Thương cụ bà 70 tuổi vẫn chưa hết… khổ
Trong căn nhà đơn sơ nơi núi rừng heo hút, hàng chục năm qua, cụ bà Hà Thị Chanh vẫn lầm lũi đơn côi một mình sống qua ngày đoạn tháng. Đã 70 tuổi nhưng hàng ngày cụ vẫn phải vào rừng kiếm củi mưu sinh.
Một ngày cuối đông, chúng tôi có dịp lên huyện vùng cao Quan Hóa. Tìm về bản Đỏ, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, chúng tôi được chính quyền địa phương kể về hoàn cảnh đáng thương của cụ bà Hà Thị Chanh đã 70 tuổi, sống đơn độc trong căn nhà rách nát, hàng ngày cụ vẫn phải vào rừng kiếm củi mưu sinh.
Đã 70 tuổi nhưng hàng ngày cụ Chanh vẫn phải đi kiếm củi về bán kiếm tiền lo cho cuộc sống.
Lần tìm địa chỉ đến nhà cụ Chanh, khi chúng đến nhà cũng là lúc cụ vừa đi kiếm củi về. Suốt mấy chục năm qua, cụ Chanh sống đơn thân trong sự đùm bọc của họ hàng, xóm giềng cùng sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương.
Năm nay đã ở vào cái tuổi gần đất xa trời, ở vào cái tuổi của bà, đáng lẽ ra phải được nghỉ ngơi, được con cháu chăm sóc. Nhưng với bà Chanh đó chỉ là một giấc mơ xa xỉ mà không bao giờ có được.
Bà Chanh sinh tại bản Chiềng Han, xã Trung Thành, huyện vùng cao Quan Hóa, nhưng bà không may mắn khi sớm phải làm trẻ mồ côi, khi cả bố mẹ, anh chị em đều mất sớm do nghèo đói và bệnh tật.
Hơn 20 năm trước, một số người thân còn lại của bà Chanh đưa bà xuống bản Đỏ, xã Phú Thanh để định cư. Thương cảnh đơn thân, vất vả, người thân trong họ dành một miếng đất, dựng ngôi nhà tranh tre nứa lá để bà Chanh có chỗ trú nắng, tránh mưa rét. Biết hoàn cảnh của bà khó khăn, chính quyền xã Phú Thanh cấp cho bà 150m2 ruộng nước để bà trồng lúa.
Căn nhà bà Chanh đang ở hiện nay, gọi là nhà cho có chứ thực ra nó chỉ là một túp lều dựng tạm, mưa thì dột, nắng thì xuyên thấu. Nhất là vào những ngày mưa lũ và giá lạnh, thân già một mình nằm trên giường nghe từng hồi gió rít mà bà chỉ biết phó mặc cho số phận.
Chỉ dựa vào một 150m2 trồng lúa thì chỉ đủ gạo ăn trong vài tháng, hơn nữa mùa màng lúc được lúc thua, nên hàng ngày bà Chanh phải vào rừng kiếm củi về bán lấy tiền để mua gạo. Vào mùa đông trời rét thấu xương thịt, nhưng bà Chanh vẫn phải gắng gượng dậy sớm, một mình thui thủi vào rừng kiếm củi rồi mới về. Những hôm mưa gió hay bị ốm không đi rừng được, cũng là những ngày bà phải chịu cái đói hành hạ.
Ông Hà Minh Kim, phó trưởng bản Đỏ cho biết: “Hàng ngày cụ Chanh vẫn tự lo cuộc sống cho mình. Có thời gian rảnh, cụ lại đi làm việc đồng áng giúp bà con trong bản, nên ai cũng thương cụ, lúc cho bát gạo, bó rau. Năm 2004, từ nguồn hỗ trợ 5 triệu đồng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện Quan Hóa, xã đã làm cho cụ Chanh hai gian nhà nhỏ bằng gỗ, lợp proximăng, vách đan bằng nan luồng. Đến nay, ngôi nhà của cụ đã xuống cấp nghiêm trọng, gió thổi hun hút trong nhà như ngoài sân. Chúng tôi đang có kế hoạch huy động bà con trong bản giúp cụ ngày công sửa chữa lại ngôi nhà, nhưng chưa có tiền mua nguyên vật liệu, vì người dân của bản cũng còn khó khăn”.
Ngồi khâu lại tấm chăn rách, cụ vẫn tươi cười kể về đời tư của mình, kể về những người tốt giúp cụ có tấm chăn đắp cách đây vài năm, kể về bà con xóm giềng người cho con cá, cân thịt lợn, cái bánh chưng, gói kẹo mỗi khi tết đến, xuân về: “Ngày còn son trẻ, tôi cũng mong có đứa con để chăm sóc, nuôi dưỡng, cậy nhờ lúc tuổi già. Nhưng con gái tôi chỉ sống với tôi được vài ngày, rồi nó bỏ tôi đi theo tổ tiên. Từ đó đến nay tôi đành ở vậy. May mà ông trời thương cho tôi có sức khỏe, nên từ nhỏ đến giờ chưa biết đến bệnh viện”.
Không có con cái, cuộc sống một mình cụ với muôn vàn khó khăn.
Ông Hà Văn Đợi, chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã Phú Thanh tâm sự: “Nhiều hôm đến thấy cụ Chanh ăn cơm với mỗi nước mắm, bát canh rau đạm bạc, ngủ không đủ ấm vì chăn rách, thiếu thốn mà rớt nước mắt. Ở tuổi của cụ, nếu có chồng con, cháu thì sẽ được chăm sóc đủ đầy hơn cảnh độc thân. Đợt nào có trợ cấp gạo, quà tết của UBND huyện gửi về, chúng tôi đều dành cho cụ một suất. Nhưng nhiều lần cụ từ chối, nói là cụ có tiền trợ cấp hàng tháng 180.000đ của Nhà nước rồi, nên dành suất quà đó cho gia đình có người hay ốm đau, khó khăn hơn trong bản”.
Chia tay cụ Chanh, mà chúng tôi vẫn day dứt khôn nguôi, mặc dù khó khăn vất vả, sống cô đơn trong căn nhà xuống cấp nghiêm trọng, nhưng bà Chanh luôn cố gắng san sẻ cho bà con dân bản. Mong rằng bà Chanh sẽ có căn nhà đúng nghĩa hơn để có thể tránh mưa, tránh nắng trong những ngày sắp tới.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1.Mã số 1210: Bà Hà Thị Chanh: Bản Đỏ, xã Phú Thanh, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa. 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Video đang HOT
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Duy Tuyên
Theo Dantri
Chuyện tình vọng phu và tượng đá bí ẩn ở Thanh Hóa
Đền Ông, động Bà xuất phát từ một mối tình vọng phu hóa đá lưu danh muôn thuở.
Từ bao đời nay, đền Ông nằm bên bờ tả sông Mã, thuộc thị trấn Quan Hóa và động Bà nằm bên bờ hữu sông Mã thuộc xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, được xem là một danh lam thắng cảnh "lạ" ở Thanh Hóa.
Trong đền Ông và động Bà có hai bức tượng đá hình người được đồng bào dân tộc Thái tôn sùng như hai vị vua. Theo sử tích ghi chép lại, đền Ông, động Bà xuất phát từ một mối tình vọng phu hóa đá lưu danh muôn thuở.
Từ tượng đá lạ ở đền Ông
Đền Ông nằm dưới chân một ngọn núi lớn ở thị trấn Quan Hóa, hướng thẳng ra dòng sông Mã anh hùng. Theo các cụ cao niên trong làng, sử tích đền Ông có từ cách đây vài trăm năm, là một nơi rất linh thiêng mà các bậc vua chúa xưa luôn luôn phải thờ phụng.
Ngay trước cổng đền có một bức tượng đá hình người, theo như các cụ đời trước kể lại thì bức tượng này rất kỳ lạ, trước đây nhiều đoàn quân, tùy tùng hay tướng cướp cũng phải khiếp vía mỗi khi đi qua. Nếu không xuống ngựa, ngả mũ sẽ bị hộc máu mồm ngay tức khắc.
Bức tượng đá hình người được người dân bảo vệ và tôn sùng như một vị vua
Chính sự linh thiêng, huyền bí này mà không một ai dám phá dỡ và họ coi bức tượng đá hình người kia như một bậc thánh nhân, luôn luôn phải cung kính, phụng thờ.
Theo sử sách của người dân tộc Thái, xung quanh sự ra đời và tồn tại của đền Ông có rất nhiều câu chuyện huyền bí từ xa xưa mà hằng đêm bên bếp lửa nhà sàn, những cụ cố, cụ ông lại kể cho con cháu nghe về một truyền thuyết có sức sống trường tồn, lan truyền đến tận ngày nay.
Ông Cao Bằng Nghĩa nguyên Chủ tịch Hội khuyến học huyện Quan Hóa, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy - cho biết: "Đền Ông, động Bà đã đi vào truyền thuyết của đồng bào dân tộc người Thái.
Đền Ông thờ một vị hoàng tử gốc gác là con trai của vua Việt. Ngay phía đối diện là động Bà với bức tượng hình người phụ nữ đứng chờ chồng.
Năm 2010, UBND huyện Quan Hóa cùng với người dân đã xây dựng tu bổ lại, từ đó đến nay, đền Ông, động Bà trở thành một thắng cảnh đã và đang thu hút nhiều du khách đến nghiên cứu, tìm hiểu, tham quan".
Truyền thuyết kể rằng, từ xa xưa có hai ông vua Lào và Việt Nam kết bằng hữu với nhau từ nhỏ, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, sướng khổ có nhau.
Lớn lên, họ thường đi lại thăm viếng nhau như một đôi bạn tri âm, tri kỷ. Để gắn bó tình bạn keo sơn mãi không thay đổi, hai người ước hẹn với nhau, khi nào con cái lớn, hai nhà sẽ thành thông gia.
Và lời hứa của họ như được thần linh ban phước. Vua Việt sinh được một hoàng tử khôi ngô, tuấn tú và lanh lợi, còn vua Lào sinh được một công chúa xinh đẹp, thùy mị và nết na.
Mặc dù mỗi người làm vua một nước, nhưng hai người vẫn giữ được mối tâm giao như xưa của tình bạn và tình láng giềng hữu nghị giữa hai đất nước.
Mỗi lần sang thăm Lào, vua Việt thường đem hoàng tử đi theo, khi hoàng tử và công chúa gặp nhau đã đem lòng yêu nhau. Thực hiện lời ước nguyện trước đây (nếu hai gia đình sinh con trai, con gái sẽ kết duyên thành vợ thành chồng).
Thế là, con trai vua Việt kết duyên cùng con gái vua Lào và trở thành phò mã ở rể luôn bên nước Lào.
Từ khi làm rể nước Lào, phò mã luôn luôn bận bịu với rất nhiều công việc. Tháng năm qua đi, nỗi nhớ đất nước, vua cha, anh em họ hàng ngày một da diết, nhiều lần chàng xin phép vua Lào cho hai vợ chồng được về thăm, nhưng vua Lào một mực không đồng ý vì ông chỉ có đứa con gái duy nhất, sợ con về quê chồng sẽ không quay trở lại.
Bà Lê Thị Anh, và bức tượng đá ở đền Ông
Và để giữ chân phò mã, vua ra chỉ thị cho đoàn tùy tùng quản thúc, canh giữ nghiêm ngặt, đồng thời ban một chỉ dụ chiếu theo luật lệ của vương quốc Lào nếu tự ý bỏ trốn hoặc không tuân theo mệnh lệnh của nhà vua sẽ bị xử phạt nghiêm khắc theo luật của vương quốc.
Nói về hai vợ chồng trẻ. Họ yêu nhau tha thiết, không lúc nào rời nhau, luôn luôn có nhau như hình với bóng.
Công chúa luôn hiểu được ý nghĩ của chồng, mặt khác, nàng cũng muốn được về thăm quê hương nhà chồng. Hai người bàn bạc với nhau, lúc nào có dịp sẽ trốn vua cha về Việt Nam.
Trong một dịp, hai vợ chồng được vua cha cử đi kiểm tra một số vùng (thuộc Xiêng Khoảng - Sầm Tớ - Sầm Nưa bây giờ).
Trước lúc đi, vua dặn đoàn tùy tùng là những người tâm phúc phải quản chặt hai người. Nhưng khi đến Sầm Nưa, lợi dụng lúc đoàn tùy tùng mệt nhọc, phò mã mở tiệc chiêu đãi, đợi lúc họ đã say bí tỉ, phò mã và công chúa bỏ lại ngựa và hành lý xuyên rừng, vượt suối, hướng về đất Việt mà đi không ngừng nghỉ và cũng không quay đầu lại.
Nói về đoàn tùy tùng, sau một ngày mới tỉnh rượu, không còn thấy bóng dáng vợ chồng phò mã nữa, lục tung đất Sầm Nưa cũng chẳng thấy, họ đành quay về kinh thành tâu với vua.
Sau khi biết được sự việc, vua Lào nổi giận, tức tốc cho người và ngựa hướng thẳng về Việt Nam đuổi theo.
Hai vợ chồng bỏ trốn đi mãi cũng đã đến địa phận Mường Ca Da (chân núi Pha Múng Mường, huyện Quan Hóa ngày nay) bên bờ sông Mã.
Đợi một ngày, một đêm cũng không thấy bóng dáng một chiếc thuyền, hai vợ chồng đói lả, không muốn công chúa phải chết oan vì mình, phò mã ôm vợ và dặn ở lại hang Pha Múng Mường (thuộc xã Hồi Xuân, Quan Hòa ngày nay) chờ, rồi một mình nối dây, vượt sông kéo bè sang bờ bên kia làm cầu nối đưa vợ qua sông.
Nhưng khi phò mã vừa sang được sông thì cả một vùng mây đen kéo đến phủ tối cả một vùng, nước sông Mã dâng lên cuồn cuộn, sóng bọt tung trắng xóa, nước réo sôi gầm rú.
Phò mã đứng bên bờ sông tả, công chúa bên bờ sông hữu cứ chờ đợi nhau, gọi tên nhau mãi mãi trong vô vọng rồi hóa thành tượng đá.
Đến chuyện tình vọng phu hóa đá ở động Bà
Sau ngày đó, khu vực bên bờ sông hữu, dưới chân núi hang Pha Múng Mường bà con quanh vùng thấy xuất hiện một tượng đá lạ hình người phụ nữ hướng về phía bên kia bờ sông tả mà từ trước đến nay chưa từng thấy.
Kỳ lạ hơn nữa là bên bờ tả sông Mã, có một bức tượng đá hình người đàn ông đứng trơ trơ hướng về phía bên bờ sông hữu.
Hiểu được sự việc và cảm động trước mối tình son sắt, thủy chung của vợ chồng hóa đá, người dân cùng góp công góp sức xây dựng một ngôi đền, gọi là đền Ông. Còn bức tượng người phụ nữ gọi là động Bà.
Sau khi xây dựng xong, ngôi đền này nức tiếng linh thiêng, đoàn người ngựa nếu đi qua đây không ngả mũ, xuống ngựa thì ngay lập tức người bị ngã, kẻ bị hộc máu mồm.
Vì thế, nhiều đoàn quân đến đây đều phải quần áo chỉnh tề, thắp hương khấn vái và cầu xin phù hộ. Từ đó đến nay, không biết bao nhiêu đời, hai bức tượng đá hình người được nhân dân tôn sùng thờ phụng.
Ông Cao Bằng Nghĩa - nguyên Chủ tịch Hội khuyến học huyện Quan Hóa, Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy
Theo các cụ bách niên giai lão trong làng, không ai có thể giải thích được sự xuất hiện của hai bức tượng người kỳ lạ này mà lại là một nam, một nữ.
Bức tượng nam mà người dân thường quen gọi là tượng ông đứng bên bờ tả, còn tượng bà với mái tóc dài đứng bên bờ hữu. Chính sự ly kỳ này nên người dân liên tưởng đến một câu chuyện tình đẹp về vọng phu hóa đá đứng chờ chồng.
Trước đây ở bản Lắng Na, xã Hồi Xuân có một người đàn ông tên Lương bị ốm liệt giường, liệt chiếu, uống không biết bao nhiêu thuốc men vẫn không khỏi.
Một hôm, anh ta mơ thấy một bức tượng đá. Sau khi liên tưởng đến bức tượng đá ở động Bà, anh kể cho người nhà nghe. Điều đặc biệt, sau khi người nhà sửa lễ mang ra cầu khấn, chưa hết ba tuần hương, bỗng anh tự dưng cử động được chân tay.
Chính niềm tin vào tâm linh từ những câu chuyện thực tế không thể giải thích nổi đó mà du khách tứ phương khi nghe đến câu chuyện tình hóa đá đền Ông và động Bà, họ đến tế lễ ngày một nhiều. Khi cúng bái, họ thường lễ bên người chồng - đền Ông trước sau đó sang phía người vợ - động Bà bên kia sông.
Bà Lê Thị Anh, người trông coi đền Ông cho biết: "Đền Ông, động Bà rất linh thiêng, mọi người đều tôn thờ vào bảo vệ.
Thời gian trước đây có đối tượng đến trộm đồ cúng, đồ đá trong đền, nhưng vài hôm sau lại tự ý mang đến trả nguyên chỗ cũ".
Theo Nông thôn ngày nay
Nơm nớp sống trong nỗi lo đá lở Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có hàng nghìn hộ dân nằm trong khu vực nguy hiểm khi có thiên tai. Đặc biệt các huyện miền núi, trong đó có huyện Quan Hóa, người dân ở đây đang ngày đêm nơm nớp lo sạt lở đất đá khi mùa mưa bão về. Nơm nớp lo sợ Con đường ngoằn nghèo dẫn...