Thương con dâu những ngày giáp Tết
Mẹ không muốn người ta nghĩ từ ngày có con về mẹ chừa hết việc cho con. Từ ngày có con về, mẹ nhàn đi rất nhiều. Giờ thì mẹ đã hiểu, tại sao người ta cứ nói mẹ, bảo con trai lấy chồng đi cho nhàn, đỡ khổ cái thân. Thì ra, con dâu khi về sẽ làm hết mọi việc. Trước giờ mẹ chưa từng nghĩ như thế. Mẹ con bình đẳng, mọi người trong nhà đều phải lao động, không có chuyện con dâu về thì mẹ chồng ngồi chơi. Mẹ cũng là người hay lam, hay làm, mẹ không thích cứ ngồi không một chỗ. Thế nên, chuyện làm việc nhà với mẹ thật nhẹ nhàng.
Nhưng, con đâu cho mẹ làm nữa từ khi con là con dâu. Mỗi sáng, thay vì mẹ phải dậy đi chợ mua thức ăn cho cả ngày và chuẩn bị đồ ăn sáng thì con đã làm thay hết cả. Con coi đó là trách nhiệm của con, nên từ khi mẹ còn chưa dậy, con đã đi chợ rồi. Con vừa chạy thể dục vừa đi chợ, với con đó là việc nên làm. Mẹ cũng hài lòng về cách xử sự của con. Nhưng mẹ không muốn ngày nào con cũng phải dậy sớm như thế. Mẹ con mình có thể phân nhau, con 3,5,7, mẹ 2,4,6 được không con? Nhà mình bình đẳng nhé.
Mẹ không muốn người ta nghĩ từ ngày có con về mẹ chừa hết việc cho con. Mẹ còn trẻ, còn khỏe, mẹ có dư sức để làm những việc đó. Đó đâu phải công việc nặng nhọc, trong khi con còn phải đi làm hàng ngày. Mẹ ở nhà, mẹ sẽ đỡ đần cùng con khi có thể.
Con đừng cứ phải vội vàng đi làm xong lại lao xe ầm ầm về nhà không sai một phút để nấu cơm cho cả gia đình. Mẹ đâu có gọi con về, cũng nào có bắt con phải làm như thế, làm khổ con đâu. Cứ từ từ con ạ. Chỉ là con sống chân thành, không lười biếng, ỷ lại mẹ là được.
Video đang HOT
Con đừng cứ phải vội vàng đi làm xong lại lao xe ầm ầm về nhà không sai một phút để nấu cơm cho cả gia đình. (ảnh minh họa)
Mấy ngày giáp Tết, siêu thì đông đúc mà một mình con lao xe máy đi tranh thủ khi chiều tối. Con chen lấn, xô đẩy mãi mới thanh toán được, và lại chở cả đống đồ về nhà mà không gọi chồng hay mẹ ra phụ giúp. Nhìn đống đồ nặng và khuôn mặt nhễ nhại mồ hôi của con mà mẹ xót. Lúc ấy mẹ cảm thấy thương con lắm, thấy mình có lỗi vì đã làm gì khiến con sợ hãi và lo lắng đến vậy.
Sắp đến Tết rồi, những bữa cơm gia đình sẽ do cả hai mẹ con mình cùng vào bếp nhé. Mẹ cũng muốn ôn lại những ngày tháng cũ, lâu không bếp núc mẹ thấy ngứa chân ngứa tay lắm rồi. Mẹ cũng từng làm dâu, mẹ hiểu cảm giác của con mà. Nên mẹ không bao giờ muốn đối xử tệ với con dâu cả. Lúc nào mẹ cũng muốn con thoải mái mà sống, không căn ke, không lo sợ chỉ vì mẹ là mẹ chồng. Hãy san sẻ công việc và áp lực với mẹ. Con có thể cùng mẹ đi siêu thị vì mẹ cũng là phụ nữ. Có thể cùng mẹ đi chọn đồ và có thể chủ động chọn đồ cho mẹ thay vì con cứ lẳng lặng đến cửa hàng và chọn một mình, mang về những món quà mẹ không mấy hài lòng. Và khi không hài lòng, mẹ chê thì con lại khóc vì buồn. Con ạ, chỉ vì coi con như con gái nên mẹ mới thẳng thắn như vậy. Hãy thử coi mẹ là mẹ đẻ một lần xem sao.
Mẹ hiểu, con sợ người ta sẽ dị nghị, sợ mẹ sẽ nghĩ con này nọ, nhưng con yên tâm. Sống với con hơn 1 năm, mẹ hiểu con thật sự là đứa con dâu cần mẫn, tốt và chu đáo chân thành. Con không sống giả tạo, rất kính trọng bố mẹ chồng. Đừng cứ lo lắng mẹ là mẹ chồng của con, sợ mất lòng mẹ mà con phải lao vào làm mọi việc.
Nếu con ốm, chồng con sẽ lo và mẹ cũng không thể làm ngơ được. Thế nên, ai cũng có sức, cứ làm tốt phần việc của mình đã. Còn phần việc khác, ngoài công việc chính, con có thể thư thư mà làm. Có gì không hài lòng hay có khó khăn gì, con cứ chia sẻ với mẹ, mẹ sẽ nghe và khuyên nhủ con những điều con chưa tốt. Yên tâm đi con, mẹ là mẹ chồng nhưng mẹ luôn yêu thương và cảm thông với con. Mẹ không muốn con sống trong nhà mình mà lúc nào cũng phải dè chừng, co ro, khúm núm. Hãy mạnh dạn lên con nhé. Hãy ăn những món con thích, hãy nghỉ ngơi khi con thấy mệt mỏi. Hãy cho mẹ biết ý kiến của con thay vì con chỉ lắc đầu và cười. Mẹ sẽ thấy dễ chịu hơn rất nhiều, con dâu ạ.
Theo Eva
Choáng vì mẹ chồng "thoáng"
Mẹ chồng tôi 60 tuổi vẫn thích ăn mặc sexy như gái 18: áo hai dây mát mẻ, quần ngắn cũn cỡn, khoe cặp đùi vẫn còn trắng nõn...
...Bởi vậy, mẹ thường chê tôi "mày còn trẻ mà cứ kín cổng cao tường, chả hấp dẫn tí nào", rồi rủ tôi đi sắm áo váy hở hang, quyến rũ.
Tôi sinh ra trong gia đình khá truyền thống, bố bảo thủ, mẹ nết na, hai chị em để tóc dài đen nhánh, ăn mặc theo kiểu kín đáo, từ bé đến lớn cứ theo nếp ấy mà diện. Cách nuôi dạy này thấm sâu vào tôi đến mức đi ra đường nhìn thấy con gái ăn mặc hở ngực, hở đùi là tôi thấy ngại lắm.
Nhưng chính cách ăn mặc kín đáo, tóc dài mềm không uốn xoăn, không nhuộm nâu vàng của tôi lại khiến tôi trở nên khác biệt, nhiều chàng trai để ý. Tìm mãi, trong các hồ sơ bám đuôi tôi mới chọn được anh, một người chỉn chu về đạo đức và cũng là con nhà nền nếp, yêu thương tôi và luôn chăm sóc tôi ân cần, chu đáo.
Về nhà anh làm dâu, tôi được mẹ dặn dò kỹ lưỡng nào là cách nấu nướng khi vào bếp phải làm đến đâu gọn gàng đến đó, đi đứng cho ngay ngắn, cách chăm sóc cho bố mẹ chồng, cho chồng như thế nào để mọi người khỏe mạnh. Mẹ dặn cả cách ăn mặc thế nào cho nghiêm chỉnh không suồng sã, không được mặc đồ ngủ chạy ra phòng khách...
Sáng nào ngủ dậy, tôi cũng thay bộ đồ dài lịch sự để xuống nấu ăn cho cả nhà. Thế mà ngay sáng đầu tiên làm dâu, vừa bước xuống cầu thang, tôi choáng suýt ngã khi thấy mẹ chồng ngoài 60 tuổi đứng đó, mát mẻ vô cùng với chiếc áo hai dây màu hồng phấn. Trái ngược với sự ngại ngùng của tôi, mẹ chồng rất tự nhiên, đon đả nói chuyện như chẳng có chuyện gì xảy ra. Tôi thấy mẹ quá hở hang so với tuổi của bà nhưng là dâu mới, tôi không dám nói và bàn luận gì cả.
Nhưng không chỉ "mát mẻ" riêng mình, mẹ chồng còn lên kế hoạch để "cải tạo" cô con dâu cổ lỗ sĩ của bà - là tôi. (ảnh minh họa)
Hôm khác tôi đi làm về, mẹ ra mở cổng cho tôi, bà mặc chiếc quần soóc ngắn cũn cỡn, hở nguyên cặp đùi trắng nõn khiến tôi phát ngượng. Nhưng lén nhìn bà từ đầu đến chân, tôi cũng phải công nhận mẹ tuy lớn tuổi mà vóc dáng vẫn như con gái 30, làn da vẫn mềm mại, trẻ trung....
Tôi định bụng sẽ nói với chồng tôi, nhưng nghĩ đi nghĩ lại tôi thấy không ổn. Lẽ đời mẹ chồng không soi nàng dâu thì thôi, chứ con dâu ai lại đi soi mẹ chồng?! Có thể tôi được bố mẹ dạy một cách khắt khe, nên giờ không quen khi mẹ chồng tôi "thoáng đãng", thôi cứ im lặng cho lành.
Nhưng không chỉ "mát mẻ" riêng mình, mẹ chồng còn lên kế hoạch để "cải tạo" cô con dâu cổ lỗ sĩ của bà - là tôi.
Một buổi chiều, mẹ rủ tôi đi siêu thị với bà mua đồ dùng trong nhà. Tôi ngoan ngoãn đi theo. Đồ cần sắm thì chỉ có vài món bé xíu xiu mà mẹ lấy cả cái xe đẩy rõ to. Hoá ra, mẹ có mục đích khác. Đến hàng quần áo mẹ chồng ào ào kéo tôi và bảo: "Mẹ hay mua đồ ở đây, để mẹ mua cho mày vài cái, mẹ thấy mày suốt ngày ăn mặc kín mít như người Ả rập ấy, đàn bà mà chẳng hấp dẫn tí nào."
Vậy là mẹ chọn cho tôi nào quần soóc, nào áo ba lỗ, nào áo hai dây, rồi váy ngủ, cái nào cái nấy cứ hở ngang hở dọc, kéo được kín chỗ này thì nó xoè ra khoa chỗ khác, nhất là mấy bộ váy ngủ cứ như lưới đánh cá... Tôi nhìn đống đồ mà choáng váng, chợt nghĩ nếu chồng thấy tôi trong mấy bộ ấy có khi còn choáng hơn nữa.
Tôi ngượng ngùng tù chối: "Mẹ ơi, cái này con không mặc quen đâu, mẹ đừng mua cho con ạ" thì mẹ chồng tôi gạt phắt: "Gớm, chưa quen thì mặc khác quen, con cứ mặc đi, quen là thấy dễ chịu lắm." Thế rồi mẹ xăm xăm bỏ vào xe đẩy đồ, thẳng tiến ra quầy thanh toán.
Tôi mang đống quần áo về, vừa tiếc tiền, vừa bối rối không biết phải làm sao. Mẹ thì ngày nào cũng bảo tôi mặc cho mẹ xem, mà tôi cứ phải kiếm cớ lạnh quá con không quen, đợi ấm lên (dù trong nhà tôi rất ấm). Chồng tôi thì cứ cười hì hì mỗi lần thấy vợ bâng khuâng ngồi mâm mê đống quần áo.
Trời ơi, chẳng nhẽ qua đận "choáng" với mẹ chồng, giờ đến lúc tôi phải "tự gây choáng" cho những người xung quanh bằng chính sự thay đổi của mình sao!!!
Theo Eva
Cậy có bệnh, mẹ chồng 'đè đầu' con dâu Huyền luôn nói rằng, một bà mẹ chồng bị bệnh tim sẽ lợi hại gấp ba lần mẹ chồng khỏe mạnh, và cô chính là &'vật kiểm chứng' sự lợi hại đó. "Em phải nhịn, mẹ bị bệnh tim đấy" Đó là lời mà chồng Huyền vẫn nhắc đi nhắc lại mỗi khi cô định kêu ca về sự vô lý của mẹ...