Thương con chết oan, mẹ kháng cáo đề nghị tăng án hung thủ
Trao đổi với Tuổi Trẻ, chị Phan Thị Diễm (41 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết đã gửi đơn kháng cáo một phần bản án hình sự sơ thẩm ngày 10-1-2022 của Tòa án nhân dân (TAND) TP.HCM.
Chị Diễm với di ảnh con trai tại tòa – Ảnh: Đ.THUẦN
Chị Diễm là mẹ của bị hại Hồ Chí Phúc (đã chết) trong vụ án giết người, không tố giác tội phạm. Theo đó, chị Diễm cho rằng bản án của cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Trường 20 năm tù và bị cáo Huỳnh Duy được trả tự do tại tòa là chưa thỏa đáng, chưa tương xứng với tội phạm mà các bị cáo đã gây ra.
Theo chị Diễm, con trai chị không hề có bất cứ hành vi gây sự hay mâu thuẫn, xích mích gì với các bị cáo. Tuy nhiên, Trường đã ra tay chém con trai chị một cách dã man, không thương tiếc, chém vào đầu – vùng trọng yếu trên cơ thể dẫn đến tử vong.
Mặc dù mâu thuẫn giữa bị cáo Tươi và Lực (ngồi cùng bàn với Phúc) không liên quan gì đến bị cáo Trường nhưng bị cáo lại có những hành vi truy sát đến cùng, không phân biệt đúng sai, sẵn sàng chém chết người vô tội. Trường nhận thức rõ ai là Lực nhưng vẫn xông vào chém những người không liên quan. Từ khi xảy ra vụ án đến nay gia đình bị cáo Trường không có bất cứ lời xin lỗi, thăm hỏi nào.
Đối với bị cáo Huỳnh Duy, chị Diễm cho rằng khi biết được hành vi phạm tội của Tươi và Trường, Duy đã cố tình cất giấu hung khí, gây khó khăn cho cơ quan điều tra, bao che cho tội phạm.
Từ những vấn đề trên, chị Diễm kháng cáo đề nghị tăng nặng mức hình phạt đối với Nguyễn Xuân Trường về tội giết người và xử lý nghiêm khắc hơn đối với bị cáo Huỳnh Duy về tội che giấu tội phạm.
Video đang HOT
Trước đó, TAND TP.HCM đã tuyên phạt Nguyễn Xuân Trường 20 năm tù, Nguyễn Văn Tươi 18 năm tù cùng về tội giết người. Bị cáo Huỳnh Duy bị phạt 1 năm 3 tháng tù về tội che giấu tội phạm (bị cáo đã chấp hành xong).
Theo bản án sơ thẩm, khoảng 21h ngày 19-9-2020, Hồ Chí Phúc cùng nhóm bạn ngồi uống bia tại một quán nhậu trên đường số 18, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân.
Cùng lúc này, thấy chị P.T.T.O. và bạn đang ngồi nhậu ở bàn cạnh bên nên Lực (ngồi chung bàn với Phúc) cầm ly bia qua mời chị O. rồi có lời trêu ghẹo nên chị O. và Lực xảy ra cự cãi.
Chị O. gọi điện thoại cho bạn trai là Nguyễn Văn Tươi kể lại sự việc. Tươi từ quán karaoke (nơi Tươi làm việc) gần đó chạy đến quán “hỏi tội” nhóm thanh niên dám trêu ghẹo bạn gái mình.
Sau khi xô xát và được mọi người can ngăn, Tươi quay về quán karaoke và cùng Nguyễn Xuân Trường mang theo 1 cây bóng chày và 1 con dao dài quay lại quán nhậu trên để đánh Lực. Cùng lúc này Trường cầm dao đuổi chém những người khác trong nhóm của Lực. Khi đuổi đến một bãi xe cách quán nhậu chừng 200m, Trường vung dao chém một nhân viên giữ xe, còn Tươi tiếp tục đuổi đánh những người khác có mặt tại bãi xe.
Tiếp tục đi vào bên trong, Trường thấy Phúc đang trốn nên dùng dao chém vào đầu và tai Phúc. Hậu quả làm Phúc tử vong trên đường đi cấp cứu.
Kháng nghị toàn bộ bản án gây thiệt hại cho Agribank Cần Thơ hơn 300 tỉ
Viện KSND TP Cần Thơ vừa có quyết định kháng nghị toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm của TAND đồng cấp, tuyên 6 bị cáo vô tội trong vụ gây thiệt hại cho Agribank Cần Thơ hơn 300 tỉ đồng.
Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân (đứng đầu tiên) cùng các bị cáo tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 7-1 - Ảnh: CHÍ HẠNH
Ngày 21-1, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết, ông Huỳnh Văn Ri - viện trưởng Viện KSND TP Cần Thơ - đã ký ban hành quyết định kháng nghị nói trên, và đề nghị TAND cấp cao tại TP.HCM xét xử lại theo hướng hủy toàn bộ bản án sơ thẩm.
Theo viện trưởng Viện KSND TP Cần Thơ, bản án ngày 7-1 của TAND TP Cần Thơ đã tuyên 6 người vô tội trong vụ án "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, không đánh giá đầy đủ, toàn diện chứng cứ, tài liệu đã được thu thập trong vụ án.
6 người này gồm: Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân - giám đốc Công ty Tây Nam, Phạm Tường Thi - giám đốc Công ty TNHH Tân Tiến, Nguyễn Văn Đạt - nhân viên Công ty TNHH Tân Tiến, Lê Thanh Hải - nguyên giám đốc Agribank chi nhánh Cần Thơ, Trần Huy Liệu - nguyên phó giám đốc Agribank chi nhánh Cần Thơ và Bùi Tuấn Anh - nguyên trưởng phòng tín dụng Agribank chi nhánh Cần Thơ.
Theo quyết định kháng nghị, HĐXX TAND TP Cần Thơ đã nhận định không đúng với quy định pháp luật theo nghị quyết số 3 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao.
Thiệt hại trong vụ án được xác định kể từ thời điểm tội phạm hoàn thành, và đã được ngăn chặn thời điểm tháng 6-2016, sau khi đối trừ giá trị tài sản đảm bảo với vốn và lãi đã gây thiệt hại cho Agribank Việt Nam hơn 303 tỉ đồng.
Không thể căn cứ vào biến động của giá trị tài sản đảm bảo trong tương lai để xác định có hay không có thiệt hại như HĐXX đã đưa ra.
HĐXX cho rằng, chủ thể chứng minh thiệt hại trong vụ án hình sự là bị hại đã vi phạm quy định điều 15 Bộ luật tố tụng hình sự quy định xác định sự thật vụ án tố tụng hình sự.
Viện KSND TP Cần Thơ cũng cho rằng các tài liệu mà luật sư cung cấp không xem là chứng cứ theo quy định tại điều 86, khoản 2 điều 87 Bộ luật tố tụng hình sự.
HĐXX nhận định giá trị tài sản do 6 hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự là chủ quan, nhưng không triệu tập đến phiên tòa để hội đồng định giá trình bày quan điểm là không đảm bảo tính khách quan của đánh giá chứng cứ.
Trước đó vào chiều 7-1, TAND TP Cần Thơ đã tuyên 6 bị cáo nói trên không phạm tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" xảy ra tại Agribank chi nhánh Cần Thơ.
HĐXX đã cho rằng, kết luận của hội đồng định giá trong tố tụng hình sự do cơ quan điều tra trưng cầu có giá trị thấp hơn giá do các công ty thẩm định giá độc lập, giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất do các luật sư cung cấp.
Về xác định thiệt hại, tòa dẫn nhiều văn bản của ngân hàng về việc chưa xác định được thiệt hại, ngân hàng đã khởi kiện các tổ chức, cá nhân ra tòa để thu hồi nợ gốc, lãi...
Tòa cho rằng tại các hợp đồng thế chấp tài sản có điều khoản về xử lý tài sản, nếu bên vay vi phạm hợp đồng thì ngân hàng được bán đấu giá tài sản thế chấp để thu hồi nợ. Sự thỏa thuận này là quyền định đoạt của các đương sự và phù hợp với các quy định pháp luật.
Tòa cũng cho rằng, ngân hàng khởi kiện 3 doanh nghiệp và 2 cá nhân tại TAND quận Ninh Kiều là đúng pháp luật. Trường hợp xét xử các bị cáo theo điều 179 Bộ luật hình sự năm 1999 hoặc điều 206 Bộ luật hình sự 2015 thì phải xác định thiệt hại. Trong khi hiện nay, ngân hàng không xác định được thiệt hại.
Do đó, HĐXX không thể làm sáng tỏ được thiệt hại để kết tội các bị cáo, nên cần phải áp dụng nguyên tắc suy đoán vô tội đối với các bị cáo.
Y án chung thân đối với bị cáo Trần Phương Bình Xét thấy, mức hình phạt mà cấp sơ thẩm đã tuyên là đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, hơn nữa các bị cáo không đưa ra được tình tiết giảm nhẹ nào mới nên HĐXX đã bác đơn kháng cáo của Trần Phương Bình và các đồng phạm. Sau khi nghị án, sáng ngày 14/1, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã tuyên...