Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai: “Một bước lùi, hai bước tiến”
Nhiều kỳ vọng từ tín hiệu thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai kể từ thượng đỉnh Singapore vào thán 6 năm ngoái
Ông Duyeon Kim,chuyên gia cấp cao tại trung tâm an ninh Mỹ mới cho rằng, thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai sẽ quyết định tiến trình thực sự phi hạt nhân hoá là có thể hay không. Washington sẽ đáp lại như thế nào cho nỗ lực của Bình nhưỡng, đảm bảo sự thịnh vượng chung.
Thượng đỉnh Singapore vào tháng 6 năm ngoái. Ảnh:AP
Tổng thống Trump từng nói rằng, không cần quá lo lắng về thách thức hạt nhân tại Bình Nhưỡng trong các tín hiệu nỗ lực gần đây của nước này.
Nối tiếp thượng đỉnh Singapre, hàng loạt các vấn đề sẽ được phát triển trong thượng đỉnh lần hai. Đó có thể là việc nới lỏng trừng phạt kinh tế và thúc đẩy quan hệ song phương trong các lĩnh vực như văn hoá và thể thao, giới chuyên gia nhận định.
Tại thượng đỉnh Singapore, Washington và Bình Nhưỡng đã có tiến trình thu hẹp khoảng cách trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Video đang HOT
Theo ông Andrew Kim,người đứng đầu Trung tâm Sứ mệnh Hàn Quốc của CIA, thượng đỉnh Mỹ-Triều lần hai sẽ là tín hiệu tích cực, chờ đợi cho sự thay đổi lớn trong quan hệ Washington và Bình Nhưỡng trong thời gian tới.
“Hiện tại, mọi thứ sẽ tiếp tục. Tôi mong đợi có cơ hội tốt đẹp với Bình Nhưỡng”, ông Adrew Kim nói.
Theo ông Andrew Kim, ông tin tưởng sẽ có nhiều thỏa thuận giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại thượng đỉnh lần hai.
“Cả Washington và Bình Nhưỡng biết rằng, họ phải đạt được thỏa thuận trong cuộc gặp bởi vì họ đã chờ đợi quá lâu. Họ không biết những gì sẽ diễn ra tiếp sau đó”, ông Andrew Kim cho biết.
“Cả Mỹ và Triều Tiên đều phải tính toán lý do tại sao họ muốn thực hiện thỏa thuận ngay bây giờ và tập trung làm điều đó. Họ có thể tự đánh giá đây là chính quyền mà Bình Nhưỡng muốn thỏa thuận.
Giới quan sát đưa ra bày tỏ mong muốn hai bên sẽ có các nhượng định tại cuộc gặp lần này. Mỹ có thể nới lỏng trừng phạt trong khi Triều Tiên tiến hành nghiêm túc chương trình phi hạt nhân hoá.
“Tôi thực sự tin tưởng cuộc gặp thượng đỉnh sẽ đạt được nhiều tích cực nếu cả hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều có các đàm phán chính xác. Đó có thể là một bước lùi, hai bước tiến trong quan hệ”, ông Andrew Kim,người đứng đầu Trung tâm Sứ mệnh Hàn Quốc của CIA và là nhân vật từng hỗ trợ nhiều cho thượng đỉnh Singapore vào tháng Sáu nói.
Hồng Nhung
Theo Tổ Quốc
Nhiều người Hàn Quốc lo ngại Mỹ sẽ giảm lực lượng đồn trú
Đối với những người sống dựa vào căn cứ Mỹ trên đất Hàn Quốc, việc đóng cửa căn cứ Humphreys là cơn ác mộng thật sự, trong lúc cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai tại Hà Nội đang đến gần.
Bên ngoài tổng hành dinh bộ chỉ huy lực lượng Mỹ và LHQ tại Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên
THỤY MIÊN
Hơn 28.000 quân Mỹ hiện đồn trú tại Hàn Quốc, sẵn sàng bảo vệ đồng minh trước nguy cơ tấn công từ CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, trong bối cảnh thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội đang đến gần, nhiều đồn đoán cho rằng Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un có thể đạt được thỏa thuận về các biện pháp nhằm đổi lấy cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng, và có thể Mỹ sau đó sẽ rút bớt quân khỏi Hàn Quốc.
Đối với những người Hàn Quốc phụ thuộc vào hoạt động đồn trú của lính Mỹ trên bán đảo Triều Tiên để làm ăn, đó quả là viễn cảnh đáng buồn.
"Không có lính Mỹ, nhiều người, trong đó có tôi, sẽ mất đi nguồn thu nhập chính", AFP dẫn lời ông Kim Chang-bae, chủ cửa hàng bán bu lông và ốc vít cho quân nhân Mỹ đang đóng tại căn cứ Humphreys, cách Seoul khoảng 60 km về phía nam.
Căn cứ Humphreys, thuộc địa phận thành phố Pyeongtaek, là căn cứ nước ngoài lớn nhất của Mỹ, trải rộng trên diện tích 14,7 km2 và đủ sức chứa khoảng 32.000 người, bao gồm quân nhân lẫn gia đình họ.
Hàng trăm nhà hàng và cửa hiệu, từ tiệm làm móng đến xăm mình, mọc lên như nấm xung quanh căn cứ. Dự kiến đến năm 2022, căn cứ sẽ hoàn tất dự án mở rộng, cho phép chứa đến 43.000 người.
"Tôi lo lắng họ sẽ rời Hàn Quốc", bà Choi Eun-hee, chủ nhà hàng sát căn cứ Mỹ. "Ít nhất 80% số khách hàng của tôi là lính Mỹ", theo bà Choi.
Tuy nhiên, theo giới chuyên gia Hàn - Mỹ dự đoán, Lầu Năm Góc sẽ không đóng cửa hoặc rút bớt quân khỏi Hàn Quốc, vì mục tiêu xây dựng căn cứ Humphreys không chỉ giới hạn trên bán đảo Triều Tiên, mà còn nhằm bao quát cả khu vực Đông Á, dễ dàng phản ứng nhanh trước mọi diễn biến bất thường.
Theo Thanhnien
Video: Người Triều Tiên tiễn ông Kim Jong Un lên tàu đến Việt Nam Đài truyền hình Triều Tiên KRT đã phát sóng cảnh binh lính, các quan chức và người dân Triều Tiên tiễn ông Kim lên tàu hỏa đến Hà Nội. Video ông Kim Jong Un duyệt đội danh dự trước khi lên tàu tới Việt Nam Ngày 23.2, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã lên đường tới Hà Nội để dự hội...