Thương cảnh hai đứa trẻ mồ côi mẹ, cha bệnh hiểm nghèo
“Mẹ cháu không giữ lời hứa. Mẹ cháu bảo sẽ kể cho cháu nghe hết các câu chuyện cổ tích. Và mẹ cháu sẽ cố gắng chăm sóc hai chị em cháu học hành. Thế mà bây giờ mẹ cháu bỏ hai chị em, bà nội và bố cháu…”.
Mẹ mất, bố bị bệnh hiểm nghèo
Chúng tôi tìm đến gia đình hai cháu: Trịnh Minh Anh (7 tuổi) và Trịnh Thị Minh Nguyệt (5 tuổi), ở thôn Phong Mỹ 1, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, chỉ có một bà cụ lọm khọm, nước da yếu ớt đi ra. Nhìn thấy bà, hai cháu thì thò nói với tôi: “Bà nội cháu đấy!”.
Hàng ngày Minh Anh vừa học bài vừa chơi với em.
Căn nhà lợp mái tôn được xây từ trước khi mẹ cháu mất, giờ đây, căn nhà vắng vẻ và lạnh lẽo hơn. Cụ bà thều thào nói: “Tôi vẫn còn xót xa lắm, lâu lâu tuổi già hay nghĩ ngợi, tôi cứ tưởng tượng ra những chỗ con dâu hay ngồi giặt quần áo, nấu cơm”.
Bước vào căn nhà, một cảm giác trống tênh bỗng trở nên lạnh lẽo giữa cái nắng cuối thu. Nhìn hai đứa cháu, cụ bà Đinh Thị Lương kể: “Tôi bị ung thư vòm họng đã lâu rồi. Không có con dâu chăm sóc tôi làm gì sống được đến giờ. Thế mà bằng giờ năm ngoái, cũng mùa thu hoạch này đây. Mẹ hai cháu leo lên đánh đống rơm rồi bị trượt chân ngã xuống đất rồi mất. Tôi vẫn nhớ như in câu nói cuối cùng của mẹ hai cháu, “mẹ cố gắng sống, trông nom hai cháu hộ con mẹ nhé!”.
Anh Trịnh Minh Hưng (37 tuổi) vừa mới đi xuất khẩu lao động được 5 tháng. Gia đình nén nỗi đau định bụng sẽ giấu để anh yên tâm làm thuê kiếm tiền về lo cho gia đình, nhưng như có điềm báo, anh Hưng gọi điện về nhà đúng lúc gia đình đang rối ren, rồi anh đành bỏ giở công việc về nước để lo hậu sự cho vợ…
Lo tang cho vợ xong, người chồng trẻ lại đổ bệnh, sốt liên miên, đau nhức vòm họng, rồi tím tái người đi. Gia đình đưa anh Hưng đi viện khám, bác sĩ xác định anh bị u hạch ở cổ. Ngày còn đi lao động bên nước ngoài, anh Hưng cũng đã phát hiện ra bệnh, các bác sĩ cũng đã lên kế hoạch mổ cho anh, nhưng vì sợ tốn tiền, không có tiền gửi về cho vợ trả nợ, nên anh cứ cố chịu đựng. Ngày về nước, anh vẫn không chia sẻ với ai hết để cố gắng làm trả nợ.
Kế đến đây, cụ Lương nghẹn ngào: “Nhiều lúc bố con nó chơi với nhau, tôi thấy nó nói những điều gở, nào là, sau này bố theo mẹ các con phải sống thật ngoan, học thật giỏi và phải chăm chỉ nghe lời ông bà ngoại nhớ chưa. Tôi nghe xong cứ thắt hết cả ruột gan lại. Nhưng biết làm gì được khi mà tôi cũng đã bị ung thư giai đoạn cuối rồi cũng chưa biết lúc nào cả”.
“Cháu không muốn bỏ học đâu!”
Video đang HOT
Vừa tâm sự, bà Lương đặt gói bánh lên bài thờ con dâu, bà run run tay thắm nén nhang mà cổ họng bà cứ nghẹn lại. Rồi nước mắt bà lại rơi xuống…
Minh Anh cũng đứng cạnh bà, rồi nhìn di ảnh mẹ và bất ngờ ngồi phịch xuống đất, khóc rưng rức: “Bà ơi, cháu nhớ mẹ lắm!” Bé em thấy chị khóc, dỗ dành chị bằng sự ngây thơ của mình mà người lớn thường dỗ bé mỗi khi đòi mẹ: “Chị, chị nín đi. Khóc nhè là xấu lắm! Mẹ không vui đâu. Mẹ đi xa nhưng mẹ vẫn ở bên chị em mình mà…”.
Những lời nói ngây thơ của đứa trẻ như cứa vào lòng người. Đã lâu rồi, hai em thiếu đi vòng tay che chở của mẹ. Bà nội nhìn hai đứa cháu ngây thơ rồi bà ôm hai cháu vào lòng nghẹn ngào: “Tôi rất lo đến ngày mai, tôi mất đi, bố cháu ốm, rồi hai cháu sẽ mất đi chỗ dựa. Về ở với ông ngoại nhưng ông bà ngoại cũng đã già. Nhiều lần con bé lớn cứ thì thò với tôi: “Bà ơi cháu không muốn bỏ học đâu. Cháu mơ ước lớn lên cháu học giỏi làm bác sĩ chữa bệnh cho bà, cho bố cháu”.
Hai tâm hồn bé thơ bên bàn thờ mẹ.
Mẹ mất đi, cháu Minh Anh dù mới 7 tuổi nhưng đã phải gắng gượng làm nhiều việc mà đáng lẽ ra ở cái tuổi của cháu chưa phải làm. Nhiều lúc đứa em gái nhỏ đòi mẹ, cháu cũng đều dỗ dành em không khóc. Rồi cháu lại chạy vào gian buồng nơi ba mẹ con vẫn hay nằm, rồi cháu khóc thút thít. “Mẹ cháu không giữ lời hứa. Mẹ cháu bảo sẽ kể cho cháu nghe hết các câu chuyện cổ tích. Và mẹ cháu sẽ cố gắng chăm sóc hai chị em cháu để học hành. Thế mà bây giờ mẹ cháu bỏ hai chị em,, bà nội và bố cháu…!”, Minh Anh thút thít nói.
Không gian như trũng lại, bé em Minh Nguyệt đang ôm con cún nhỏ chạy lại bên chị, vỗ về: “Chị nín đi, chị nín đi em cho chị kẹo đây này… Sự im lặng ấy, bỗng vọng ra câu hát ru của bà, khiến cho ai đó nghe cũng phải động lòng: “Mồ côi cha ăn cơm với cá; mồ côi mẹ lót lá mà nằm….”.
Chia sẻ về hoàn cảnh gia đình anh Trịnh Minh Hưng, ông Lê Văn Dân, cán bộ chính sách xã Yên Lâm cho biết: “Mẹ cháu bị ngã đống rơm mất năm ngoái. Hai cháu còn bố nhưng bố yếu lại bệnh hiểm nghèo. Bà nội cũng còn nhưng bị ung thu vòm họng rất yếu. Bố cháu đi viện liên tục để chạy chữa thuốc men. Cuộc sống hàng ngày của hai cháu duy trì được là sự gồng mình của ông ngoại cháu. Tuy nhiên gia đình ông ngoại cũng không khá giả nhiều. Ông ngoại già, bà ngoại bị bệnh đi viện thường xuyên, con trai duy nhất của ông ngoại thì bị trật đĩa đệm không làm được gì nhiều. Mọi công việc đổ lên ông ngoại khi đã xế chiều…”.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1223: Anh Trịnh Minh Hưng: Thôn Phong Mỹ 1, xã Yên Lâm, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. ĐT: 0985.413.478 2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí. Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh bến xe Kim Mã) Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490 Email:quynhanai@dantri.com.vn Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau: * Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội. * Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri Account Number: 045 137 195 6482 Swift Code: BFTVVNVX Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank) * Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm * Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359 Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội * Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB) Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002 Swift Code: MSCBVNVX Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam) 3. Văn phòng đại diện của báo: VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122 VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725 VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885 VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Ngọc Liên – Duy Tuyên
Theo Dantri
Sữa đậu nành có thể thành chất độc
Sữa đậu, đậu phụ, sữa đậu nành... là đồ ăn, thức uống khoái khẩu của hàng triệu người khi hè đến. Tuy nhiên, để món thực phẩm bổ dưỡng này không trở thành chất độc, gây hại thì người dùng cần chú ý các điểm sau:
Dùng không đúng cách sẽ biến các sản phẩm từ đậu nành thành chất gây hại. Ảnh TL
Nhiều người thường uống sữa đậu nành khi ăn trứng. Sữa đậu nành có chất trypsin khi kết hợp với protein trong lòng trắng trứng sẽ dẫn đến làm giảm giá trị dinh dưỡng.
Tránh dùng đậu phụ, đậu nành với mật ong, đường nâu. Trong 2 sản phẩm đậu này thường có nhiều thạch cao, trong mật ong lại có hàm lượng đường cao. Khi dùng chung, thạch cao và đường kết hợp với nhau sẽ gây hiện tượng vón cục, đông cứng trong dạ dày khiến người dùng khó thở, nghiêm trọng sẽ dẫn đến hôn mê.
Cùng đó, mật ong chứa acid formic, đậu nành có nhiều protein, kết hợp 2 loại này sẽ dẫn đến kết tủa, khó tiêu. Người có tiền sử, bệnh lý về tim mạch sẽ tử vong càng nhanh hơn.
Thuốc kháng sinh chứa chất tetracycline, erythromycine sẽ phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành khi dùng chung với nhau. Vì vậy nên uống cách nhau khoảng 1 giờ để tránh sự phân huỷ có hại nêu trên.
Uống sữa đậu nành quá nhiều dễ gây ra khó tiêu, đầy hơi, tiêu chảy. Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì với người lớn, không nên uống quá 500ml/ngày.
Sữa đậu nành chưa nấu chín có chứa chất ức chế men trypsin, saponin... nên khi uống sống sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài, ngộ độc...
Người thể chất kém, tinh thần mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút, thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều nên tránh uống sữa đậu nành vì uống sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài...
Theo Giadinh
Sao xấu hổ vì cảnh nóng Cả sao Tây lẫn sao Ta đều không ít lần thấy xấu hổ vì chính cảnh nóng của mình trên phim. NSƯT Minh Hằng vào vai bà Phó Đoan của bộ phim Trò đời, được chuyển thể từ tác phẩm văn học Số đỏ. Nhân vật bà Phó Đoan được miêu tả là người luôn hừng hực sức sống, thèm khát dục vọng....