Thương động vật côi cút mùa Covid-19, nhân viên khu bảo tồn quyết ở lại cách ly cùng chúng suốt 3 tháng
Không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều nơi khác trên thế giới cũng đang chung sống với tình trạng ‘ cách ly xã hội’.
Phần lớn mọi người tự cách ly trong căn nhà ấm cúng, đầy đủ tiện nghi hoặc di chuyển tới những vùng nông thôn yên bình, làm việc tại nhà thay vì tới văn phòng mỗi ngày.
Tuy nhiên ở một nơi xa xôi nào đó, có những người lại quyết định tự cách ly ở ngay nơi làm việc.
Cách đây 1 tuần, Paradise Park – khu bảo tồn động vật hoang dã ở Hayle, Cornwall, Anh quốc tuyên bố đóng cửa tạm thời do sự bùng phát của dịch Covid-19. Với họ, điều quan trọng nhất là phải đảm bảo các loài thú vẫn được chăm sóc chu đáo. Và nếu muốn vậy, họ phải đảm bảo được sức khỏe và an toàn cho các nhân viên khu bảo tồn.
Sau khi thông tin được công bố, 4 nhân viên III, Emily, Layla và Sarah-jane Muff đã không về nhà cách ly như mọi người mà tình nguyện chuyển vào ở trong khu bảo tồn và cách ly ngay tại đó. Trong thời gian tự cách ly 3 tháng, họ sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi 1 số đồng nghiệp đến theo ca.
Lý do ở lại được chia sẻ từ 1 nhân viên “tự cách ly”
Video đang HOT
Theo chia sẻ của Izzy, việc cách ly trong khu bảo tồn là 1 biện pháp phòng ngừa rủi ro. Cô giải thích rằng trong trường hợp xấu nhất, nếu toàn bộ nhân viên không thể đến làm việc thì ít nhất cô và 3 đồng nghiệp còn lại vẫn đủ sức chăm sóc bầy thú.
Được biết, Paradise Park là nơi sinh sống của khoảng 1.200 con chim và một số loài có vú như gấu trúc đỏ, sóc đỏ, rái cá châu Á, chuột đồng và các loài động vật khác. Với hơn một nghìn loài động vật cư trú, việc chăm sóc, cho ăn, dọn dẹp, chữa bệnh và các hoạt động quan trọng khác không phải là 1 nhiệm vụ dễ dàng (ngay cả khi không phải chịu gánh nặng đại dịch).
Họ làm gì trong thời gian cách ly 3 tháng?
4 nhân viên tự cách ly cho biết, họ vẫn đang duy trì các công việc thường ngày của sở thú, bao gồm cả việc chăm sóc những chú chim cánh cụt Humboldt. Bắt đầu từ mùa lễ Phục Sinh, khu bảo tồn này đã bắt đầu triển khai “Photocalls” – chương trình lựa chọn một số du khách bất kỳ để giúp họ cho chim cánh cụt ăn, cưng nựng và chụp ảnh cùng với chúng.
Đồng thời, 4 người cũng duy trì lịch huấn luyện đại bàng, kền kền, diều hâu và một số loài chim khác sẽ tham gia vào các màn trình diễn bay tự do diễn ra vào mùa hè.
Khu bảo tồn đóng cửa nhưng vẫn “update” đều đều với hình ảnh và webcam trực tuyến
Dù không còn mở cửa đón du khách nhưng các kênh Social Media của khu bảo tồn vẫn “update” thường xuyên, thậm chí, họ còn sử dụng các webcam để live trực tuyến, cho phép các du khách có thể tham quan cuộc sống hoang dã ngay tại nhà.
Một số người còn gợi ý quay lại hành trình cách ly theo kiểu vlog hoặc làm thành chương trình thực tế. Nếu trở thành hiện thực, ý tưởng này chắc chắn sẽ giúp sở thú bội thu “follower” dù phải đóng cửa trong mùa dịch.
Nếu trở thành hiện thực, ý tưởng này chắc chắn sẽ giúp sở thú bội thu “follower” dù phải đóng cửa trong mùa dịch.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, Paradise Park cũng đã mất phần lớn thu nhập. Vì vậy, các nhân viên của sở thú đã phát động chiến dịnh GoFundMe với hy vọng có thể chi trả cho thực phẩm và các chi phí quan trọng khác vốn tiêu tốn hơn 1.500 USD/tuần.
Hương.H
Ngày ngày chơi với bầy hổ nuôi từ nhỏ, bỗng một ngày bị hai con tấn công kinh hoàng
Một nhà bảo tồn động vật hoang dã đã bị tấn công bởi những con hổ do chính mình chăm sóc trong một sự kiện tại khu bảo tồn động vật hoang dã ở miền nam bang California, Mỹ.
Patty Perry và đàn hổ nuôi của mình (Ảnh: WEC)
Patty Perry, người sáng lập Tổ chức bảo tồn môi trường động vật hoang dã (WEC) ở Moorpark, California, đã phải chịu nhiều vết thủng trên da và nhiều vết cắt sau khi cô bị ít nhất 2 con hổ nuôi tấn công trong sự kiện trên.
"Perry đang chơi đùa với đàn hổ thì một con hổ Bengal bất ngờ giơ 2 chân trước túm vào chân chủ nhân của nó và làm cô ấy ngã xuống đất. Một con hổ khác đã nhảy chồm lên người Perry, kéo lê cô ấy đi một đoạn rồi mới thả ra, gây nhiều thương tích trên người cô," luật sư Michael Bradbury, một nhân chứng, cho biết với ABC News.
Những người có mặt tại hiện trường, trong đó có một số thành viên thuộc sở cứu hỏa, đã vội chạy tới cấp cứu cho Perry sau khi cuộc tấn công xảy ra.
Bradbury nói: "Tôi dám chắc có rất nhiều người khi chứng kiến điều kinh khủng này đã nghĩ tới kịch bản tồi tệ nhất. Perry rõ ràng đã nói đàn hổ chơi với mình vì chúng yêu cô ấy. Cô đã nuôi dạy chúng từ khi còn nhỏ."
Luật sư còn cho biết vấn đề kiểm soát động vật cũng đã được tính đến, nhưng không lường trước điều này lại có thể xảy ra:
"Điều này chưa bao giờ xảy ra trước đây. Cô ấy đã ở cùng với những con hổ đó tới hàng trăm lần và đã coi việc này như thói quen hàng ngày.
Perry biết rằng những con vật không cố ý làm hại mình, và cô ấy hoàn toàn đau lòng về những gì đã xảy ra. Sau khi được xuất viện và cuộc điều tra được kết luận, cô ấy sẽ trở lại chăm sóc những con vật của mình một cách bình thường."
Perry hiện đang nhận nuôi hơn 50 con vật, gồm các loài ngựa vằn, chim chóc, hổ báo trong khu bảo tồn của mình.
Theo danviet.vn
Các bức ảnh ấn tượng của giải thưởng nhiếp ảnh Sony Photography Awards 2020 Giải thưởng nhiếp ảnh quốc tế 2020 Sony World Photography Awards vừa công bố các bức ảnh lọt vào vòng đề cử. Đó là những tác phẩm xuất sắc được chọn lọc từ 135.000 bức ảnh trên thế giới dự thi. Bộ ảnh "Những chiếc xe Hà Nội" của nhiếp ảnh gia Jon Enoch (Vương quốc Anh). Jon nói: 'Những người chở hàng...