Thượng đỉnh G7: Những động thái khiến cả thế giới bất ngờ của ông Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump lại thêm một lần nữa khiến nhiều người bị sốc khi thay đổi ý định 180 độ về một vấn đề quan trọng, dù cho giới chức Nhà Trắng có giải thích rằng bình luận của ông “bị hiểu nhầm”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng các nhà lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức tại Pháp (Ảnh: France24)
“Tổng thống được hỏi rằng liệu ông ấy có “nghĩ lại về việc gia tăng căng thẳng thương chiến với Trung Quốc hay không”. Và câu trả lời của ông đã bị hiểu nhầm tai hại. Tổng thống Trump đã khẳng định điều đó – bởi ông lấy làm tiếc vì không đánh thuế cao hơn” – Thư ký báo chí Nhà Trắng Stephen Grisham nói.
Ông Trump vốn là người hiếm khi đưa ra lời xin lỗi hay thừa nhận bản thân mắc lỗi sai, và luôn tự hào về việc mình được xem là “mạnh mẽ” – theo đánh giá của một số quan chức và cựu quan chức chính quyền Mỹ.
Trong lúc đang dùng bữa sáng với Thủ tướng Anh Boris Johnson, một phóng viên đã hỏi ông Trump rằng ông có suy nghĩ lại về quyết định khiến gia tăng căng thẳng trong thương chiến với Trung Quốc hay không. Ông Trump trả lời: “Có, chắc chắn rồi. Tại sao không”.
“Cũng có thể lắm” – ông nói – “Tôi luôn có suy nghĩ khác về mọi thứ”.
Ông Trump sau đó nói rằng các vòng đàm phán với Trung Quốc vẫn diễn ra tốt đẹp, thêm rằng ông còn dự định rút lại một số lời đe dọa mới đây – như việc tìm cách ép các công ty Mỹ rời khỏi Trung Quốc.
Bình luận trên đã lập tức thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế, bởi ông Trump luôn tỏ ra cố chấp với các quyết định đơn phương của mình trong thương chiến với Trung Quốc. Sự thay đổi thái độ trên phản ánh rõ cách tiếp cận đang thay đổi nhanh chóng của ông Trump đối với Trung Quốc. Ngoài ra, bình luận trên cũng mâu thuẫn với đề xuất mà ông đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh G7 – trong đó đưa ra một phiên bản khác về các vòng đàm phán cá nhân thay vì các vòng họp chung mà mọi người đều tham gia.
Hội nghị thượng đỉnh G7 lần này còn xuất hiện rất nhiều điều bất ngờ như vậy, mà ông Trump tạo nên.
Ví dụ, ông Trump tuyên bố sẽ không thảo luận về hướng tiếp cận chung về vấn đề Iran, dù cho giới chức Pháp khẳng định rằng các nhà lãnh đạo đã đạt được một thỏa thuận về vấn đề này trong tối thứ Bảy.
“Tôi chưa từng thảo luận về điều đó” – ông Trump nói – “Chúng tôi sẽ theo hướng tiếp cận của chúng tôi, nhưng tôi không thể ngăn người ta nói được. Nếu họ muốn nói, cứ nói”.
Ông Trump cũng từng nói trước báo giới rằng Triều Tiên không vi phạm bất cứ điều luật nào khi phóng thử nghiệm tên lửa, nhưng ngay sau đó lại bị Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe “sửa lưng”.
Video đang HOT
“Chúng ta đang sống trong thế giới đầy rẫy tên lửa, dù bạn có thích hay không” – ông Trump nói thêm rằng ông hiểu được tại sao ông Abe lại “cảm nhận theo cách đó”. “Tôi không vui về điều này” – ông Trump nói về các vụ phóng của Triều Tiên, nhưng vẫn hết lời ngợi khen lãnh đạo Kim Jong-un.
Ông Trump từng nói rằng có nhiều nhà lãnh đạo nói với ông rằng họ cũng muốn Nga trở lại G7, trong khi giới chức châu Âu lại khẳng định rằng Nga vẫn cần bị tẩy chay. Họ cũng nói đã thảo luận với ông Trump về vấn đề này trong một bữa tối tổ chức hôm thứ Bảy. Cuối cùng, ông Trump từ chối xác nhận nhà lãnh đạo nào đã nhất trí với ông về vấn đề trên.
“Tôi có thể, nhưng tôi không tin là điều đó cần thiết” – ông Trump nói.
Ông Trump còn nói bữa trưa hôm thứ Bảy của ông với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron là “một tiếng rưỡi đồng hồ tuyệt nhất mà tôi từng có với ông ấy”. Nhưng trong lúc mà hai nhà lãnh đạo có bữa trưa cạnh bờ biển, giới chức chính quyền Trump lên tiếng chỉ trích ông Macron và cả nước Pháp, cho rằng Hội nghị G7 mà Pháp đăng cai tổ chức tập trung vào quá nhiều vấn đề “nhỏ lẻ” như biến đổi khí hậu hay việc phát triển châu Phi, trong khi ít đề cập tới nền kinh tế toàn cầu.
Và sự thay đổi quan điểm của ông Trump về Trung Quốc đặc biệt đáng chú ý, dù vẫn chưa rõ sự dao động này có nghiêm trọng hay không. Trong những ngày gần đây, Trung Quốc đã áp thuế với hàng hóa Mỹ, và ông Trump đáp trả bằng cách nâng thuế đối với lượng hàng 500 tỷ USD của Trung Quốc. Những hành động này khiến giới đầu tư lo ngại và làm dấy lên tâm lý cho rằng bất đồng kéo dài có thể gây suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bất chấp việc thể hiện sự hối hận trong lúc phát biểu trước báo giới sáng hôm Chủ nhật, ông Trump không đưa ra tín hiệu nào cho thấy sẽ đảo ngược đòn áp thuế mới. “Tôi nghĩ rằng họ tôn trọng cuộc chiến thương mại này” – ông Trump nói về các đồng minh trong G7, những người đã hối thúc ông giảm thang căng thẳng – “Nó cần phải xảy ra”.
“Tôi nghĩ rằng họ muốn đạt thỏa thuận còn hơn cả tôi” – ông Trump nói trước bữa sáng vùng Thủ tướng Anh Boris Johnson. Nói rằng các vòng đàm phán với Trung Quốc đang diễn ra tốt đẹp, nhưng chỉ vài ngày trước ông Trump từng nói rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là “kẻ thù” của nước Mỹ.
Chiến lược đối phó Trung Quốc của ông Trump dường như đang thay đổi. Trong hôm 23/8, ông nói rằng “Nhân đây tôi chỉ thị” cho các công ty Mỹ chuẩn bị ngừng làm ăn với Trung Quốc. Tuyên bố gây sốc này lập tức làm dấy lên hàng loạt chỉ trích từ các công ty Mỹ. Khi bị hỏi ép về việc liệu ông có đủ quyền lực để ra quyết định như vậy hay không, ông Trump dẫn ra một đạo luật năm 1977 quy định trong trường hợp khẩn cấp, Tổng thống có quyền được can thiệp.
Thế nhưng đến hôm 25/8, ông Trump khẳng định không có kế hoạch kích hoạt đạo luật trên, điều khiến nhiều người cảm thấy rằng ông đang cố rút lại kế hoạch rút hết công ty Mỹ ở Trung Quốc.
“Hiện tại tôi chưa có kế hoạch nào” – ông Trump nói – “Thực tế là chúng tôi đang rất hòa thuận với Trung Quốc”.
Ông Trump dường như không quan tâm tới sự quan ngại ngày càng tăng của cộng đồng quốc tế về thương chiến với Trung Quốc. Sáng hôm Chủ nhật, ông nói trước báo giới rằng đến nay không có một lãnh đạo nước ngoài nào thách thức hướng tiếp cận của ông. Nhưng gần như ngay sau đó, Thủ tướng Anh đã làm vậy.
“Chỉ là để nêu rõ quan điểm yếu nhược của chúng tôi về thương chiến” – Thủ tướng Anh Boris Johnson nói – “Chúng tôi đều muốn hòa bình trong thương mại. Chúng tôi đều nghĩ rằng, Liên hiệp Vương quốc Anh (UK) đã hưởng lợi khổng lồ từ thương mại tự do trong suốt 200 năm qua”.
Các lãnh đạo khác, trong đó có Chủ tịch EU Donald Tusk, cũng liên tục kêu gọi giảm thang căng thẳng trong thương mại.
Anh từ lâu đã là một siêu cường thương mại tự do, bởi vậy các nhà ngoại giao Anh – và cả Đức, Pháp – đều kêu gào thảm thiết trước cách chiến lược đối phó Trung Quốc của ông Trump. Nhưng ông Johnson – người đang mắc kẹt trong các vòng đàm phán để rút đất nước ông khỏi EU – lại đang rất muốn có một thỏa thuận thương mại với ông Trump nhằm nâng tầm bản thân ở trong nước.
Việc một nhà lãnh đạo nước ngoài thách thức chiến lược của ông Trump ngay khi đang ngồi đối diện với ông là điều rất hiếm thấy, dù luận điểm phản bác này được đưa ra theo cách nhẹ nhàng nhất có thể.
Tại cuộc họp chung đầu tiên tại Hội nghị thượng đỉnh G7, các nhà lãnh đạo đã có “các cuộc thảo luận hữu ích” về nạn phá rừng ở khu vực Amazon và vấn đề Iran – theo một quan chức EU. Nhưng cuộc trò chuyện bỗng chốc trở nên “gai góc và náo loạn” khi ông Trump nói về mong muốn mang Nga trở lại Hội nghị này vào năm tới.
Nga bị loại khỏi nhóm vào năm 2014 do các cáo buộc liên quan tới Ukraine. Các lãnh đạo còn lại của nhóm G7 cực lực phản đối đề xuất mang Tổng thống Nga Vladimir Putin trở lại diễn đàn này, cho rằng điều đó sẽ chỉ khuyến khích cho các hành vi xấu, “bật đèn xanh” cho việc sáp nhập Crimea và cuộc chiến đang tiếp diễn ở Đông Ukraine.
Trong bữa tối tổ chức hôm thứ Bảy, ông Trump đôi lúc chỉ trích người tiền nhiệm Barack Obama vì đã đá Nga ra khỏi nhóm, liên tục nói rằng ông Putin bị loại chỉ bởi ông thông minh hơn ông Obama – theo một quan chức giấu tên.
Một tín hiệu rõ ràng cho thấy sự khác biệt của các nhà lãnh đạo là, ông Trump nói với báo giới rằng “chắc chắn có khả năng” ông sẽ mời ông Putin tới G7 vào năm sau. Hội nghị thượng đỉnh G7 tổ chức năm 2020 theo kế hoạch sẽ tổ chức ở Mỹ, cho phép ông Trump có quyền quyết định ai sẽ tham dự.
Các cố vấn cho hay ông Trump từng hy vọng rằng sẽ tập trung thảo luận sâu về nền kinh tế và thậm chí muốn bỏ qua một số phiên thảo luận mà ông Macron lên kế hoạch tổ chức.
Có đôi lúc, ông Trump khoe rằng nền kinh tế Mỹ đang vận hành tốt hơn nhiều so với các nước khác, và nói có một cuộc suy thoái toàn cầu đang ảnh hưởng tới phần lớn các quốc gia, ngoại trừ nước Mỹ. Các nhà lãnh đạo khác thì khẳng định, chính cuộc thương chiến mà ông Trump khuấy động đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu, và có bằng chứng cho thấy nền kinh tế Mỹ đang suy giảm nhanh hơn so với dự báo.
Trong tuần trước đó, ông Trump đã thay đổi chóng mặt trong cách vận hành nền kinh tế khi nói rằng ông có kế hoạch cắt giảm thuế; rồi sau đó lại nói rằng việc giảm thuế là không cần thiết, và rồi đến hôm thứ Bảy vừa qua lại nói là lên kế hoạch giảm thuế vào năm 2021.
Ông Trump đưa ra ý tưởng tạo ra một phiên bản khác của thượng đỉnh G7 ngay trong lúc mà các nhà lãnh đạo khác mô tả sự năng động của toàn cầu là đang trong tình trạng khủng hoảng.
Theo viettimes
Ứng viên Thủ tướng Anh ngắt cuộc gọi của ông Trump vì tưởng bị chơi khăm
Ứng viên Thủ tướng Anh Boris Johnson cúp máy khi Tổng thống Mỹ Donald Trump gọi tới vì nghĩ rằng đây là một trò chơi khăm.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn The Sunday Times, ông Johnson cho biết sự việc diễn ra vào tuần trước khi ông nhận được cuộc gọi chuyển đến từ một người tự xưng là tổng đài tại dinh Thủ tướng Anh. Đây là thời điểm mà ông Trump đang có chuyến thăm chính thức đến Anh.
"Người này nói giọng Ireland và thông báo rằng đây là 'tổng đài số 10 phố Downing và chúng tôi sẽ kết nối ông với Tổng thống Mỹ. Tôi sẽ chuyển cuộc gọi tới phòng tình huống Nhà Trắng'", ông Johnson nói với phóng viên.
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói ông quý mến cựu Ngoại trưởng Boris Johnson và coi chính trị gia Anh như bạn bè. (Ảnh: Reuters).
"Sau khi nghĩ thật nhanh, tôi trả lời 'gửi thính giả của Radio Kilkennym, tôi sẽ không bị lừa đâu'", ông Johnson kể lại, giải thích rằng ông nghĩ đây là trò chơi khăm và cúp máy.
Ông lập tức gọi điện tới dinh thủ tướng Anh để xác minh cuộc gọi.
"Và đúng là Tổng thống Trump thật", ứng cử viên Thủ tướng Anh của đảng Bảo thủ kể.
Trong cuộc nói chuyện với Tổng thống Mỹ sau đó, ông Trump "không chỉ mong mọi thứ tốt đẹp với tôi mà còn bày tỏ sự hứng thú với việc nâng cao hợp tác kinh tế và thỏa thuận thương mại tự do" với Anh, ông Johnson cho biết.
Ông Johnson có lý do để nghi ngờ về cuộc gọi của ông Trump. Năm ngoái, ông từng là nạn nhân của một trò chơi khăm kéo dài 18 phút từ một người đàn ông tự xưng là tân Thủ tướng Armenia Armen Sarkissian.
Cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson, ứng viên nặng kí cho ghế Thủ tướng Anh, là người ủng hộ nhiệt tình việc Anh rời EU (Brexit). Ông đã từ chức Ngoại trưởng Anh năm ngoái vì bất đồng quan điểm với Thủ tướng Therea May khi đó về tiến trình thực thi Brexit. Bà May đã chính thức từ chức hôm 7/6 và hiện chỉ nắm giữ vị trí cho tới khi đảng Bảo thủ tìm được người thay thế.
Ông Trump đã công khai ca ngợi ông Johnson trong chuyến thăm Anh. Ông cho biết ông quý mến ông Johnson và coi chính trị gia Anh như bạn bè.
Hồi cuối tháng 5, ông Trump từng nói cựu Ngoại trưởng Boris Johnson sẽ là một Thủ tướng "rất tốt" tiếp theo của Anh.
(Nguồn: Newsweek)
KHÁNH HẢI
Theo VTC
Thương chiến Mỹ - Trung: Tổng thống Donald Trump có thể tuyên bố "tình trạng khẩn cấp" Tổng thống Donald Trump ngày 25-8 cho biết ông có thể tuyên bố cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang leo thang là một trường hợp khẩn cấp quốc gia nếu ông muốn. "Theo nhiều cách, đây là một trường hợp khẩn cấp. Tôi có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia. Tôi nghĩ đó là tình trạng khẩn cấp...