Thương cô bé dân tộc Khmer mắc bệnh hiểm nghèo
Cô bé người dân tộc Khmer mắc căn bệnh bướu nguyên bào thần kinh đang phải từng ngày chống chọi với căn bệnh quái ác. Cha mẹ bé cũng quá đuối sức vì tiền kiếm được thì ít, tiền chi tiêu thì lại nhiều. Cơ hội vay mượn cũng không còn, toa thuốc ngoài danh mục vẫn chưa có tiền mua.
Đó là hoàn cảnh của bé Dương Thị Ngọc Tiên (4 tuổi ở nhờ số nhà 699/2 quốc lộ 1, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) đang mong được cứu giúp.
Gia đình anh Dương Nhí và chị Dương Thị Chanh Na Quich mới sinh được một đứa con vì hoàn cảnh gia đình khó khăn chưa nghĩ tới chuyện sinh tiếp. Chăm một đứa con nhưng càng ngày bé Tiên càng gầy gò, ốm yếu đặc biệt cái bụng ngày một to. Những ngày tiếp theo bé biếng ăn và hay ói, gia đình nghi con có giun uống thuốc cũng không bớt.
Bé Dương Thị Ngọc Tiên đang điều trị tại BV Ung Bướu TP.HCM.
Chỉ khi bé được đưa tới bệnh viện, gia đình mới được bác sĩ thông báo bé bị bệnh bướu nguyên bào thần kinh. Từ viện tỉnh bé được chuyển đến BV Nhi Đồng 1 và lại tiếp tục chuyển đến BV Ung Bướu.
Từ ngày nhập Bệnh viện Ung Bướu, hai mẹ con chị Dương Thị Chanh Na Quich cũng gần như phải “nhập khẩu” sống ở bệnh viện. Chị phải bỏ công việc rửa chén thuê, hái rau dại để chăm sóc con. Nguồn thu nhập của chị không phải là nhiều nhưng cũng là một khoản chi tiêu trong gia đình.
Mọi chi phí sinh hoạt chi tiêu ăn uống lại dồn lên vai anh Dương Nhí. Anh Nhí làm công nhân cho xưởng mộc tư nhân, mỗi tháng 4 triệu đồng ngoài ra không có chế độ hay khoản thu nào khác. Khi con bị bệnh anh đã xin ứng trước chủ hơn chục triệu đồng nhưng chưa trả được. Biết hoàn cảnh gia đình anh khó khăn hằng tháng chủ vẫn trả đủ tiền không trừ vào khoản đã ứng trước.
“Vợ chồng chúng em đã khó khăn cháu lại mắc căn bệnh hiểm nghèo. Mới có một đứa mà giờ nuôi cũng không nổi. Không chỉ mình mẹ cháu nghỉ việc chăm con, nhiều khi cháu truyền thuốc em cũng phải lên chăm phụ. Cứ ở viện miết thế này thì làm sao có tiền.
Video đang HOT
Ngày hai bữa cơm từ thiện của bệnh viện, nếu không có cơm này thì chúng em cũng đã phải bỏ về từ lâu rồi. Cháu bệnh thi thoảng mua cho vài chục ngàn tiền đồ ăn để cháu bồi dưỡng.
Nhìn gia cảnh nhà em thế này, chồng làm thuê, vợ chăm con bệnh chẳng ai dám cho vay. Người bệnh mà không có thuốc uống thì sống làm sao nổi. Cháu có bảo hiểm y tế nhưng toa thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế mới đắt tiền.
Giờ chúng em chẳng còn tâm trí nào nghĩ đến Tết, cũng chưa biết Tết có được về hay lại ăn Tết ở bệnh viện”.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ gửi về: Anh Dương Nhí (699/2 quốc lộ 1, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng). ĐT: 0934 143 080
Theo VietNamNet
Bất cập trong quản lý kiểm dịch vệ sinh thực phẩm trong dịp tết
Nhiều thực phẩm bẩn, không rõ nguồn gốc được Quảng Ninh phát hiện trong những ngày cận tết. Sức khỏe của người dân đang bị đe dọa.
Thời gian gần Tết, các ngành chức năng của tỉnh Quảng Ninh liên tục phát hiện các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn... Điều đáng lo ngại là ngay trong quy trình quản lý của ngành Thú y từ lâu nay bộc lộ nhiều bất cập, nguy cơ thực phẩm bẩn trà trộn tại các chợ là khó tránh khỏi.
5h sáng tại lò mổ Thái Hòa, đây là thời điểm lợn sau khi mổ sẽ được chuyển ra chợ. Từ khoảng 3h sáng đã có từ 2, 3 cán bộ thú y của các phường trên địa bàn thành phố tới làm nhiệm vụ kiểm tra và lăn dấu kiểm dịch thú y. Thái Hòa là cơ sở giết mổ tập trung duy nhất tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh. Chủ cơ sở cho biết, mỗi ngày tại đây giết, mổ hơn 100 con lợn.
Lợn được các tiểu thương tập trung tại lò mồ tự phát gây mất vệ sinh - Ảnh tại một lò mổ tự phát phường Mông Dương - Cẩm Phả.
Cách đó không xa, ngay ở lối vào cơ sở giết mổ đã được cấp phép vẫn tồn tại một điểm giết mổ tự do, rất mất vệ sinh. Lò mổ này không được các đơn vị chức năng phê duyệt và cấp giấy phép và tất nhiên lợn khi mổ tại cơ sở tự do này sẽ không được kiểm dịch và lăn dấu kiểm dịch.
Ông Lê Văn Đạo, chủ cơ sở giết mổ tự phát này cho biết: "Phường và khu cũng kiến nghị chúng tôi chuyển sang giết muộn. Chúng tôi làm vệ sinh sạch sẽ, tối đa nhưng vẫn không tránh được mùi. Hàng ngày, họ đi bắt lợn lúc nào tôi cũng không biết".
Như vậy, đồng nghĩa với việc, hàng ngày có rất nhiều thực phẩm không rõ nguồn góc được đưa ra thị trường. Cho dù các cơ quan quản lí đã nhắc nhở, nhưng những gì mà ông chủ lò mổ tự phát cho biết thì cũng chỉ như bắt cóc bỏ đĩa.
Thông tin từ Trạm thú y Cẩm Phả, mỗi ngày cả thành phố tiêu thụ khoảng 400 con lợn. Nhưng số con được kiểm dịch chỉ là một nửa. Như vậy sẽ có khoảng 200 con không được kiểm dịch.
Bên cạnh đó, trên thực tế vẫn có tình trạng các xe vận chuyển lợn từ các địa phương khác tới không có giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ, giấy kiểm dịch của thú y. Việc kiểm soát số hàng này tại Quảng Ninh cũng chỉ là làm cho qua.
Bà Nguyễn Thị Soi, Trạm trưởng trạm thú y Cẩm Phả cho biết: "Hiện chúng tôi đang tiến hành đưa vào lò mổ tập trung nên khuyến khích họ và chỉ nhắc nhỏ các chủ xe và không lập biên bản. Các phường khác giết mổ nhỏ lẻ không thể có lực lượng kiểm dịch được. Do vậy, chúng tôi yêu cầu cán bộ thú y phường ra chợ kiểm tra vệ sinh thú y".
Trong đợt kiểm tra cuối năm 2015, Chi Cục thú y Quảng Ninh đã tổ chức lấy 36 mẫu thịt ở các cơ sở giết mổ tập trung trên địa bàn. Sau kiểm tra, phát hiện 3 mẫu có hàm lượng chất tạo nạc là Sabu tamol và Clen - Buterol vượt 3 lần mức cho phép.
Những mẫu thịt này cũng được xác định là từ tỉnh ngoài mang vào Quảng Ninh tiêu thụ. Tuy nhiên điều đáng nói là hiện nay, Quảng Ninh phải nhập 60% lượng thịt lợn từ tỉnh ngoài, trong khi việc truy xuất nguồn gốc từ lượng thịt lợn này lại đang gặp rất nhiều khó khăn do nhiều bất cập đã tồn tại từ lâu.
Theo quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh sẽ có 28 khu giết mổ tập trung. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Quảng Ninh mới chỉ xây dựng được 4 cơ sở giết mổ tập trung và còn tồn tại gần 900 cơ sở, điểm giết mổ tại các khu dân cư không có giấy phép.
Theo quy định, việc kiểm dịch chỉ được các cán thú y của các trạm thú y hoặc của các xã, phường thực hiện tại các cơ sở giết mổ tập trung có giấy phép. Như vậy gần 900 cơ sở giết mổ tại các khu dân cư không phép sẽ không được kiểm dịch.
Ông Trần Xuân Đông, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Quảng Ninh cho rằng, nếu có thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát bằng mắt thường sẽ không phát hiện ra các chất cấm trong chăn nuôi: "Chúng tôi phải sử dụng máy phân tích, thời gian từ 2 đến 3 ngày, với giá 1 triệu đồng/mẫu. Ngoài ra, chúng tôi còn cảnh báo họ đừng vì trục lợi mà làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân".
Giải pháp để quản lý tốt nhất kiểm dịch chính là việc phải xây dựng những cơ sở giết mổ tập trung. Tuy nhiên trong khi chờ những cơ sở này ra đời thì địa phương bó tay ngồi chờ. Bởi theo ông Quách Chí Lâm, Trưởng phỏng Kinh tế, TP Cẩm Phả lĩnh vực này lại do một cơ quan chức năng khác quản lí: "Khó đầu tiên là mình chưa có điểm để di dời họ vào. Khi đưa vào điểm thì chi phí của người ta lại tăng cao hơn. Ví du một cơ sở đang tồn tại, bản chất là vẫn phải tồn tại nhưng cho đầu tư thì lại không được. Dân mình mà cho đầu tư sau này lại di chuyển thì rất khó. Vì cấp phép xây dựng bên mình có quản lý đâu, bên quản lý đô thị cấp phép cơ mà".
Với muôn vàn khó khăn từ cơ quan quản lí đã đưa ra như vậy, câu chuyện về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ngay từ lò mổ vẫn còn kéo dài và người dân vẫn phải chơi trò may rủi với sức khỏe của mình./.
Hoàng Trình
Theo_VOV
10X háo hức học cách gói bánh chưng, bày ngũ quả... Những ngày Tết Bính Thân cận kề, học sinh tiểu học ở Hà Nội được học gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, đi chợ Tết... Hoạt động không chỉ thu hút học sinh mà cả các phụ huynh cũng... háo hức không kém. Sáng 29/1, tại khuôn viên trường Tiểu học Công nghệ giáo dục Hà Nội, hàng trăm học sinh cùng...