Thương con cá rô đồng – Tập 7: Ông Lu ép Thương lên xe, Lắm xô dì Tư ngã
Chuyện tình của Thương và Chơn được báo hiệu sẽ không suôn sẻ khi có sự xuất hiện của một người giàu có như ông Lu.
Thương ( Lê Phương) và Chơn ( Thanh Thức) có tình cảm với nhau – một tình yêu đẹp và trong sáng. Chơn và bà nội của anh đã ngỏ lời nhưng Thương vẫn chưa dám đi lấy chồng vì còn gánh nặng chăm lo cho các em. Trong khi đó, trong một lần gặp Thương, ông Lu (Đình Hiếu) – một người giàu có trong vùng mà Thương gọi bằng chú – đã mê cô.
Trong trích đoạn tập 7 Thương con cá rô đồng trên đây, ông Lu cố tình tiếp cận buông lời ve vãn Thương. Ông còn kéo Thương lên xe để chở cô về nhà, mặc Thương không đồng ý.
Ở diễn biến khác, dì Tư (NSƯT Hạnh Thúy) sau khi trộm sạch tiền của Thương nướng vào cờ bạc, bà ta tiếp tục định bán chiếc xe đạp cũ của chị gái để lấy tiền. May mắn Lắm nhìn thấy nên đã ngăn lại. Trong lúc giằng co, Lắm đẩy dì Tư ngã. Đúng lúc này, Chơn chở nhớ về tới nhà.
Liệu nhân tình huống này, Lắm có nói cho mọi người biết chuyện bà Tư đã trộm sạch tiền mà Thương đang góp để đóng học cho em Lành?
Quý vị đón xem tập 6 phim Thương con cá rô đồng phát sóng vào 14h00 hôm nay (22/5) trên kênh VTV3!
'Thương con cá rô đồng': Đứa trẻ thông minh lớn lên bỗng khờ dại suốt ngày chỉ biết khóc vì những trận đòn roi của dì ruột
Hai tập đầu của 'Thương con cá rô đồng' đã lên sóng vào chiều thứ Bảy và Chủ nhật vừa qua trên VTV3.
Trích Thương con cá rô đồng
Sau bao năm sống với tuổi thơ đầy khổ sở, ám ảnh chị em Thương đã khôn lớn, có thể tự làm việc kiếm tiền nuôi nhau qua ngày. Tuy nhiên, có một thứ mãi mãi theo thời gian không thay đổi, thậm chí ngày càng tồi tệ hơn: thói cờ bạc của dì Tư.
Ngày giỗ thứ 16 của mẹ,Thương làm mâm cơm cúng chu toàn. Những tưởng, đây sẽ là dịp để cả nhà quây quần ăn với nhau bữa cơm và nhớ về người đã khuất ai ngờ, mọi thứ càng rối rắm hơn.
Trước bàn thờ ba má, Thương đã không cầm được nước mắt khiến dì Tư càng thêm khó chịu, hết lời càm ràm, thậm chí đòi đùng đùng bỏ đi khi cả nhà đang dọn ra ăn uống. Dì Tư cũng là người khơi mào tranh cãi khi nhắc lại chuyện năm xưa Thương để Thiệt đi lạc.
Lắm không còn là cậu bé dễ bắt nạt như xưa nên thấy chuyện chị gái bị ức hiếp, máu nóng đã nổi lên. Nghe dì Tư kể lể công lao chăm sóc các cháu của mình trước bàn thờ ba má, Lắm không giữ được bình tĩnh. Anh nhắc lại, suốt những năm tháng tuổi thơ các chị em sống trong đòn roi còn dì Tư chỉ biết lao đầu vào bài bạc. Nhớ vì bị đánh quá nhiều đến ngây dại, luôn luôn sợ sệt thậm chí vẫn còn nguyên vết sẹo trên mặt. Lắm cũng có vết sẹo trên đầu để lại.
Người duy nhất về phe với dì Tư không ai khác chính là Út Lành. Vừa đi học về, thấy chuyện 'cô út' còn đổ thêm dầu vào lửa khi cho rằng Lắm hành xử như vậy cũng vì do không học hành đến nơi đến chốn. Phải đến khi Thương dọa 'Tôi chết cho mấy người vừa lòng' , bắt Lắm và Út Lành đứng trước bàn thờ ba má xin lỗi, mọi chuyện mới tạm dừng lại.
Nói về dì Tư, mọi thứ vẫn chứng nào tật nấy. Máu cờ bạc đã ngấm vào máu nên trong mắt, trong đầu dì Tư chỉ có tiền và những con số. Mà trò đời, càng thua nhiều càng túng quẫn và luôn tìm mọi cách để làm sao có tiền
Trong ngày giỗ của mẹ Thương, dì tuyên bố thẳng thừng đòi bán nhà đất, chia cho mỗi người 'mạnh ai nấy sống, tiền ai nấy xài'. Dì còn đòi bán nhà, có tiền làm ăn nhưng thực chất là để cho vay nặng lãi. Thậm chí, dì Tư luôn nghĩ Thương không chịu bán nhà vì muốn giữ cho riêng mình.
Khi chị em Thương đã lớn, có thể tự làm hết mọi việc trong nhà việc duy nhất của dì Tư là mỗi ngày đi đánh bạc. Và, 9 lần như 10 dì Tư đều bị đám bạn bài bạc mấy chục năm vét sạch đến đồng cuối cùng. Thua bạc, về nhà dì Tư lại 'vơ vét' từng đồng tiền Thương cực khổ đi bán xôi mỗi ngày kiếm được và công khai, phải đi đánh đề. Hậu quả của những lần nợ nần ấy, không ai khác ngoài Thương đều phải đứng ra trả nợ.
Chứng nào tất nấy, theo thời gian dì Tư còn là người 'vừa ăn cắp, vừa la làng'. Ở ngoài đi mượn nợ không được lấy cớ gây chuyện với người khác nhưng khi không thể lên giọng, sợ 'cụp đuôi'. Và khi về nhà, dì Tư luôn nhắc chuyện năm xưa khi mẹ Thương qua đời như là tấm bia đỡ đạn để gây khó dễ hết lần này đến lần khác cho cô. Ngay cả chuyện tình cảm riêng, 5 lần 7 lượt dì chỉ mong Thương lấy chồng giàu để mình được nhờ. Nếu không nói ra, không ai tin dì Tư là dì ruột của chị em Thương.
Đỉnh điểm câu chuyện khi thua bài bạc quá nhiều, nhìn quanh nhà không còn 'đồng xu cắc bạc' nào, ngước lên bàn thờ thấy cặp bưởi thờ anh chị dì cũng quyết giằng co với Thương rồi lấy đem đi bán.
Chơn - 'người đàn ông nhà bên' vẫn một lòng với Thương. Ngày giỗ má, Chơn gửi con vịt béo để Thương mần thịt làm đám cúng. Trên chiếc xe đạp cũ, Chơn chở Thương đi chợ và muốn đón cô về khi tan chợ. Nghe dì Tư chê mình nghèo, không xứng làm chồng Thương, Chơn cũng đành im lặng.
Và khi nghe Thương tâm sự với bà nội việc không muốn Chơn phải chờ mình vì còn phải lo cho đàn em thơ, Chơn nói anh sẽ đợi cô đến cùng. Tình cảm của Chơn chân thật, ấm áp như cây dừa, cây lúa xứ miệt vườn sông nước.
Lắm dù đã khôn lớn, rất hiểu và thương chị hai nhưng tính tình nóng nảy, đi làm là gây chuyện, thậm chí bị bắt trói khiến Thương phải hết lời cầu xin. Út Lành đang đi học không những tốn kém tiền bạc mà còn ăn chơi, đua đòi phấn son, không một chút chia sẻ với Thương. Nhớ, hậu quả của những trận đòi roi đến bây giờ vẫn ám ảnh, luôn sống trong sợ hãi.
Những biến cố nào sẽ lại ập đến với chị em Thương sẽ có trong những diễn tiến tiếp theo của Thương con cá rô đồng , phát sóng lúc 14g thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần trên VTV3.
Thương con cá rô đồng - Tập 5: Tình yêu trong sáng của Thương và Chơn Thương và Chơn đều có tình cảm với nhau nhưng còn ngượng ngùng, mắc cỡ. Trong tập 5 phim Thương con cá rô đồng , Chơn (Thanh Thức) đang đi xe đạp đi mần (đi làm) thì gặp Thương (Lê Phương) phải bê nồi xôi đi bộ ra chợ bán, vì xe đạp của cô bị bể bánh. Chơn may mắn có cớ...