Thương chiến Mỹ-Trung: Chiêu cũ tạo trận mới
Việc tổng thống Mỹ Donald Trump có ý định áp thuế quan bảo hộ thương mại đối với toàn bộ giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ không còn mới mẻ và lạ lẫm gì nữa.
Nhưng ông Trump gây bất ngờ không hề nhỏ khi quyết định thực hiện nó vào thời điểm hiện tại trong bối cảnh tình hình hiện tại ở mối quan hệ giữa hai nước này.
Sau 11 vòng đàm phán thương mại không đạt kết quả gì, ông Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi gặp nhau bên lề hội nghị cấp cao thường niên năm nay của nhóm G20 tổ chức tại thành phố Osaka của Nhật Bản vào ngày 29.6 vừa qua đã thoả thuận là hai bên nối lại đàm phán thương mại và chừng nào còn đàm phán thì chừng đó hai bên không áp thuế quan bảo hộ thương mại thêm đối với hàng hoá xuất khẩu của nhau. Vòng đàm phán thương mại thứ 12 vì thế vừa rồi đã được tiến hành ở Thượng Hải (Trung Quốc).
Hai bên không đạt được kết quả gì nhưng cũng không phê trách nhau và lại còn cùng tuyên bố là sẽ tiếp tục đàm phán trong tháng 9 này ở Mỹ. Bất ngờ ở chỗ ngay sau đấy, ông Trump quyết định áp thuế quan bảo hộ thương mại 10% đối với 300 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ từ ngày 1.9 tới, tức là trước cả vòng đàm phán thứ 13 theo dự định đến nay của hai bên.
Nếu phía Mỹ thật sự thực hiện quyết sách này của ông Trump thì gần như toàn bộ giá trị xuất khẩu của Trung Quốc vào thị trường Mỹ bị phía Mỹ áp thuế quan bảo hộ thương mại (250 tỷ USD với mức thuế quan 25% và 300 tỷ USD với mức thuế quan 10%) và vòng đàm phán thương mại tới đây giữa hai bên trong tháng 9 sẽ không phải là việc tiếp tục đàm phán như 12 vòng trước mà sẽ là cuộc chơi mới giữa Mỹ và Trung Quốc vì trên nền tảng khác trước. Ông Trump dùng chiêu cũ tạo trận đấu mới với Mỹ.
Chiêu của ông Trump không mới vì đã được ông Trump sử dụng nhiều lần trong thời gian xung khắc với Trung Quốc từ hơn một năm nay. Tên gọi của chiêu thức này là gia tăng áp lực tối đa. Nội dung cụ thể của nó là áp thuế quan bảo hộ thương mại. Cách làm của ông Trump là áp mức thuế trước hết 10% rồi sau nâng lên 25% và đối với từ mức độ khối lượng giá trị này đến toàn bộ khối lượng giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Mức độ xung khắc giữa hai bên cứ gia tăng thêm bởi Trung Quốc không thể không đáp trả thích đáng và một khi diện bảo hộ thương mại càng rộng cùng với mức thuế quan càng cao thì hai bên sẽ càng khó khăn với việc tìm kiếm giải pháp hoá giải mối bất hoà này.
Video đang HOT
Ông Trump chắc chắn đã phải rất bực bội và không hài lòng về Trung Quốc nên mới hành xử như vậy. Hoặc rất sốt ruột với tốc độ tiến triển chậm chạp của tiến trình đàm phán cho tới nay. Hay cũng có thể mục đích thật sự của người này không phải là tìm kiếm thoả thuận thương mại với Trung Quốc mà chỉ tìm cớ và sân chơi cho cuộc chơi riêng với chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch phục vụ cho đối nội.
Ông Trump đã chứng tỏ có cái nhìn thực tế hơn và chuẩn xác hơn những người tiền nhiệm về nhu cầu của nước Mỹ phải cạnh tranh chiến lược toàn diện với Trung Quốc nhưng chưa có được cách thức đối phó thích hợp. Chỉ với chiêu thức cũ này thì dù còn bày ra và chơi nhiều trận mới nữa với Trung Quốc, ông Trump cũng sẽ vẫn không thể ngăn cản được khả năng Trung Quốc đuổi kịp và vượt Mỹ trong tương lai trên từng lĩnh vực một, không sớm nhưng chắc chắn cũng sẽ không quá lâu.
Vì cuộc chơi còn dài nên ông Trump cũng phải chủ ý để dành chiêu, không ngả ra hết mọi con chủ bài và giữ dư địa cho khi phải cài số lùi. Có thể thấy ở đó qua ba thực tế là ông Trump có thể nhanh chóng thay đổi quan điểm và quyết định, ông Trump không áp thuế quan bảo hộ thương mại ngay lập tức đối với thêm 300 tỷ USD giá trị hàng hoá của Trung Quốc xuất khẩu vào thị trường Mỹ và cũng lại còn không ngay lập tức với mức 25% mà mới chỉ với 10%. Thời gian từ nay đến ngày 1.9 này không phải dài, nhưng thừa đủ để ông Trump thu về quyết sách vừa rồi hoặc đưa ra quyết định khác. Đòn thật hay đòn gió thì cũng đều là đòn và đều có tác dụng đặc thù của chúng.
Chuyện quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc nhiều khi biểu hiện ra bên ngoài không tương thích hay phản ánh đúng thực chất ở bên trong và nhiều khi không nghiêm trọng đến mức hai bên biểu hiện ra bên ngoài.
Theo Danviet
"Dán mắt" vào G20 : Bắt tín hiệu đột phá chiến tranh thương mại Mỹ - Trung?
Còn chưa đầy ba tuần nữa là tới cuộc đối thoại dự kiến giữa hai nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, kỳ vọng về tiến trình chấm dứt chiến tranh thương mại là rất thấp và nhiều nguồn tin cho biết, sự chuẩn bị cho một cuộc họp như vậy cũng không nhiều.
Tổng thống Donald Trump nói rằng ông muốn gặp Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ngày 28-29 tháng 6 tại Osaka, Nhật Bản và sẽ quyết định có nên gia hạn thuế đối với hầu hết tất cả hàng nhập khẩu của Trung Quốc tiếp đó hay không.
Mặc dù không bên nào xác nhận rằng một cuộc họp sẽ diễn ra nhưng các nhà đầu tư trên toàn thế giới sẽ theo dõi chặt chẽ mọi tương tác giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc dự kiến có cuộc gặp bên lề hội nghị G20. (Nguồn: Reuters)
Mối quan hệ đã xấu đi kể từ tháng Năm khi các cuộc đàm phán chấm dứt các tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đổ vỡ.
"Một bầu không khí nguy hại", một nhà ngoại giao phương Tây tại Bắc Kinh nói với Reuters, đề cập đến quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ.
Các nguồn tin quen thuộc với vấn đề này, bao gồm các quan chức và nhà ngoại giao ở Washington và Bắc Kinh, nói rằng công việc chuẩn bị cho cuộc họp không nhiều. Các nhóm đàm phán thương mại song phương cũng không gặp nhau kể từ khi đối thoại kết thúc trong bế tắc vào ngày 10/5.
Nhà Trắng từ chối bình luận về kế hoạch cuộc họp giữa ông Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình.
"Việc chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản đang diễn ra. Chúng tôi không có gì để công bố vào thời điểm này về các cuộc họp song phương cụ thể", theo phát ngôn viên của Hội đồng an ninh quốc gia Nhà Trắng Garrett Marquis.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng, ông Larry Kudlow, nói với CNBC hôm thứ Ba rằng ông Trump đang hy vọng "bắt đầu từ vấn đề chúng tôi bất đồng" trong cuộc hội đàm với ông Tập.
Ông Trump đã nói một lần nữa vào thứ Hai rằng ông dự kiến cuộc họp sẽ diễn ra và đe dọa sẽ áp dụng thêm thuế quan đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc nếu không có tiến bộ hoặc nếu ông Tập không tham dự.
Trung Quốc mở cửa cho nhiều cuộc đàm phán thương mại nhưng không có gì để công bố về khả năng nhóm họp giữa hai nhà lãnh đạo, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang cho biết hôm thứ Hai. Và hôm thứ Ba, quan chức này nói thêm rằng Trung Quốc sẽ "chiến đấu đến cùng" nếu Washington leo thang về thương mại.
An Bình
Theo toquoc
Ông Trump tự tin Mỹ đang làm tốt trong đàm phán với TQ Hôm 30/5, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ đang làm rất tốt trong đàm phán thương mại với Trung Quốc, đồng thời khẳng định Bắc Kinh muốn có được một thỏa thuận với Washington. "Trung Quốc rất muốn đạt được thỏa thuận với chúng tôi. Chúng tôi đã có một thỏa thuận nhưng họ đã phá vỡ nó. Tôi nghĩ nếu họ...