Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Chính xác là những gì Harry J. Kazianis dự đoán
Nếu Mỹ và Triều Tiên thực sự sẽ chấm dứt những thập kỷ gần như xung đột, tôi nghĩ Tổng thống Trump phải được tôn vinh hàng đầu.
Harry J. Kazianis – Giám đốc mới của Viện Nghiên cứu Hàn Quốc tại Trung tâm lợi ích quốc gia và là biên tập viên điều hành của bộ phận xuất bản The National Interest nhận định.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Triều Tiên gặp nhau ở Singapore.
Harry J. Kazianis bày tỏ quan điểm: ” Trong hội nghị thượng đỉnh lần này, tôi mong muốn Donald Trump sẽ mang chính sách đối ngoại cũ ném nó vào lửa trước sự chứng kiến của toàn bộ thế giới, cuộc chiến tranh Triều Tiên có thể sẽ được chấm dứt một lần và mãi mãi.
Tôi không nói về việc xây dựng những căn hộ hào nhoáng dọc theo bờ biển Triều Tiên mà vứt bỏ cùng một phần cũ của Triều Tiên, nơi đã từng bị chi phối bởi các chính sách đối ngoại và chính quyền của Washington, D.C. Tôi đã từng lên tiếng chỉ trích hội nghị thượng đỉnh – ngay cả khi tôi nghĩ rằng điều đó không xảy ra – nó thật giả tạo, chẳng hơn gì một show truyền hình thực tế và đó chính là sự nhượng bộ lớn đối với Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Nhưng tôi đã sai. Trong khi không có bất cứ thoả thuận lịch sử nào được kí kết tại Singapore, thì những hình ảnh được đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh đó đã chứng minh một kết quả “có thể đong đếm được”. Không còn là những hiềm khích trong thương mại của Mỹ và Triều Tiên, Kim và Trump ngồi chung một căn phòng, nói chuyện, tìm hiểu nhau và từng bước tạo lòng tin cho nhau.
Đó là cách mà lịch sử được viết nên. Trên thực tế, hội nghị ở Singapore đã đặt nền móng cho hoà bình, góp phần tránh xung đột hạt nhân và đảm báo Chiến tranh Triều Tiên lần thứ 2 sẽ không xảy ra.
Trong hội nghị thượng đỉnh liên Triều lần thứ ba vào tháng 9, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cưỡi ngựa trên đường phố Bình Nhưỡng với Chủ tịch Kim, vẫy tay chào mọi người. Trong số các cảnh tượng như được dàn dựng, bạn sẽ không thể phủ nhận được sự chân thành của 150.000 người Triều Tiên đối với Tổng thống Moon trên sân vận động lớn.
Vì vậy, tôi đã cố để tìm ra một khởi đầu mới với Triều Tiên. Niềm tin của tôi bắt nguồn từ một chủ nghĩa hiện thực rõ ràng rằng “Bi kịch chỉ có thể xảy ra nếu chúng ta chỉ biết khiêu khích, đe doạ.
Kết quả mong muốn của tôi về hội nghị thượng đỉnh lần này là ông Donald Trump sẽ đốt bỏ cuốn sách cũ về chính sách của Mỹ đối với Triều Tiên trước sự chứng kiến của toàn thế giới. Tôi hy vọng ông Trump sẽ tuyên bố chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên với một tuyên ngôn hòa bình đi kèm chữ ký của chủ tịch Kim, đơn giản, ngắn ngọn và đi thẳng vào vấn đề.
Theo Danviet
Thượng đỉnh Trump-Kim: Dẫu khó vẫn phải ló giải pháp
Trong cuộc gặp lần hai này, ông Trump và ông Kim Jong-un chịu áp lực phải có được những kết quả cụ thể hơn, với ý nghĩa cơ bản hơn và tác động thiết thực hơn so với thoả thuận nguyên tắc chung ở Singapore.
Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un gặp nhau lần thứ nhất ở Singapore.
Cuộc gặp thứ hai giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un được tiến hành vào cuối tháng hai này ở Hà Nội. Đấy cũng còn sẽ là cuộc gặp cấp cao thứ hai trong lịch sử giữa Mỹ và Triều Tiên. Hồi tháng 6 năm ngoái, hai người này gặp nhau ở Singapore. Sự kiện lịch sử ấy đã chính thức khởi động quá trình hoà bình và hoà giải giữa hai cừu thù của nhau này. Kết quả của cuộc gặp của họ ở Singapore được hoặc bị thế giới bên ngoài nhìn nhận và đánh giá rất khác nhau.
Nhưng điều không ai có thể phủ nhận được là nhờ tiến trình dẫn dắt đến sự kiện này và tác động của nó mà mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên nói riêng cũng như tình hình chính trị an ninh trên bán đảo Triều Tiên và ở khu vực Đông Bắc Á nói chung kể từ đấy bớt đi rõ rệt căng thẳng và đối địch. Cũng phải khách quan và công bằng để xác nhận rằng sự cải thiện quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc cũng đóng vai trò rất quan trọng và quyết định.
Đồng thời cũng lại phải thấy là dù vậy thì mọi vấn đề đặt ra cần phải giải quyết giữa Mỹ và Triều Tiên đều vẫn chưa được giải quyết. Mỹ và Triều Tiên cho tới nay mới đều chỉ cho thấy là cùng hạ quyết tâm và biểu lộ thiện chí cùng nhau giải quyết những vấn đề ấy để quan hệ song phương được bình thường hoá và cải thiện nhưng chưa nhất trí được với nhau về giải quyết chúng như thế nào, trong lộ trình thời gian ra sao và theo thứ tự ưu tiên gì.
Không đầy 9 tháng sau đấy, ông Trump và ông Kim Jong-un lại gặp nhau. Đối với Mỹ và Triều Tiên, khoảng thời gian giữa hai lần gặp cấp cao như thế là ngắn chứ không phải là dài và rất đáng được chú ý. Có thể thấy được từ đó hai điều. Thứ nhất, nhu cầu tiến hành cuộc gặp cấp cao này đến từ cả hai phía, như nhau cho dù nó được phía Triều Tiên chủ động đề xuất.
Hai người kia muốn dùng cuộc gặp nhau lần thứ hai để củng cố và ổn định tiến trình hoà bình và hoà giải đang được vận hành, để khẳng định là những quyết sách của họ liên quan đến tiến trình này là đúng đắn và hợp thời cũng như để cùng nhau nhất trí về định hướng cho những bước đi tiếp theo. Khác biệt cơ bản giữa hiện tại và ở thời những người tiền nhiệm của họ là hai người này chủ trương cấp cao thương thảo và quyết định để rồi cấp dưới triển khai thực hiện chứ không phải cấp dưới thương thảo ổn thoả để rồi cho cấp cao quyết định. Vì thế, hai người này chỉ gặp nhau khi chắc chắn rằng sẽ đạt được thoả thuận gì đấy với nhau.
Về phương diện này, cuộc gặp của họ ở Hà Nội không khác gì cuộc gặp trước đấy của họ ở Singapore. Và cả những cuộc gặp tiếp theo nữa của họ rồi cũng sẽ lại như thế. Thứ hai, và điều này làm cho cuộc gặp của họ ở Hà Nội sẽ khác biệt cơ bản so với cuộc gặp khi trước ở Singapore, áp lực thành công đối với họ ở Hà Nội lớn hơn rất nhiều so với ở Singapore.
Trong cuộc gặp lần hai này, ông Trump và ông Kim Jong-un chịu áp lực phải có được những kết quả cụ thể hơn, với ý nghĩa cơ bản hơn và tác động thiết thực hơn so với thoả thuận nguyên tắc chung ở Singapore. Các vấn đề đặt ra cho họ dẫu có nan giải đến mấy thì họ vẫn phải đưa ra được, ít nhất là định hướng giải pháp, trong đó đặc biệt là những chuyện như có tuyên bố chấm dứt tình trạng chiến tranh hay không, Triều Tiên bắt đầu thực hiện phi hạt nhân hoá như thế nào, Mỹ dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt Triều Tiên ra sao, gắn kết tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Mỹ và Triều Tiên với tiến trình hoà bình và hoà giải giữa Triều Tiên và Hàn Quốc bằng cách gì để tạo nên hiệu ứng cộng hưởng tích cực. Cả hai người này đều cần thoả thuận cụ thể và những hình ảnh hài hoà ở Hà Nội để chứng tỏ cuộc gặp của họ rất thành công.
Họ phải làm cho thế giới bên ngoài thấy được và tin rằng Mỹ và Triều Tiên hiện tại đã cùng nhau đi được xa hơn nhiều so với thời điểm họ gặp nhau ở Singapore và hai người này đã cùng nhau nhìn ra xa hơn rất nhiều so với ở Singapore cho tương lai của mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên. Vì thế, hiện có thể chắc chắn được rằng cuộc gặp của họ ở Hà Nội sẽ là dấu mốc rất quan trọng và quyết định mới đối với mối quan hệ giữa Mỹ và Triều Tiên.
Theo Danviet
Tổng thống Donald Trump tuyên bố đã "phải lòng" ông Kim Jong-un Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông đã "phải lòng" nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, một tín hiệu tích cực khác về sự hồi sinh các cuộc đàm phán hạt nhân giữa hai nước. Tổng thống Mỹ Donald Trump và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: Korea Times. Theo Korea Times, ông Donald Trump đưa ra bình luận này...