Thương chiến Mỹ-Trung: Cuộc đối đầu không mục tiêu, không chiến lược, không có điểm cuối rõ ràng
Chuyên gia cho rằng cuộc chiến Mỹ-Trung giờ đây đang trở thành một cuộc đối đầu không mục tiêu, không chiến lược và không có điểm cuối rõ ràng.
Khi thế giới mong ngóng thông báo lạc quan nào đó từ các cuộc đàm phán Mỹ-Trung, Bắc Kinh lại mồi thêm lửa vào đám cháy mà Mỹ châm lên trước với tuyên bố áp thuế với 75 tỷ USD hàng hóa của Washington. Động thái này hiện thực hóa các khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng với mức thuế mà Washington áp lên 300 tỷ USD hàng hóa Bắc Kinh.
Diễn biến mới nhất trong cuộc chiến thuế quan giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới làm leo thang những bất đồng và cho thấy rằng không có “thuốc giải” làm dịu đi sự thù địch giữa 2 nước hiện nay.
Sau dòng tweet hôm 23/8 ám chỉ Chủ tịch Tập Cận Bình là “kẻ thù” của ông Trump, giới quan sát cho rằng cuộc đối đầu giữa 2 quốc gia có thể sẽ trở thành cuộc so găng tay đôi giữa lãnh đạo Trung-Mỹ. Đây có thể sẽ là điểm bước ngoặt đối với trật tự thế giới vốn đang đầy rẫy biến động và được định hình lại bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: Tass)
Theo ông Craig Allen, Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp Mỹ-Trung, cuộc chiến Mỹ-Trung giờ đây đang trở thành một cuộc đối đầu không mục tiêu, không chiến lược và không có điểm cuối rõ ràng.
Nó cũng diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang đứng trước nguy cơ suy thoái khi mà sự không chắc chắn mới chồng chất lên những thứ không chắc chắn ở thời điểm hiện tại.
Video đang HOT
Tổng thống Trump không dưới một lần khẳng định rằng các đòn áp thuế với Trung Quốc giúp làm đầy ngân sách cho Mỹ và Bắc Kinh sẽ sớm gục ngã. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy. Trung Quốc vẫn đang dai sức chiến đấu còn kinh tế Mỹ thì liên tục bị cảnh báo đang đứng trước bờ vực suy thoái.
Nội bộ Nhà Trắng cũng đang có những tuyên bố trái ngược khi đưa ra các thông điệp về kinh tế. Các cố vấn hàng đầu của ông Trump liên tục trấn an rằng kinh tế Mỹ khó lòng suy thoái và các cảnh báo đưa ra là hồ đồ. Nhưng nhà lãnh đạo của họ liên tục đề cập tới việc cắt giảm thuế để kích thích tăng trưởng.
Những tuyên bố khác biệt này làm tăng thêm mối lo ngại rằng chính quyền Trump chưa sẵn sàng cho một kịch bản suy thoái.
Theo ông Allen, chính sách thuế quan của ông Trump đang khiến mối quan hệ Mỹ-Trung rơi xuống đáy.
“Đáy của mối quan hệ đang sụp đổ và nó đang ngày càng tồi tệ hơn”, ông cho hay.
Khi ông Trump và ông Tập Cận Bình gặp nhau tại Buenos Aires cuối năm 2018, các chuyên gia lo ngại về viễn cảnh một cuộc chiến tranh lạnh mới nếu 2 nền kinh tế không thể giải quyết những khác biệt của mình.
Những người theo quan điểm diều hâu trong chính quyền Trump như cố vấn thương mại Peter Navarro lập luận rằng “việc chia tay với Trung Quốc” là điều cần thiết để đảm bảo sự thống trị của mình trong khi những người còn lại trong phe lo ngại về sức mạnh quân sự của Bắc Kinh.
Trong bài phát biểu tại Singapore tháng 11/2018, cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hank Paulson cảnh báo về những rủi ro về sự đoạn tuyệt giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Theo ông này, một “bức rèm sắt về kinh tế có thể khiến 2 nền kinh tế lớn nhất từ chối trao đổi công nghệ, vốn và đầu tư, đảo ngược những thành tựu kéo dài hàng thập kỷ qua từ việc toàn cầu hóa.
(Nguồn: CNN)
SONG HY
Mỹ vẽ cho Trung Quốc 'đường đi nước bước' để kết thúc chiến tranh thương mại
Mỹ hy vọng Trung Quốc đảo ngược quyết định, quay lại các cam kết mà Bắc Kinh từng thực hiện trong nỗ lực giải quyết cuộc chiến thương mại đang diễn ra.
"Đây là một quá trình lâu dài. Tuy nhiên, câu hỏi hiện nay là liệu họ có quay lại thời điểm trước khi họ đổi ý hay không", Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross nói trong cuộc phỏng vấn với Fox Business Network hôm 17/7.
"Đó là vấn đề hết sức quan trọng vào thời điểm hiện tại và là những gì đang được dò xét trong các cuộc trò chuyện qua điện thoại", ông Ross cho hay.
Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình. (Ảnh: Reuters)
Quan chức Mỹ-Trung tham gia vào các cuộc thảo luận cấp cao qua điện thoại trong tuần này và kéo dài trong các tuần kế tiếp trong nỗ lực tìm kiếm cách giải quyết cho cuộc chiến thương mại đã bước sang năm thứ 2.
Vòng đàm phán hồi tháng 5 sụp đổ sau khi Washington cáo buộc Bắc Kinh từ bỏ các vấn đề cốt lõi mà 2 bên mất nhiều tháng mới đi tới thống nhất vào đầu năm.
Trong cuộc gặp tại Nhật Bản vào tháng 6, Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình đồng ý đình chiến và hồi sinh các cuộc thảo luận.
Cả 2 nước áp đặt mức thuế quan đối với 360 tỷ USD trong thương mại 2 chiều và Trung Quốc vẫn đang tiếp tục bị Tổng thống Trump đe dọa áp thêm thuế.
Trong tuần này, các quan chức Mỹ cho biết vòng đàm phán mới tại Bắc Kinh có thể được lên lịch nếu tiến trình tại các cuộc điện đàm cho phép. Cũng trong tuần, nhiều tờ báo Mỹ bất ngờ loan tin Tổng thống Trump đang cân nhắc sa thải Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross. Tuy nhiên, đích thân ông Ross phủ nhận thông tin này.
"Các bạn nên đi theo sự thật chứ không phải những tin đồn tràn lan trên mạng này", ông cho hay.
Trong một diễn biến liên quan, hôm 17/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cảnh báo việc Mỹ áp đặt thuế quan mới sẽ tạo trở ngại cho các cuộc tham vấn thương mại song phương, cũng như khiến lộ trình hướng tới việc đạt được một thỏa thuận sẽ càng kéo dài.
Tuyên bố này được đưa ra 1 ngày sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá 325 tỷ USD dù trước đó đã nhất trí "đình chiến" với Chủ tịch Tập Cận Bình.
(Nguồn: Straitstimes)
SONG HY
Theo VTC
Ông Trump liên tục lên kế hoạch gặp Chủ tịch Tập Cận Bình, Bắc Kinh vẫn lặng thinh Tổng thống Trump liên tục đánh tiếng về cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G-20, nhưng Bắc Kinh hoàn toàn im lặng trước thông tin này. SCMP dẫn một nguồn thạo tin cho biết, cuộc gặp giữa lãnh đạo Mỹ-Trung vào cuối tháng này ở Nhật Bản, nếu xảy ra, có thể sẽ là một cuộc...