số chính thức không thể hiện đúng thực tế bởi nhiều người chưa được xét nghiệm", Nacuti nói.
Theo Frank Rasulo, bác sĩ hồi sức cấp cứu và gây mê tại hệ thống bệnh viện Spedali Civili ở Brescia, một thành phố khác phải chịu hậu quả nặng nề bởi Covid-19 ở vùng Lombardy, số bệnh nhân phải vào khoa chăm sóc đặc biệt đã ít hơn so với tuần trước.
"Tuy nhiên, họ là những người trẻ hơn và nhiều người trong số đó bị bệnh nặng hơn do chần chừ nhập viện. Nhưng có thể thấy rằng những điều này đang cho thấy dịch bệnh sẽ sớm chậm lại", anh nói.
Nhiều quốc gia khác ở châu Âu hiện chưa đạt đỉnh dịch hoặc chưa thể làm phẳng đường cong của dịch, bởi Covid-19 bùng phát ở các nước này sau Italy 2-3 tuần. Một số chính phủ hy vọng họ có thể tránh được tỷ lệ tử vong cao của Italy bởi đã áp dụng cách biệt cộng đồng ở giai đoạn sớm hơn.
Giới chức Pháp hy vọng rằng số ca chăm sóc đặc biệt sẽ bắt đầu giảm vào cuối tuần này, nhờ việc phong tỏa toàn quốc của chính phủ. Pháp đã ghi nhận thêm 418 người chết vì Covid-19 trong ngày 31/3, số ca tử vong trong ngày cao nhất kể từ khi dịch bùng phát ở quốc gia này.
Anh cũng báo cáo tốc độ lây nhiễm chậm lại trong những ngày gần đây. "Nhưng đừng quá chủ quan với điều đó. Chúng ta vẫn đang trong giai đoạn đầu và chưa thoát khỏi nguy hiểm", Stephen Powis, giám đốc y tế Cơ quan Y tế Quốc gia Anh, nhận định.
Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho rằng còn quá sớm để nói liệu các biện pháp cách biệt cộng đồng, bao gồm cấm tụ tập quá hai người, có thực sự hiệu quả. Đường cong của dịch ở Đức chưa thể được làm phẳng cho tới giữa tháng 4.
"Chúng tôi nhận thấy dịch có xu hướng tăng cho tới lễ Phục sinh", Lothar Wieler, người đứng đầu Viện Robert Koch, cơ quan kiểm soát dịch của Đức, cho hay.
Nhân viên của Cơ quan Bảo vệ dân sự Italy di chuyển quan tài người chết vì Covid-19 ở thành phố Bergamo hôm 31/3. Ảnh: Bloomberg News.
Các nhà dịch tễ hiện tập trung theo dõi sát sao tỷ lệ lây nhiễm R0, hay số người trung bình bị lây từ một người nhiễm Covid-19. "Chúng tôi ước tính R0 hiện giờ là một hoặc có thể thấp hơn một chút so với mức trung bình 2-3 trước khi Italy phong tỏa toàn quốc", Giovanni Rezza, người đứng đầu cơ quan phụ trách bệnh truyền nhiễm tại Viện Y tế Quốc gia ở Rome, cho hay.
Giới chức Italy hy vọng sẽ đưa tỷ lệ này giảm xuống mức dưới một, đó là thời điểm dịch bắt đầu có dấu hiệu chấm dứt.
"Tuy nhiên, tôi không nghĩ Italy hay các quốc gia châu Âu khác có thể nhanh chóng đạt được tỷ lệ lây nhiễm bằng 0", Rezza nói và thêm rằng Italy cần tiếp tục chiến đấu với Covid-19 bằng cách duy trì xét nghiệm và các biện pháp kiểm soát dịch trên khắp đất nước ngay cả sau khi dỡ lệnh phong tỏa.
"Có thể chúng tôi đang chiến thắng trận đầu tiên, nhưng cuộc chiến còn rất dài và đã có rất nhiều người bỏ mạng trên chiến trường", Rezza cho biết.
Thanh Tâm
Belarus ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19 Ngày 31/3, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko thông báo nước này đã ghi nhận ca tử vong đầu tiên do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Tính đến ngày 30/3, Belarus đã ghi nhận tổng cộng 152 ca mắc COVID-19. Cùng ngày, giới chức địa phương tại nhiều khu vực của Italy đã kêu gọi Đức thể hiện tình đoàn kết...