Thượng đỉnh Trump – Kim Jong Un lần 4 có thể diễn ra ở Nga?
Tổng thống Trump cho biết ông được mời dự lễ kỷ niệm Thế chiến II tại Nga vào tháng 5/2020, làm dấy lên đồn đoán về thượng đỉnh tiếp theo với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Ông Trump nói với phóng viên hôm 9/11 rằng ông được mời tham dự lễ kỷ niệm vào tháng 5 đánh dấu 75 năm chiến thắng của Nga trong cuộc chiến.
Theo Yonhap, các quan chức chính phủ Nga trước đó nói rằng ông Kim cũng đã được mời nhưng ông chưa gửi phản hồi.
“Tôi đã được mời. Tôi đang suy nghĩ về điều đó”, ông Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng. “Nó diễn ra giữa mùa chiến dịch tranh cử của chúng ta nhưng tôi đang suy nghĩ – tôi chắc chắn sẽ nghĩ về nó”, tổng thống Mỹ nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại khu phi quân sự ngăn cách Triều Tiên và Hàn Quốc, ở Panmunjom, ngày 30/6. Ảnh: Reuters.
Ông Trump và ông Kim đã có ba cuộc họp kể từ tháng 6/2018 để cố gắng đạt được thỏa thuận gỡ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên nhằm đổi lấy những nhượng bộ về kinh tế và chính trị.
Các cuộc đàm phán giữa hai bên đã bị đình trệ do khác biệt về mức độ phi hạt nhân hóa và các biện pháp trừng phạt nhưng cả hai nhà lãnh đạo đã bày tỏ sẵn sàng gặp lại nhau.
Theo Zing.vn
Video đang HOT
Khả năng thành lập liên minh toàn diện Mỹ-Triều
Trong bối cảnh Mỹ và Triều Tiên dường như không thể tạo ra được thêm một đột phá nào trong tiến trình đàm phán phi hạt nhân hóa, tình hình đòi hỏi một giải pháp mạnh mẽ và triệt để hơn.
Hiện tại Triều Tiên không dành nhiều kiên nhẫn cho Mỹ. Hầu hết các cuộc gặp gần đây giữa hai bên, như cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo CHDCND Triều Tiên Kim Jong-un tại biên giới liên Triều hồi tháng 6 và cuộc đối thoại giữa quan chức hai nước ở TP Stockholm (Thụy Điển) hồi tháng 10 đều nhanh chóng đổ vỡ.
Ngay sau đó Washington cáo buộc Bình Nhưỡng tiếp tục mở rộng chương trình hạt nhân và đang thử nghiệm các tên lửa tầm ngắn. Triều Tiên, ngược lại, chỉ trích việc bị Mỹ đưa vào danh sách các quốc gia tài trợ khủng bố là sự khiêu khích nghiêm trọng, có động cơ chính trị.
Tuy nhiên, hôm 6-11, Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc (NIS) khẳng định các cuộc đối thoại Mỹ-Triều có thể vẫn sẽ sớm được nối lại vào giữa tháng 11 này hoặc muộn nhất là đầu tháng 12 tới. Thậm chí một cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều mới vẫn có thể diễn ra ngay trong cuối năm nay, theo tờ The Washington Post.
Triều Tiên đang dịu giọng?
Các học giả cho rằng việc này xuất phát từ việc ông Kim đang muốn tiến tới việc xây dựng một liên minh với Mỹ. Điều này hoàn toàn có cơ sở khi có nguồn tin cho rằng trong lần đầu tiên tổng thống Mỹ và nhà lãnh đạo Triều Tiên gặp nhau tại Singapore năm 2018, ông Kim đã chia sẻ rằng Triều Tiên muốn đạt được một mối quan hệ chiến lược cơ bản giữa hai nước.
Vậy tại sao Triều Tiên muốn liên minh với Mỹ? Chuyên gia cho rằng điều này xuất phát từ việc Bình Nhưỡng chưa bao giờ tin tưởng người hàng xóm bên cạnh và bây giờ ông Kim đang muốn chống lại sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Bắc Kinh. Đặc biệt, rất có thể điều này được Triều Tiên củng cố sau Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai tại Việt Nam. Năm 2016, Bắc Kinh đã đồng ý gây áp lực lớn hơn đối với Triều Tiên. Trung Quốc đã bỏ phiếu ủng hộ các lệnh trừng phạt mới của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và hạn chế nhập khẩu vật liệu sản xuất hạt nhân, đồng thời ngăn chặn Bình Nhưỡng giao dịch khoáng sản và than đá.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tham dự Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại thủ đô Hà Nội (Việt Nam) hồi tháng 2-2019. Ảnh: REUTERS
Trả lời phỏng vấn của tờ The New York Times, chuyên gia về khu vực Đông Á Richard Johnson nhận định chừng nào Triều Tiên còn xung đột với Mỹ, họ sẽ không thể phát triển kinh tế đúng cách.
"Trung Quốc sẽ thử mọi cách thức có thể để giữ Triều Tiên trong vòng kiểm soát vì họ muốn một quốc gia làm "sân sau". Tuy nhiên, Triều Tiên có những điều kiện cần thiết để thoát khỏi sự kìm kẹp của Trung Quốc nếu tăng cường mối quan hệ sâu sắc với Mỹ mà không cần phát triển vũ khí hạt nhân" - ông Johnson giải thích.
Hai mục tiêu trọng tâm của Bình Nhưỡng lâu nay luôn là an ninh quốc gia và cứu trợ kinh tế. Tuy nhiều lần trong các phát ngôn chính thức, Triều Tiên đặt nhu cầu liên quan đến viện trợ và khôi phục nền kinh tế cần đặt lên hàng đầu nhưng thực chất an ninh quốc gia mới là mối quan tâm chính của nước này.
Do đó, chủ nhân Nhà Trắng có vẻ đã đánh giá sai Triều Tiên khi mới chỉ yêu cầu Bình Nhưỡng xóa bỏ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân mà chưa từng để ý đến việc ông Kim thực sự muốn gì. Washington cũng chưa đưa bất cứ điều gì liên quan đến việc xây dựng một liên minh với Triều Tiên lên bàn đàm phán, dẫn đến việc Bình Nhưỡng không sẵn sàng thảo luận chi tiết tất cả các bước để hoàn thành việc phi hạt nhân hóa.
Trong quãng thời gian ngắn ngủi hiện tại, cả Mỹ và Hàn Quốc đều tỏ ra thân thiện với Triều Tiên. Nếu Bình Nhưỡng muốn có một thỏa thuận hạt nhân thuận lợi, đây chính là thời điểm thích hợp.
Nhà phân tích chính trị ROBERT E. KELLY, ĐH Quốc gia Busan (Hàn Quốc)
Liên minh Mỹ-Triều trong tương lai: Nhiều khó khăn?
Với các phân tích trên, con đường trở thành đồng minh Mỹ của Triều Tiên sẽ không hề dễ dàng. Hiện khả năng để Quốc hội Mỹ chấp nhận thiết lập mối quan hệ đồng minh với Bình Nhưỡng gần như bằng không khi phần lớn các nghị sĩ ở cả hai đảng đều xem Triều Tiên là mối nguy hiểm lớn luôn thường trực.
Ngay cả cục diện an ninh khu vực, Mỹ sẽ đi một nước cờ cực kỳ mạo hiểm nếu để Triều Tiên trở thành một đồng minh. Trong trường hợp nếu quân đội Mỹ rút khỏi Hàn Quốc và để hai miền tự giải quyết, động thái này cũng sẽ làm thay đổi cán cân quyền lực ở khu vực Đông Bắc Á và chắc chắn sẽ thu hút sự chú ý của Bắc Kinh. Điều đó không những không giúp tăng cường an ninh cho khu vực mà có thể sẽ dẫn tới một cuộc xung đột tiềm tàng.
Bên cạnh đó, phe bảo thủ ở Seoul sẽ khó có thể chấp nhận viễn cảnh Mỹ đồng ý liên minh với Triều Tiên. Nhật Bản cũng sẽ gặp nhiều sức ép nếu Mỹ thêm Triều Tiên vào danh sách đồng minh chiến lược tại châu Á.
Do đó, để giải quyết lo ngại về an ninh của Triều Tiên, việc tiến hành liên minh song phương sẽ không đủ mà cần một cách tiếp cận toàn diện hơn. Theo đó, một cách tiếp cận toàn diện phải bao gồm tất cả các bên liên quan trong khu vực và bất kỳ quyết định nào của Mỹ gây ảnh hưởng đến trật tự hiện tại phải có sự đồng thuận của các nước này.
Các chuyên gia đề xuất có thể bắt đầu tiến trình hòa bình ba hoặc bốn bên và ra tuyên bố kết thúc chiến tranh, cam kết đàm phán một hiệp ước hòa bình. Đồng thời, một khu vực không có vũ khí hạt nhân sẽ được thiết lập nhằm ràng buộc về mặt pháp lý quá trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên.
Điều này cũng có thể đóng vai trò như một sự bảo đảm cho Triều Tiên. Một khi quốc gia này được chứng minh là không sở hữu vũ khí hạt nhân thì quốc gia này sẽ không phải là đối tượng của bất kỳ mối lo ngại nào từ phía Mỹ. Bình Nhưỡng qua đó cũng sẽ được bảo đảm an ninh chống lại bất kỳ mối đe dọa nào. Hai bên có thể từng bước cam kết với các biện pháp xây dựng lòng tin lẫn nhau để tiến tới mục đích xa hơn trong tương lai.
Lầu Năm Góc bác bỏ chỉ trích của Triều Tiên về tập trận chung Mỹ-Hàn
Hôm 6-11, Lầu Năm Góc ra tuyên bố bác bỏ những chỉ trích của Triều Tiên về các hoạt động diễn tập không quân được lên kế hoạch giữa Mỹ và Hàn Quốc, khẳng định rằng Washington và Seoul không thực hiện các hoạt động diễn tập chung dựa trên những phản ứng của Bình Nhưỡng.
Tuyên bố cũng khẳng định các hoạt động diễn tập giữa nước này và Hàn Quốc là nhằm đảm bảo sự sẵn sàng và nâng cao khả năng tương hỗ giữa hai quân đội, trong khi cho phép các nhà ngoại giao có không gian cần thiết để tiến hành các cuộc đối thoại cởi mở với Triều Tiên.
Được biết Bộ Ngoại giao Triều Tiên trước đó cùng ngày đã lên án các hoạt động diễn tập trên không theo kế hoạch của Mỹ với Hàn Quốc, cho rằng cuộc tập trận này không khác gì một tuyên bố về "đối đầu" với nước này trong bối cảnh hai bên chuẩn bị bước vào vòng đàm phán mới.
VĨ CƯỜNG
Theo tienphong
Triều Tiên chỉ trích mạnh mẽ tuyên bố của Thủ tướng Nhật Bản Vào hôm 7-11, Triều Tiên đã gọi Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe là kẻ ngốc sau khi chỉ trích vụ thử nghiệm tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng. Người đại diện Bộ Ngoại giao Triều Tiên Song Il Ho đã mô tả Thủ tướng Abe là một "kẻ ngốc và độc ác" do phản ứng thái quá trước vụ thử nghiệm...