Thượng đỉnh Mỹ – Triều: Bước tiến nhỏ cũng là thành công lớn
Tại hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai này ở Việt Nam, Triều Tiên và Mỹ có thể chỉ đạt được tiến bộ nhất định về phi hạt nhân hoá hay các bước đi khác như lập văn phòng liên lạc. Nhưng như thế cũng có thể coi là thành công lớn đối với một vấn đề phức tạp và sau một hội nghị không có đồng thuận rõ ràng nào ở Singapore.
Ông Trump và ông Kim được kỳ vọng làm nên lịch sử tại Hà Nội
TS Nguyễn Việt Phương trong cuộc trao đổi với các phóng viên Ảnh: Thu Loan
Đó là đánh giá của TS Nguyễn Việt Phương, nghiên cứu viên Trung tâm Belfer, Trường Kennedy, ĐH Havard (Mỹ) trong cuộc trao đổi với PV Tiền Phong ngày 26/2 tại Hà Nội.
Ông kỳ vọng gì vào thượng đỉnh sắp tới?
Tôi không kỳ vọng nhiều vào đàm phán hạt nhân, mà chủ yếu kỳ vọng hai bên đưa ra lộ trình để tiến tới tuyên bố chung về chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Nhưng theo như Ngoại trưởng Hàn Quốc hôm qua nói và một số nguồn tin khác, có thể Mỹ và Triều Tiên dịp này có thể đạt được tiến bộ nhất định về phi hạt nhân, phá thêm một số cơ sở hạt nhân, hay quy trình đưa thanh sát quốc tế vào Triều Tiên giám sát việc phá huỷ các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên.
Video đang HOT
Nếu Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đồng ý được về nguyên tắc thì đó cũng là thành công lớn trong hội nghị tại Việt Nam so với hội nghị ở Singapore, đáng kể, nhưng chưa có sự giám sát từ bên ngoài. Có thể Triều Tiên lần này đồng ý về việc mở văn phòng liên lạc, hoặc cho phép thanh sát quốc tế hoặc thanh sát từ nước thứ ba đến để giám sát hoạt động phá cơ sở hạt nhân Yongbyon.
Về vùng cấm, việc quyết định tổ chức hội nghị thứ hai cho thấy cả hai đều cần nhau. Vì vậy, rất ít khả năng hai bên bỏ dở đàm phán. Chuyện rút quân khỏi Hàn Quốc là vùng cấm với Mỹ mà họ sẽ không nhắc đến. Đối với Triều Tiên, vùng cấm lớn nhất là phải ký một thỏa thuận từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân của họ. Họ sẽ không làm như vậy, vì chương trình hạt nhân và tên lửa sẽ vẫn là xương sống cho an ninh và sự tồn vong của chế độ.
Ông đánh giá như thế nào về chính sách của ông Kim?
Tôi đánh giá ông Kim khá năng động và chủ động. Trước 2017, ông ấy chủ động đóng toàn bộ các kênh đàm phán với bên ngoài để tập trung phát triển chương trình hạt nhân và tên lửa. Đến thời điểm chương trình đó đạt được thành quả nhất định, ông Kim cũng là người chủ động mở cửa đàm phán. Đây không phải những hoạt động mang tính tạm thời mà nằm trong chính sách tổng thể của Triều Tiên. Việc họ muốn cải cách kinh tế, muốn nâng cao đời sống của người dân chỉ có thể đạt được khi cấm vận được loại bỏ, áp lực về ngoại giao và an ninh được giảm bớt. Tôi thấy chính sách của ông Kim Jong-un tương đối nhất quán. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều điểm khó đoán, như trước hội nghị ở Singapore họ còn dọa bỏ dự, hay ngay trước hội nghị ở Hà Nội họ tiếp tục nói rằng nếu Mỹ không dỡ bỏ cấm vận thì sẽ không đàm phán nữa. Ông Kim Jong-un luôn muốn ở thế trên trong đàm phán. Đó là điều không dễ dàng khi đàm phán với Mỹ và ít quốc gia nào trên thế giới làm được.
Ông đánh giá như thế nào về vai trò của Việt Nam trong tiến trình đó?
Nhìn chung Việt Nam đóng vai trò rất tích cực. Theo tôi thấy đây là một trong số những sự kiện mà Việt Nam thể hiện vai trò đi đầu trong việc thúc đẩy hai phía tiến lại gần nhau và đàm phán. Trong thời gian tới, Việt Nam nên tiếp tục giữ thái độ này trên trường quốc tế, tiếp tục chính sách ngoại giao chủ động để vươn lên thành một tên tuổi trong các vấn đề quốc tế.
Cảm ơn ông.
THU LOAN (THỰC HIỆN)
Theo TPO
Việt Nam nên làm gì để duy trì hình ảnh sau hội nghị Mỹ - Triều?
Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều tổ chức tại Hà Nội là cơ hội quan trọng quảng bá cho Việt Nam nhưng duy trì hình ảnh hậu sự kiện cũng quan trọng không kém.
Biểu tượng hòa bình, hữu nghị trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai. Ảnh: KM
Hội nghị thượng đỉnh giữa tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un diễn ra vào ngày 27-28/2 là sự kiện đặc biệt quan trọng, thu hút sự quan tâm lớn nhất của cộng đồng và dư luận quốc tế thời điểm hiện tại.
Không chỉ có lãnh đạo và quan chức cấp cao của Mỹ và Triều Tiên, khoảng 3.000 phóng viên, nhà báo của các hãng truyền thông, báo chí trên toàn thế giới có mặt tại Việt Nam để ghi hình, đưa tin về sự kiện cũng như giới thiệu về đời sống xã hội, văn hoá, du lịch của Hà Nội và Việt Nam.
Chia sẻ với TheLEADER bên lề tọa đàm giới thiệu ấn phẩm "Hiểu về Trump" (Understanding Trump), TS. Nguyễn Việt Phương, Nghiên cứu viên Trung tâm Belfer, Trường Kennedy, Đại học Harvard nhận định thương hiệu Việt Nam sẽ có giá trị đáng kể trong khu vực giữa bối cảnh báo chí thế giới đều tập trung vào lần gặp mặt này.
"Những cụm từ như Hanoi summit hay Vietnam meeting sẽ liên tục xuất hiện trên thế giới", ông nhấn mạnh. Du lịch Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung được nhận định sẽ gia tăng đáng kể như trường hợp của Singapore vào năm ngoái.
"Hội nghị Mỹ - Triều lần này cũng rất có ý nghĩa và là bước đẩy quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang ứng cử để trở thành Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ sắp tới", ông Phương đánh giá.
Việc tổ chức thành công một sự kiện quan trọng, tầm cỡ cũng sẽ trở thành tiền lệ giúp Việt Nam hiện hữu mỗi khi các quốc gia khác có sự kiện lớn và cần một nước trung gian.
Trả lời trước báo giới bên lề tọa đàm, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cũng nhận định những tác động tích cực từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần này đối với Việt Nam.
"Sau cuộc gặp này, lòng tin vào hình ảnh Việt Nam đổi mới, phát triển, là trung tâm kết nối đầu tư, thương mại, sản xuất kinh doanh của khu vực và trên thế giới, lòng tin vào tiến trình cải cách và phát triển của Việt Nam sẽ tốt hơn".
Việt Nam được nhận định sẽ trở thành địa điểm hấp dẫn hơn không chỉ đối với nước ngoài mà ngay cả đối với người dân Việt Nam khi họ cũng cảm thấy tự hào hơn với sự phát triển của đất nước. "Như vậy, tất cả các hoạt động liên quan đến kinh tế sẽ được thúc đẩy, được bổ sung và thậm chí là gia tăng, đóng góp rất tốt cho quá trình phát triển".
Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam trở thành địa điểm cho những sự kiện có tầm vóc, ý nghĩa lớn đối với thế giới. Ông Võ Trí Thành đánh giá đây là cơ hội để thấy được thực chất cải cách phát triển tại Việt Nam nhưng điều quan trọng hơn, "công cuộc cải cách phát triển vẫn phải được tiếp tục để hình ảnh Việt, thương hiệu Việt có sức hút và sự lan tỏa hơn nữa".
Trả lời TheLEADER về những khuyến nghị giúp Việt Nam duy trì hình ảnh, TS. Nguyễn Việt Phương cho rằng Việt Nam nên tích cực hơn nữa trong việc giúp Mỹ và Triều Tiên tổ chức các cuộc gặp phi chính thức cũng như theo sát các sự kiện quốc tế.
Bên cạnh đó, Việt Nam được cho là cần tiếp tục thể hiện thái độ tích cực, chủ động trong việc đứng ra tổ chức các hoạt động lớn, trong những đề xuất về chính sách lớn cho ASEAN và cho khu vực.
The Leader
Người dẫn chương trình Mỹ nói không rửa tay suốt 10 năm Pete Hegseth, người dẫn chương trình của đài Fox News (Mỹ), vừa thừa nhận trên truyền hình rằng anh không rửa tay trong suốt 10 năm vì "vi trùng không phải thứ có thật". Trong chương trình Fox và Những người bạn, Hegseth nói rằng các vi sinh vật lây truyền bệnh không tồn tại vì con người không thể nhìn thấy bằng...