Thượng đỉnh ASEAN trước thách thức biển Đông
Việc TQ ngang ngược đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của VN sẽ khiến Hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Myanmar ngày 10 – 11.5 nóng hơn bao giờ hết.
Ảnh minh họa
Trang ngôn luận The Interpreter của Viện Lowy về chính sách quốc tế của Úc ngày 8.5 gọi hành động này của TQ là “nghiêm trọng” và “rõ ràng trái ngược với tinh thần và lời văn của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC)” mà TQ ký với ASEAN năm 2002. Cộng với vụ TQ ngăn cản Philippines tiếp lương thực và nước uống cho binh sĩ đóng tại Bãi Cỏ Mây gần đây và mới nhất là vụ Philippines bắt 11 ngư dân TQ ở Bãi Trăng Khuyết khiến “không khí hội nghị sẽ rất nóng”, The Interpreter nhận định.
Video đang HOT
Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia theo dõi tình hình an ninh khu vực, tin rằng: “Những hành động của TQ diễn ra ngay trước thềm Hội nghị ASEAN tại Myanmar sẽ khiến vấn đề biển Đông trở thành chủ đề số một trong nghị trình”. Ông Thayer gọi hành động của TQ là “cứng rắn một cách hung hăng”.
Hội nghị các nguyên thủ ASEAN lần thứ 24 này vì thế được đánh giá là “phép thử” khả năng kề vai nhau của các quốc gia trong khu vực trước một nền kinh tế lớn vốn là đối tác thương mại hàng đầu nhiều nước. Tuy nhiên, có nhiều nghi ngờ về một kết quả khả quan từ hội nghị với thông điệp “Tiến tới thống nhất vì một cộng đồng hòa bình và thịnh vượng” lần này. Tiến sĩ Ian Storey từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore nhận định tại một cuộc đối thoại hôm 2.5 ở đảo sư tử: “Nên nhớ Naypyitaw có quan hệ gần gũi và chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh nhiều hơn Brunei”. Brunei trong vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2013 đã thúc được TQ tiến hành “tham vấn” về COC với ASEAN.
Tuy vậy, tiến trình đi đến COC sẽ như một người đi trên sa mạc với một ảo ảnh trước mặt, ông Storey ví von. Cái gọi là “tham vấn” về COC, thay vì bắt tay ngay vào đàm phán, khiến nhiều nhà bình luận tỏ ra nghi ngờ về thiện chí của Bắc Kinh.
Trong khi đó, tiến sĩ Lý Minh Giang (Li Mingjiang), một học giả TQ tại Trường nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam của Singapore, thẳng thắn thừa nhận: “TQ dùng chiến thuật câu thời gian trong vấn đề COC”. Phát biểu cũng tại cuộc đối thoại hôm 2.5 ở Singapore, ông Lý nói thẳng: “Có một điều đáng nói là một nước lớn như TQ lại không thể giải thích trước thế giới về tuyên bố chủ quyền đường 9 khúc của mình”.
Theo TNO
'Có bàn tay con người' trong vụ máy bay mất tích
Có lý do đáng tin cậy khiến Mỹ ngày 14.3 dồn lực lượng sang biển Anmadan và Ấn Độ Dương để tìm kiếm chiếc Boeing 777-200 mất tích hôm 8.3, theo đề nghị của Malaysia.
Ảnh minh họa
Chiến hạm USS Kidd, được Mỹ điều đến biển Đông từ ngày 9.3 để tìm chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines mất tích cùng 239 người trên đường từ Kuala Lumpur đi Bắc Kinh (Trung Quốc), hôm qua đã di chuyển qua biển Anmadan phía tây bán đảo Malaysia. Cùng lúc, hải quân Mỹ cũng điều thêm máy bay tối tân P-8A đến eo biển Malacca, bên cạnh máy bay P-3 Orion đã ở đó. Singapore hôm qua cũng đưa một máy bay tuần tra hải dương Fokker-50 ra đây.
Từ vài ngày trước, Ấn Độ đã đưa đến biển Anmadan nhiều tàu chiến, trực thăng và máy bay P8I Poseidon theo đề nghị của Malaysia, sau khi radar quân sự nước này phát hiện một "máy bay không rõ danh tính", có thể là chiếc MH370 đổi hướng, bay về phía tây rồi mất dấu trên vùng biển Malacca.
Quan chức quân sự Mỹ khẳng định: "Chúng tôi có chỉ dấu cho thấy máy bay đã rơi xuống Ấn Độ Dương". "Chỉ dấu" được đúc rút sau khi các nhân viên điều tra Mỹ thấy rằng chiếc máy bay mất liên lạc với radar vẫn tiếp tục phát tín hiệu lên một vệ tinh thêm 4 lần cách nhau mỗi một giờ. Việc phát tín hiệu lên vệ tinh được thực hiện nhờ hệ thống quản trị sức khỏe máy bay lắp trong Boeing 777. Trong khi đó, hệ thống báo cáo dữ liệu được tin là đã bị tắt lúc 1 giờ 7 phút khiến máy bay mất liên lạc với radar sân bay sau khi cất cánh được 36 phút. Còn hệ thống thu nhận thông tin tự động bị tắt đột ngột sau đó 14 phút, khiến máy bay không phát ra một thông điệp khẩn cấp nào. Việc hai hệ thống này bị tắt "một cách có hệ thống" vào 2 thời điểm riêng biệt cho thấy "có sự can thiệp của con người", nhân viên điều tra giấu tên của Mỹ nói với ABC News.
Cũng trong ngày 14.3, trung tá Nguyễn Ngọc Sơn, phát ngôn viên Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn Việt Nam cho biết đã giao cơ quan chức năng địa phương điều động phương tiện đến xác minh một vệt màu vàng dài khoảng 20 km do máy bay AN26 của không quân Việt Nam phát hiện cách mũi Cà Mau 25 hải lý về hướng tây nam.
Theo TNO
Vụ máy bay mất tích: Máy bay bị đột nhập, vô hiệu hóa mọi tín hiệu? Chỉ cần có kiến thức sơ bộ về kỹ thuật là kẻ đột nhập buồng lái có thể tự tay ngắt hết các thiết bị liên lạc. Nhưng ngay cả trong trường hợp có kẻ đột nhập thì việc tổ lái không có bất cứ phản ứng gì là điều hết sức ngạc nhiên. Máy bay Malaysia Airlines mất tích là tâm điểm...