Thương cảnh cha già cặm cụi chăm con trẻ
Ở cái tuổi gần đất xa trời, gầy hốc hác, nhưng ngày qua ngày cụ chăm lo từng miếng ăn, giấc ngủ cho con gái ngẩn ngơ cùng đứa cháu dại khờ côi cút. Không biết rồi con, cháu của cụ sẽ sống ra sao, khi một mai cụ không còn trên đời này nữa!
Cụ Trung cùng cô con gái ngớ ngẩn.
Nước mắt cha già…
Cụ ông có hoàn cảnh đáng thương đó là ông Nguyễn Quang Trung (80 tuổi) ở xóm 3, xã Hưng Chính, Thành phố Vinh, Nghệ An. Nếu không được tận mắt chứng kiến cảnh cụ Trung ngày đêm chăm lo cho người con gái ngẩn ngơ, cùng đứa cháu dại khờ côi cút của mình, thì ít ai có thể hình dung được hết những nỗi khó khăn, vất vả mà ở cái tuổi gần đất xa trời như cụ đang phải chịu đựng suốt những tháng ngày qua. Nén những giọt nước mắt muộn tâm sự cùng PV, cụ Trung kể về những năm tháng nghiệt ngã, cay đắng đến lặng câm của mình.
Sinh năm 1933 ở mảnh đất Đức Thọ (Hà Tĩnh), nhà hoàn cảnh khó khăn nên từ nhỏ cụ đã phải sớm bươn chải để mưu sinh với cuộc sống thường ngày. Năm 1952, theo tiếng gọi của Tổ quốc, cụ lên đường nhập ngũ chống thực dân Pháp. Đến năm 1957, do sức yếu nên cụ được xuất ngũ trở về quê hương bắt đầu cuộc sống mới.
Cô con gái ngớ ngẩn của cụ Trung không có chồng nhưng cũng có một đứa con.
Ngày xuất ngũ về quê Đức Thọ làm kinh tế được một thời gian, sau đó cụ ra Nghệ An và xin vào làm công nhân ở Xí nghiệp cơ khí 12/9. Sớm được học nghề đúc, rèn gia truyền của quê hương nên tay nghề của cụ Trung rất giỏi và thành thục. Sau những tháng ngày vất vả làm thuê, cụ được nhận vào làm chính thức, cuộc sống cũng dần ổn định hơn.
Lập nghiệp nơi mảnh đất Xô Viết Nghệ Tĩnh, cụ Trung quen bà Lê Thị Khương cùng làm trong xí nghiệp và rồi hai người đến với nhau. Quả ngọt của hạnh phúc đã kết trái và hai ông bà sinh được 7 người con (3 trai và 4 gái). Lúc đầu cuộc sống cũng khá khó khăn vất vả với đôi vợ chồng trẻ. Đồng lương tuy ít nhưng 2 vợ chồng chịu thương, chịu khó, bảo ban nhau nuôi dạy con cái nên gia đình hạnh phúc, thương yêu nhau.
Các con của ông bà sinh ra, lớn dần lên, đồng lương bố mẹ không đủ để trang trải cho cả 9 miệng ăn trong nhà nên lần lượt các con của ông bắt đầu đi tha phương lập nghiệp. Người thì vào Nam, người thì ra Bắc đi làm thuê cuốc mướn mưu sinh. Nhưng rồi cuộc sống mỗi người con cũng chẳng khấm khá gì, đói nghèo vẫn bủa vây đeo bám.
Chỉ còn duy nhất người con gái Nguyễn Thị Lam (SN 1964) ở lại với cụ. Năm 17 tuổi, Lam đang đi học thì bỗng dưng xuất hiện những triệu chứng ngớ ngẩn không bình thường. Về nhà bắt đầu la hét, đập phá tất cả mọi thứ. Thương con, ông bà chạy vạy khắp nơi, nhờ hết thầy này thuốc nọ để mong sao cứu vãn được bệnh tình cho con gái, nhưng rồi ông bà cũng đành ngậm ngùi đắng cay mà chịu đựng.
Góc học tập đứa cháu cụ Trung ở ngay cạnh bếp.
Năm 1990, xí nghiệp 12/9 của ông bà giải thể, cuộc sống nghèo khó vất vả, nay lại càng khó khăn hơn. Mất việc làm, không có lương, ông lại phải chăm lo thuốc thang cho đứa con gái ngẩn ngơ tội nghiệp. Để có tiền chăm lo cho con cụ phải đi kiếm việc làm thuê. Ai thuê gì là cụ làm nấy, rồi cụ bắt đầu đi gò hàn từng cái nồi, cái xoong cho bà con hàng xóm kiếm thêm đôi đồng thu nhập. Bà Khương thì ốm đau bệnh tật triền miên nên chẳng làm được việc gì, lại càng thêm ghánh nặng mưu sinh của cuộc cống hàng ngày của cụ Trung.
“Ngày nớ khổ lắm chú à. Lương thì được ba đồng ba cọc, không đủ ăn chứ nói gì thuốc thang chữa bệnh cho vợ, cho con. Rồi việc làm lại mất, phải đi làm thuê, tiền thì bấp bênh, có việc thì mới có tiền, không có ở nhà chịu đói. Thương con, thế rồi lại phải vay mượn hàng xóm láng giềng để chữa trị cho con. Nghe ai mách đâu có thầy hay, thuốc giỏi là tui lại khăn gói lên đường mong sao chữa được bệnh cho con. Nhưng nghiệt ngã quá chú à. Giờ nó cứ điên điên khùng khùng. Vui thì nó hát, mà buồn thì nó đi lang thang, gặp ai nó cũng lao vào mà đánh. Có hôm tôi cũng bị nó đánh cho ngất đi. May có mấy người hàng xóm sang kịp, không thì tôi cũng không còn nữa rồi”. Cụ Trung hai con mắt đỏ hoe như muốn rơi những giọt nước mắt thương cảm khi nghĩ về cuộc đời cay đắng nghiệt ngã của mình.
…nỗi lo đứa con gái bất hạnh cùng cháu mồ côi
Năm 2000, trong một lần đi lang thang, chị Lam đã bị kẻ xấu hãm hại. 9 tháng sau, chị sinh được một người con trai, đặt tên là Nguyễn Văn Nhật. Nhật lớn lên cũng bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng đáng buồn thay, người mẹ thì ngờ nghệch, mà Nhật cũng chẳng biết được cha mình là ai.
Gia đình cụ Trung luôn là hộ nghèo của xã Hưng Chính.
Cuộc sống mưu sinh tạm bợ từng ngày, đói rét triền miên nên cả gia đình ông bà ai cũng gầy hốc hác. Khó khăn vất vả với miếng ăn, thuốc thang hàng ngày của cả gia đình, giờ đây thêm một thành viên mới đồng nghĩa với việc thêm một gánh nặng lớn cho cụ Trung. Nuôi con, thuốc thang cho vợ còn chưa nổi, nay lại thêm đứa cháu, khó khăn, túng thiếu bủa vây lấy gia đình cụ.
Năm 2003, bà Khương trong một lần đau nặng, không tiền đưa đi bệnh viện và bà đã ra đi về cõi vĩnh hằng, để lại cho cụ một mình nuôi con gái tâm thần cùng đứa cháu côi cút, dại khờ. “Bà ấy mất, tui như người không hồn chú ạ. Căn nhà đã trống vắng, nay mất bà lại càng tan hoang, sụp đổ. Đã nhiều lần tui cũng nghĩ sẽ nhắm mắt buông xuôi, nhưng thương con, thương cháu nên cố gắng gượng mà sống”, cụ Trung tủi thân khi nghĩ đến hoàn cảnh của mình.
Gia đình nghèo, khó khăn, con cái lại bệnh tật, cụ Trung già mua nên hàng tháng cả ba con người được hưởng trở cấp 360.000 đồng. Nhưng rồi cuộc sống vẫn vậy, số tiền nhỏ nhoi ấy chẳng thấm vào đâu khi bệnh tật tuổi già lại hoành hành tấm thân gầy còm của cụ Trung. Cháu Nhật năm nay học lớp 7, đang tuổi ăn tuổi lớn nên cũng chẳng biết làm gì để phụ giúp ông, giúp mẹ. Đói nghèo, túng thiếu cứ bủa vây lấy gia đình cụ.
Video đang HOT
Một mình cụ Trung ở cái tuổi 80 lo ngay ngáy miếng cơm manh áo cho đứa con gái ngớ ngẩn cùng đứa cháu ngoại học lớp 7.
Chú Tuấn – hàng xóm của cụ Trung chia sẻ: “Hoàn cảnh cụ Trung ở đây ai cũng biết. Già cả rồi lại còn phải chăm lo cho người con gái tâm thần. Cháu ngoại thì mồ côi, lại đang tuổi ăn tuổi học. Hàng xóm chúng tôi cũng chẳng giúp được gì nhiều, có gì ngon lại mang một ít cho ông cháu. Trong xóm cũng kêu gọi quyên góp để ủng hộ ông bớt đi phần nào khó khăn”.
Cuộc sống khó khăn đưa đẩy, ở cái tuổi ngoài 80 nhưng cụ gắng gượng chăm lo từng li từng tí cho người con gái ngẩn ngơ cùng đứa cháu mồ côi tội nghiệp. Thương con, thương cháu nhưng lực bất tòng tâm, giờ cụ mong muốn cơ hội để chữa trị bệnh cho người con gái, nhưng có lẽ mong muốn đó với cụ thật xa vời? Việc học hành của cháu Nhật cũng đang từng ngày bấp bênh, cụ sợ một ngày nào đó cháu mình sẽ phải bỏ học… vì đói nghèo.
Khi được hỏi về điều ước, cụ Trung bảo: “Tuổi tôi giờ hết rồi, chỉ mong sao ông trời thương, giúp đỡ 2 mẹ con nhà hắn được khỏe mạnh, sau này có cơ hội được chữa khỏi bệnh, kiếm cái nghề cái nghiệp mà nuôi con ăn học. Mai này tôi có chết đi rồi tôi cũng an tâm”. Không biết rồi có phép nhiệm mầu nào sẽ biến những ước mơ bé nhỏ của cụ Trung trở thành hiện thực hay không?
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 912: Cụ Nguyễn Quang Trung, ở xóm 3, xã Hưng Chính, Thành phố Vinh, Nghệ An.
ĐT: 01669.419.129 – anh Tuấn hàng xóm cụ Trung
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội (Cạnh cây xăng Kim Mã)
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoảnUSD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK: Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP HCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0974567567
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Theo Dantri
Thua lỗ vì vàng: Đắt sao vẫn cố mua?
Giá vàng đắt hơn thế giới 3 triệu đồng, người mua kêu ca bị thiệt hại nặng. Vậy tại sao, biết đắt vẫn cố mua nhưng mua lại kêu bị thua thiệt như thể mình bị lừa?
Quan điểm này được một chuyên gia kinh tế đặt ra khi ông đề cập một cách nhìn lạ. Theo ông, điều đáng lo nhất hiện nay là giá cả miếng ăn, thu nhập và đời sống của đại đa số người dân đang ngóng tăng mấy trăm ngàn tiền lương. Còn vàng, dù giá tăng nhưng không mất ngoại tệ nhập khẩu, không làm tăng tỷ giá... thì ai mua nấy chịu.
Xếp hàng chờ mua vàng (ảnh minh họa)
Ai đang mua vàng?
Giá vàng ngày 31/10 tiếp tục giảm theo giá thế giới và đã có lúc xuống dưới ngưỡng 46 triệu đồng/lượng. Trong khi giá trong nước đã giảm theo một sự "liên thông tương đối" thì vẫn còn một điểm khác biệt của giá vàng Việt Namlà khoảng chênh giá trong nước với giá thế giới vẫn trên 3 triệu đồng.
Vàng đắt và mua vào là lỗ, vậy ai đang cố mua vàng? Không khó để thấy nguồn cầu lớn nhất đến từ ngân hàng. Với việc vẫn còn thiếu đến 20 tấn vàng sau khi đã mua vào đến 40 tấn để bù đắp trạng thái thì các ngân hàng vẫn phải mua vàng.
Hơn nữa, dù đã được gia hạn thời gian đáo hạn các chứng chỉ vàng đến 30/6/2013 nhưng các ngân hàng chỉ được hát hành chứng chỉ huy động đến 24/11/2012 nên các ngân hàng hiểu rằng nhiệm vụ duy nhất lúc này là mua vàng vào.
Lãnh đạo một ngân hàng cổ phần tiết lộ, tháng trước giá vàng sốt ở đỉnh, các ngân hàng vẫn phải cắn răng mua vào, nay giá hạ càng phải tranh thủ mua. Còn việc gia hạn chỉ là giảm bớt áp lực thanh khoản hiện tại chứ không trông chờ nhiều vì trước sau gì cũng phải trả. Nên đã lỡ tiêu thì phải mua càng sớm càng tốt.
Có cầu mua, các DN vàng sẽ bán để kiếm lãi. Tuy nhiên, sẽ không có một DN nào kể cả SJC có đủ dự trữ hàng tấn vàng để bán cho các ngân hàng mà buộc họ phải đẩy giá lên để huy động vàng từ dân cư. Mua đắt và bán đắt, đó chính là nguồn gốc của khoản chênh 3 triệu đồng trong suốt thời gian qua.
Trong 1 năm qua, không được nhập vàng, lại không được dập vàng miếng mới nên các DN chỉ còn cách huy động vàng dân cư, bán cho các ngân hàng để ăn chênh lệch trung gian 100 - 150 ngàn/lượng.
Điều này đã được lý giải là trong cơn sốt vàng gần đây và tính suốt cả thời gian qua là người dân đã liên tục bán vàng ra để chốt lãi. Con số từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, từ tháng 4 trở lại đây, các ngân hàng thương mại đã mua 60,1 tấn vàng.
Trong khi đó, những con số lỗ sau quý 3 từ các ngân hàng có nguyên nhân từ vàng mà cụ thể là việc phải mua vàng bằng mọi giá nhằm bù đắp trạng thái đáp ứng thời điểm đóng cửa huy động cho vay vàng.
Rõ ràng, các ngân hàng đang "bỏng tay" vì vàng, nhưng trước thực tế này, chính đại diện Ngân hàng đã bày tỏ quan điểm, các ngân hàng phải tự chịu trách nhiệm, họ đã kiếm lợi khá lớn từ việc chuyển vàng sang tiền cho vay thì nay phải chấp nhận chịu lỗ khi giá lên cao đúng quy luật của cuộc chơi.
Cũng tương tự, đối với các nhà đầu cơ và đầu tư trên thị trường, họ bỏ tiền ra để sở hữu tài sản tài chính này trên cơ sở tự quyết định và thỏa thuận mua bán. Vì thế, biết giá vàng đắt mà vẫn quyết định mua, bất chấp mọi khuyến cáo của quản lý và chuyên gia thì chuyện "lời ăn, lỗ chịu' là cái giá của một đầu tư mạo hiểm mà cả BĐS hay chứng khoán cũng chung số phận.
Tuy nhiên, khác với những lần trước, mỗi khi vàng sốt kéo lan sang tỷ giá biến động thì nay dù đã có nhiều sức ép nhưng hơn 1 năm qua Ngân hàng Nhà nước đã kiên trì với quan điểm không xuất ngoại tệ để nhập vàng. Và điều đáng nói hơn là dù sốt vàng, dù nhu cầu tăng lên nhưng đã không còn hiện tượng tỷ giá bị chi phối bởi giá vàng.
Và không phải không có lý khi một chuyên gia Ngân hàng Nhà nước kiên quyết từ chối nhập vàng để hạ sốt vì điều này là không cần thiết, và càng không thể chi ngoại tệ nhập vàng chỉ để thỏa mãn nhu cầu của một bộ phận ngân hàng hay giới đầu cơ.
Vàng đang trở về đúng nghĩa với một tài sản, và tuân theo quan hệ mua bán thì nguyên tắc lời ăn lỗ chịu. Và tất nhiên, khi vàng đắt giá mà vẫn cố mua thì thật không sòng phẳng khi tìm kiếm một lý do để đổ lỗi cho thua thiệt của mình. Từ đây mới thấy, cách đặt vấn đề hơi lạ của vị chuyên gia trên đây trở nên có cái lý riêng.
Bình ổn vàng nhìn từ tỷ giá
Từ năm ngoái, Ngân hàng Nhà nước đã bắt đầu mạnh tay thực hiện các giải pháp siết chặt thị trường ngoại hối nhằm tạo ra sự bình ổn dài hạn cho thị trường này. Trong hơn một năm qua, ngoại hối đã có được một sự bình ổn đáng giá bấp chấp những biến động của vàng hay trên thị trường tiền tệ. Lời cam kết giữ tỷ giá biến động không tăng quá 3% trong năm 2012 đến nay chắc chắn đã thực hiện được.
Con số thống kê cho thấy, tính đến 19/10, tăng trưởng huy động vốn đạt 14,02%, trong đó huy động tiền đồng tăng 17,52%, ngoại tệ giảm 1,55%. Riêng khu vực dân cư, tiền gửi vào ngân hàng tăng 23,31% so với đầu năm, trong đó tiền gửi VNĐ tăng 28,76% và ngoại tệ giảm 5,53%. Một con số khác cho thấy, 6 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước mua ròng 10 tỷ USD Mỹ. Riêng ngày 25/10, số mua vào lên tới 100 triệu USD.
Thực tế cho thấy, sự ổn định của tỷ giá đã tạo ra một hiệu ứng trên thị trường khi người đầu cơ hay cầm nắm ngoại tệ bắt đầu chuyển qua VND khi lãi suất USD thấp và không còn cơ hội kiếm lợi khi tỷ giá không có "sóng".
Điều đó không chỉ khiến hệ thống ngân hàng hưởng lợi khi có được nguồn ngoại tệ dồi dào mà chính Ngân hàng Nhà nước cũng được hưởng lợi cuối cùng khi 6 tháng qua, Ngân hàng Nhà nước mua ròng 10 tỷ USD Mỹ để gia tăng dự trữ ngoại hối. Riêng ngày 25/10, số mua vào lên tới 100 triệu USD.
Và dường như chiêu bài này đang được áp dụng với vàng. Các bước đi vừa qua của Ngân hàng Nhà nước từ cuối năm ngoái đến nay đang tạo ra rất nhiều xáo trộn trên thị trường nhưng đang hướng đến một mục tiêu cuối cùng làm giảm cơ hội kiếm lợi và gây bất ổn từ vàng. Làm giảm sự hấp dẫn của vàng để hướng nguồn lực này chuyển hóa sang các kênh đầu tư khác có lợi cho nền kinh tế.
Ngân hàng Nhà nước đã công khai quan điểm không khuyến khích người dân mua và găm giữ, ngăn chặn việc vàng hóa trong nền kinh tế... Có lẽ vì thế, trong ý định mới được tiết lộ, Ngân hàng Nhà nước cho biết có thể đề xuất vào việc đánh thuế đối với vàng.
Điều này bước đầu đã gây ra phản ứng của nhiều người nhưng với quan điểm cái gì không khuyến khích thì sẽ được đánh thuế cao thì nhiều chuyên gia tài chính lại cho rằng đó là một giải pháp cần tính đến. Bên cạnh các giải pháp quản lý thị trường, ổn định VND và gia tăng sự hấp dẫn an toàn của các kênh đầu tư khác.
Ông Nguyễn Hoàng Hải, Tổng Thư ký Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho rằng, đánh thuế vào vàng, VND sẽ được bảo vệ, vị thế đồng nội tệ sẽ tăng lên và NHNN có cơ sở để hạ nhanh lãi suất huy động. Điều này hoàn toàn khả thi kể cả khi nợ xấu ngân hàng tăng. Cách làm này vừa giúp phá băng thị trường bất động sản, vừa xử lý được nợ xấu.
Theo thông lệ thế giới, vàng gồm vàng miếng và vàng trang sức đều được coi là một loại hàng hóa và thường phải chịu 2 loại thuế là thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Nhưng vàng miếng hiện đang được miễn thuế, còn vàng trang sức mức áp dụng quá thấp, chỉ bằng khoảng 0,5% trên giá bán. Như vậy, nếu có đánh thuế cũng là một thông lệ mua hàng thì phải nộp thuế.
Trong khi đó, một so sánh thú vị cũng được nhiều người đưa ra, việc đánh thuế với vàng cũng là công cụ để nắn dòng tiền nhàn rỗi như cách người ta đang bức xúc, tìm cách đánh thuế với biệt thự bỏ hoang để ngăn chặn phần nào những bất cập của BĐS đang được ủng hộ.
Theo Dantri
Mất 'cái ngàn vàng' giữa ngày thi đại học Xuống bến xe, được người yêu chờ sẵn từ rất lâu để đón, tôi thầm mỉm cười. Nhìn cảnh những bạn sĩ tử và bố mẹ đều vật vờ , lơ ngơ nơi lạ nước lạ cái, tôi thấy mình may mắn khi có anh ở đây. Vốn chẳng quen ai ở thành phố xa lạ này nên đương nhiên trách nhiệm sắp...