Thượng đỉnh Mỹ-Triều tại Hà Nội: Kim Jong-un cầm chắc chiến thắng
Theo CNN, có nhiều con đường dẫn đến chiến thắng cho nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Mỹ Donald Trump ở Hà Nội và điều đặc biệt là, ông chủ Nhà Trắng dường như quyết tâm giúp ông Kim đạt được chiến thắng đó.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump
Trong khi thành công cho Tổng thống Trump phụ thuộc rất nhiều vào tiến trình loại bỏ kho vũ khí hạt nhân của Triều Tiên thì nhà lãnh đạo Kim Jong-un lại được cho là đã cầm chắc chiến thắng khi tham gia Hội nghị thượng đỉnh với Mỹ tại Hà Nội.
CNN đã phân tích 3 viễn cảnh mà ông Kim Jong-un có thể xem là một chiến thắng cho đất nước ông khi tham dự thượng đỉnh với Mỹ ở Hà Nội.
1. Đạt được tuyên bố chung để chấm dứt chiến tranh Triều Tiên
Đây được xem là chiến thắng lớn nhất dành cho ông Kim Jong-un về mặt ngoại giao lẫn kinh tế.
Theo ông Kim Jong-un cũng như ông Trump, đều khao khát thời khắc lịch sử khi hai nhà lãnh đạo của 2 nước vốn đã đối đầu trong suốt 7 thập niên, vai kề vai tuyên bố sự chấm dứt về mặt chính trị cho Chiến tranh Triều Tiên.
Thực tế, một tuyên bố như vậy sẽ không phải là một hiệp ước hòa bình để chính thức kết thúc chiến tranh Triều Tiên. Nhưng nó đủ cho ông Kim mang về nước và tuyên truyền với người dân nước ông rằng đây là một chiến thắng.
Video đang HOT
Việc hoàn thành nhiệm vụ đó sẽ củng cố quyền lực của nhà lãnh đạo bên trong nước ông với tư cách là một chính khách lão luyện và nhà chiến lược quân sự bậc thầy.
Một tuyên bố như vậy cũng sẽ cho phép Kim toàn tập toàn ý phát triển kinh tế; nó cũng sẽ bắt đầu quá trình dài đàm phán cho một hiệp ước hòa bình chính thức với Trung Quốc, Liên Hợp Quốc và Mỹ.
Nhìn chung, đối với ông Kim, một lộ trình phi hạt nhân hóa thành công tại thượng đỉnh với Trump ở Hà Nội sẽ mở đường cho việc Triều Tiên trở lại trường quốc tế, về chính trị và kinh tế, đồng thời trì hoãn việc từ bỏ hoàn toàn kho vũ khí hạt nhân sống còn đối với Triều Tiên trong nhiều năm tới.
2. Đóng băng chương trình hạt nhân để giảm trừng phạt
Nếu Tổng thống Trump sẵn sàng chấp nhận một thỏa thuận tập trung vào việc đóng băng các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, ngăn chặn sự tiến bộ hơn nữa của nước này chứ không cần phải là loại bỏ hoàn toàn kho vũ khí hiện có, điều đó sẽ giúp ông Kim đạt được mục tiêu quan trọng nhất của mình.
Đó là duy trì khả năng răn đe hạt nhân hiện tại của Triều Tiên cho đến khi nước này hoàn toàn tin tưởng Washington có thể đảm bảo an ninh cho Bình Nhưỡng.
Theo CNN, thực tế, đây cũng là một kết quả đáng mong đợi vì việc đóng băng và giới hạn quy mô cũng như phạm vi của chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên sẽ giúp giảm thiểu rủi ro hạt nhân một cách đáng kể.
3. Một chiến thắng khiêm tốn hơn
Một chiến thắng khiêm tốn hơn dành cho ông Kim đơn giản là khi ông thể hiện lặp lại màn trình diễn tại Singapore năm ngoái trong cuộc gặp đầu tiên với ông chủ Nhà Trắng.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán tại Hà Nội vẫn giúp ông Kim điều chỉnh lại một thời điểm bấp bênh trong chương trình hạt nhân của nước ông, mua thêm thời gian để tiếp tục che giấu và triển khai kho vũ khí của Triều Tiên, theo CNN.
Theo Danviet
Truyền thông quốc tế chờ đăng ký cuộc gặp Trump - Kim ở Hà Nội
Hãng này dự kiến cử hơn 40 phóng viên đến Hà Nội để đưa tin về cuộc gặp Trump - Kim lần hai trong hai ngày 27/2 và 28/2.
Trong đó, khoảng ba người chuyên trách Nhà Trắng từ Mỹ sang, nhóm cung cấp tin cho khách hàng có 25 người (là quay phim, kỹ thuật viên, nhà sản xuất...). Nhóm Tin tức gồm 15 người, đến từ các văn phòng ở Seoul (Hàn Quốc) và Bình Nhưỡng (Triều Tiên).
Cuộc gặp lần một giữa Tổng thống Mỹ Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra tại Singapore tháng 6/2018. Ảnh: AFP.
"Chúng tôi chưa nhận được thông báo gì của Việt Nam về đăng ký đưa tin cuộc họp thượng đỉnh lần hai giữa Tổng thống Mỹ Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Có thể phóng viên đại diện ở Việt Nam sẽ bị hạn chế thẻ, vì những người đi tháp tùng sẽ được ưu tiên hơn", một người của hãng tin của Mỹ nói với VnExpress.
Hãng này dự kiến cử hơn 40 phóng viên đến Hà Nội để đưa tin về cuộc gặp Trump - Kim lần hai trong hai ngày 27/2 và 28/2. Trong đó, khoảng ba người chuyên trách Nhà Trắng từ Mỹ sang, nhóm cung cấp tin cho khách hàng có 25 người (là quay phim, kỹ thuật viên, nhà sản xuất...). Nhóm Tin tức gồm 15 người, đến từ các văn phòng ở Seoul (Hàn Quốc) và Bình Nhưỡng (Triều Tiên).
Để đảm bảo không bị động, hãng đã đặt phòng khách sạn cho các nhân viên ở cả Hà Nội và Đà Nẵng, sau khi có thông tin cuộc gặp ban đầu dự kiến ở miền Trung Việt Nam. Hiện một số người của hãng đã đến Hà Nội để chuẩn bị, phần lớn sẽ vào từ ngày 22/2.
Một hãng tin của Pháp đang chờ thông báo đăng ký thẻ của Việt Nam để quyết định số người đến Hà Nội tham gia sự kiện được cho là "nóng" nhất năm. Dự kiến có 15 người sẽ bay đến khi có lịch cuối cùng. Nhóm phóng viên Nhà Trắng sẽ đăng ký với phía Mỹ. Từ trước Tết Nguyên đán, hãng đã đặt phòng khách sạn cho nhân viên của mình tại Hà Nội. Một đại diện của hãng ở Việt Nam cho hay họ sẽ tập trung vào các hoạt động ở "vòng ngoài", là các sự kiện bên lề.
Một hãng tin lớn của Anh cũng đang trong tình trạng chờ thông báo chính thức của Việt Nam, mới quyết định nhân sự đưa tin.
Đại diện một hãng truyền thông của Nhật Bản cho biết họ dự kiến điều 50 người đến Hà Nội vào cuối tháng này. Đây là nhóm làm tin tức và truyền hình, từ Nhật, Mỹ và Hàn Quốc. Họ cũng đặt khách sạn cho nhân viên ở cả Hà Nội và Đà Nẵng. Các phóng viên tại Việt Nam đã phải đi làm từ trong Tết Nguyên đán để nghe ngóng thông tin.
Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, cũng có kế hoạch cử thêm phóng viên ảnh, video sang Việt Nam để tăng cường đưa tin đa phương tiện về hội nghị.
"Chúng tôi rất quan tâm những kết quả có thể đạt được giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Triều, đặc biệt là thỏa thuận hoặc nhận thức chung mới để cụ thể hóa những cam kết về kết thúc tình trạng chiến tranh và phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên", đại diện tờ báo cho biết và tin Việt Nam sẽ tổ chức tốt hội nghị.
"Chúng tôi mong Việt Nam sẽ hỗ trợ các phóng viên nước ngoài tác nghiệp một cách thuật lợi và hiệu quả nhất", đại diện báo bày tỏ.
Tại hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim lần đầu tiên ở Singapore, hơn 3.000 phóng viên đã đến nước này đưa tin. Singapore đã biến tòa nhà F1 Pit, vốn dùng để phục vụ giải đua công thức 1, thành trung tâm truyền thông để phục vụ các phóng viên. Chi phí thiết lập cơ sở vật chất khoảng 5 triệu đô Sing (3,6 triệu USD).
Khánh Lynh
Theo Danviet
Mỹ,Triều,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn muốn gì ở thượng đỉnh tại Hà Nội? Vào ngày mai (27.2), cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un sẽ bắt đầu diễn ra tại Hà Nội. Theo AP, cuộc gặp này không chỉ xoay quanh Mỹ, Triều Tiên và chương trình tên lửa hạt nhân của nước này mà còn liên quan tới lợi ích của rất nhiều quốc gia...