Thương chiến Mỹ – Trung đang che khuất những khó khăn lớn của Trung Quốc
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung đang diễn ra chỉ là một trong số các vấn đề lớn mà Bắc Kinh phải đối mặt.
Thời gian gần đây, thương chiến Mỹ – Trung đang là vấn đề được bàn tán sôi nổi trên truyền thông xã hội ở Trung Quốc cũng như trên thế giới. Nó được cho là nguyên nhân kéo lùi tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc bởi nền kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Thương chiến Mỹ – Trung còn khiến các công ty công nghệ của Bắc Kinh bị tê liệt và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.
Nhưng đó không phải vấn đề duy nhất của Trung Quốc. Theo dữ liệu về xuất khẩu gần đây của Bắc Kinh, các nhà sản xuất phải đưa ra nhiều giải pháp để giảm thiểu tác động của cuộc chiến thương mại. Và nó chỉ được giải quyết một khi Mỹ và Trung Quốc tìm ra một công thức để giữ thể diện và xoa dịu người dân hai nước.
Một trong những vấn đề lớn khác của Trung Quốc là các “bong bóng” vẫn đang bị thổi theo mọi hướng. Điển hình như “bong bóng” bất động sản – giá nhà tăng vọt khiến chủ nhà ngày càng giàu, trong khi nó phá nát giấc mơ của người trẻ khi muốn xây dựng gia đình.
Khác với thương chiến, đây là một vấn đề dài hạn. Giá nhà cao kéo theo tỷ lệ kết hôn thấp. Tỷ lệ kết hôn thấp lại dẫn tới lực lượng lao động bị thu hẹp, trong khi Trung Quốc đang cạnh tranh với các nước có nguồn lao động dồi dào như Việt Nam, Sri Lanka, Philippines hay Bangladesh. Và hệ lụy là “tỷ lệ phụ thuộc” không mong muốn. Số ít công nhân sẽ phải làm để nuôi sống số đông những người nghỉ hưu.
Và sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định tới việc chi tiêu của người tiêu dùng, điều sẽ gây khó khăn cho việc chuyển từ nền kinh tế đầu tư sang nền kinh tế tiêu dùng.
Video đang HOT
Nhật Bản từng phải đối mặt với những khó khăn tương tự trong 3 thập kỷ, ngay cả khi tranh chấp thương mại với Mỹ được giải quyết ở thập niên 80 của thế kỷ 20. Bắc Kinh thậm chí còn được cho là sẽ gặp phải nhiều khó hơn Tokyo thời kỳ đó.
Một “bong bóng” khác cũng gây phiền toái không kém cho giới chức Trung Quốc là vấn đề đầu tư cơ sở hạ tầng trong và ngoài nước. Trong nước, việc đầu tư cơ sở hạ tầng cung cấp năng lượng cho sự tăng trưởng mạnh mẽ của Trung Quốc. Trong khi đó, đầu tư cơ sở hạ tầng ở nước ngoài phục vụ tham vọng bá chủ Biển Đông và duy trì tuyến đường thủy xuyên suốt tới các quốc gia dầu mỏ Trung Đông và các nước giàu ở châu Phi.
Một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng được thiết kế tốt để phục vụ nhu cầu của cộng đồng địa phương. Số khác được đưa ra nhằm phục vụ tham vọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ những dự án này không thực sự hiệu quả về kinh tế như mong đợi và không bền vững. Nigeria, Nhật Bản từng thử các biện pháp này trong thập niên 60 và 90 của thế kỷ 20 nhưng đều thất bại.
Và khi các “bong bóng” vỡ sẽ để lại phía sau hàng đống nợ. Đây cũng là một vấn đề lớn của Bắc Kinh. Trung Quốc đang nợ bao nhiêu? Theo báo cáo chính thức, con số này khá nhỏ. Nhưng nếu không chính thức, con số này rất khó có thể tính toán được. Bởi lẽ ngân hàng được sở hữu bởi chính phủ và họ lại cho các nhà thầu thuộc sở hữu của chính phủ vay. Trong trường hợp này, chính phủ vừa là kẻ vay, vừa là người cho vay.
Dẫu vậy, không phải không có những thống kê không chính thức. Theo ước tính của Viện Tài chính Quốc tế (IIF) năm 2018, tỷ lệ nợ công của Trung Quốc trên GDP lên tới 300%.
Tệ hơn, chính phủ Trung Quốc tập trung nhiều hơn vào vai trò người đi vay và cho vay thay vì phân tán rủi ro tín dụng. Điều này tiềm ẩn nguy cơ sụp đổ cả hệ thống. Cuộc khủng hoảng nợ công ở Hy Lạp (2009-2011) là minh chứng rõ nhất.
Năm 2008, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, các ngành công nghiệp chủ đạo của Hy Lạp đều bị ảnh hưởng mạnh. Ngành du lịch và vận tải biển đều có mức sụt giảm doanh thu tới 15%. Nguồn thu để tài trợ ngân sách bị hạn chế, chính phủ Hy Lạp buộc phải tăng chi tiêu công nhằm kích thích tăng trưởng. Tính đến tháng 1/2010, nợ công của Hy Lạp ước tính khoảng 216 tỷ euro, nợ lũy kế bằng 130% trên GDP.
Trong gần một thập kỷ, chính phủ Hy Lạp liên tục bán trái phiếu để thu về hàng trăm tỷ USD và đầu tư dàn trải vào cơ sở hạ tầng trong khi không hề có kế hoạch trả nợ. Sự phụ thuộc vào nguồn tài chính nước ngoài khiến Hy Lạp phải trả giá đắt.
Theo Danviet
Wall Street Journal: Huawei có kế hoạch sa thải rộng rãi tại cơ sở Mỹ
Huawei Technologies đang lên kế hoạch sa thải rộng rãi ở Mỹ, theo Wall Street Journal, trong bối cảnh công ty phải vật lộn với "danh sách đen" thương mại
Việc sa thải dự kiến sẽ ảnh hưởng đến công việc tại công ty con chuyên nghiên cứu và phát triển sản phẩm có trụ sở tại Mỹ - Futurewei Technologies, nơi sử dụng khoảng 850 người trong các phòng thí nghiệm nghiên cứu trên khắp nước Mỹ, Tạp chí phố Wall (Wall Street Journal) cho biết.
Quy mô sa thải có thể lên tới hàng trăm công việc, một nguồn tin cho biết, và nhân viên Trung Quốc tại Mỹ của Huawei sẽ được lựa chọn quay về nhà và ở lại công ty, một nguồn tin khác tiết lộ.
(Ảnh: Reuters)
Một số nhân viên đã được thông báo về việc sa thải, và các kế hoạch sa thải lớn hơn có thể sớm được công bố, WSJ cho biết thêm.
Huawei từ chối bình luận khi Reuters liên hệ.
Sau khi Bộ Thương mại Mỹ quyết định đưa Huawei vào danh sách thực thể, các nhân viên Futurewei đã phải đối mặt với những hạn chế liên lạc với đồng nghiệp tại văn phòng Huawei ở quê nhà (Trung Quốc). Tuần trước, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross cho biết chính phủ Mỹ sẽ cấp giấy phép cho các công ty đang tìm cách bán hàng hóa cho Huawei, nếu không có mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
"Thực hiện chỉ thị của Tổng thống tại thượng đỉnh G-20 hai tuần trước, Bộ Thương mại sẽ cấp giấy phép khi xác định không còn mối đe dọa nào tới an ninh quốc gia Mỹ", Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross nói hôm 9/7, nhưng không đề cập tới các sản phẩm nào đủ điều kiện để qua cửa ải này.
Phát biểu tại hội nghị ở Washington, ông Ross khẳng định Huawei vẫn sẽ nằm trong danh sách các thực thể có thể gây nguy hại cho an ninh quốc gia mà Bộ Thương mại Mỹ ban hành hồi 5.
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi từng thừa nhận doanh thu của Huawei có thể sẽ thấp hơn 30 tỷ USD so với dự đoán trong 2 năm tới nếu lệnh cấm tiếp tục. Huawei tuyên bố sẽ phát triển các hệ điều hành thay thế cho máy tính và điện thoại của hãng nhưng các hệ thống đó sẽ khiến công ty gặp phải bất lợi nghiêm trọng đối với các đối thủ được hỗ trợ bởi Android và Windows.
(Nguồn: Reuters)
PHƯƠNG ANH
Theo VTC
Xuất-nhập khẩu Trung Quốc tháng 6/2019: 'Ngấm đòn' thuế quan Mỹ Những thống kê của Hải quan Trung Quốc cho thấy kim ngạch xuất, nhập khẩu của nước này đang chịu sự tác động không nhỏ từ mức thuế 25% của Mỹ. Cơ quan Hải quan Trung Quốc ngày 12/7, thông báo kim ngạch xuất khẩu của nước này trong tháng 6 giảm 1,3%, trong khi kim ngạch nhập khẩu cũng giảm tới 7,3%...