Thương các game đang chịu “trái đắng” tại Việt Nam
Game online cũng như bất kỳ sản phẩm nào khác, khi tung ra thị trường đều phải chuẩn bị sẵn tâm lý bị phê bình, thậm chí tẩy chay từ phía khách hàng. Thông thường một tựa game chất lượng thấp cả về đồ họa lẫn gameplay thì chịu búa rìu dư luận cũng là điều dễ hiểu, tuy nhiên vẫn có những trường hợp “cá biệt”.
Đơn cử như tại Việt Nam, không ít MMO mặc dù sở hữu cộng đồng không nhỏ và chất lượng không đến nỗi nào, thế nhưng chúng luôn phải chịu cảnh chê bai, dè bỉu. Hãy cùng điểm lại một số ứng viên điển hình nhất trong bản danh sách này.
Võ Lâm Truyền Kỳ
Là một trong số ít những thành viên vẫn tồn tại dù cập bến dải đất hình chữ S từ thủa game online còn sơ khai (cùng với MU), Võ Lâm Truyền Kỳ đã trở thành cái tên quá đỗi quen thuộc và gắn liền với cuộc đời hàng trăm nghìn game thủ nước nhà. Không thể phủ nhận một điều rằng nó cũng nằm trong top các MMO thành công nhất tại Việt Nam.
Thế nhưng bên cạnh việc sở hữu cộng đồng đông đảo, trò chơi này luôn là đối tượng bị đưa ra chê bai trên các diễn đàn lớn, thậm chí còn có không ít ý kiến cho rằng chính VLTK khiến ý thức gamer Việt sút kém, không ngóc lên được… Người chơi VLTK thì bị gán với cái tên chẳng mấy tốt đẹp là “não ngắn”.
Trên thực tế, đối với một MMORPG đã bước sang tuổi thứ 6, 7 mà vẫn giữ được phần nào phong độ cho thấy nó không phải là thứ “bỏ đi”. Lúc mới ra đời, những khía cạnh như hệ thống ngũ hành tương sinh tương khắc, PvP đòi hỏi tính toán kỹ càng, kỳ công khi tính điểm cộng… đã khiến nó gần như không có đối thủ cạnh tranh nổi trong nhiều năm liền.
Đồ họa trong VLTK tới bây giờ vẫn có thể chấp nhận chứ chưa nói tới thời kỳ đầu những năm 2000. Hơn nữa, không ít gamer VLTK đều rất thành đạt ngoài đời, thí dụ như bác Vĩnh Khánh (Lâm Tuyết Nhạn), nguyên trưởng đại diện Intel tại Việt Nam, hay nghệ sỹ hài Xuân Bắc… Sẽ thật vô lý và khập khiễng khi cho rằng cộng đồng gamer gắn bó với trò chơi này “kém cỏi”.
Là MMOFPS thành công nhất tại Việt Nam (cả về doanh thu lẫn cộng đồng), CF từ lâu luôn là món ăn quen thuộc với phần đông gamer nước nhà. Ngay cả trên thế giới, các phiên bản CF Trung Quốc, CF Mỹ… đều hoạt động tốt và được nhiều người yêu thích.
Nhưng đồng hành với những thành công ấy chính là việc nó bị coi thường thậm tệ, nhất là đối với lực lượng game thủ SA, SF hoặc A.V.A, CS. Đã từng có nhiều cuộc tranh cãi nảy lửa về vấn đề này nhưng rốt cuộc vẫn không đi tới đâu vì cả 2 phe đều trung thành với nhận định của mình.
Video đang HOT
Mới đây, trong cuộc bình chọn các MMO hay nhất năm 2010 của MMOSite, sự bứt phá của CF trước các đối thủ khác bằng các phiếu bầu trên khắp thế giới (rất ít VN) cho thấy tựa game này không hề tầm thường như người ta vẫn nghĩ rằng “vì gamer Việt non kém nên mới thích chơi”.
Hút khách được như ngày nay là nhờ CF đã đánh đúng vào thị hiếu của khách hàng, điều hoàn toàn bình thường đối với bất kỳ tựa game nào. Rõ ràng sở hữu cộng đồng lớn cho thấy nó phải có nét hấp dẫn và cái hay riêng chứ không phải nhờ “ăn may” hoặc do một thế lực nào đó can thiệp.
Được vinh dự trở thành MMO đầu tiên “made in Việt Nam” đưa ra phát hành, Thuận Thiên Kiếm đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy phong trào phát triển game trong nước, đồng thời cũng cho thấy nước nhà hoàn toàn có khả năng tự sản xuất loại hình giải trí này.
Dẫu vậy, đã từ lâu trong con mắt của không ít gamer, sản phẩm đầu tay của VNG bị gắn với những cụm từ như “xấu”, “thất bại”. Thậm chí cứ mỗi khi nghe tới việc một dự án thuần Việt nào đó đang được thai nghén là y như rằng trên các diễn đàn sẽ xuất hiện dạng bài viết kiểu “cẩn thận nếu không lại giống TTK!”.
Không thể phủ nhận một điều rằng TTK còn nhiều thiếu sót (đặc biệt là khâu đồ họa), thế nhưng nói về cốt truyện và những tính năng đậm chất Việt thì không một MMO nào sánh bằng. Đơn cử như các kỳ thi hương, thi đình, thắp hương, giỗ tổ Hùng Vương… cho thấy đội ngũ thiết kế vô cùng kỳ công trong vấn đề truyền tải văn hóa bản địa vào game.
Vì thế, gắn MMO này với cái gì đó “xấu xa toàn phần” là điều hết sức phi lý và cũng chưa thật công tâm, đó là chưa kể tới khả năng fix lỗi nhanh, sự kiện phong phú (vào loại bậc nhất trong các GO tại VN hiện tại).
Tam Quốc Chí
Có mặt trong danh sách các MMO “giàu ngầm” nhất tại dải đất hình chữ S, Tam Quốc Chí từ lâu đã sở hữu cộng đồng tuyệt đối trung thành. Thậm chí nhiều năm qua lượng gamer mới du nhập là không đáng kể, nhưng doanh thu của nó vẫn thuộc hàng “đinh” đối với Asiasoft VN.
Không phải chịu quá nhiều búa rìu dư luận như 3 sản phẩm trên, nhưng nỗi oan của TQC nằm ở chỗ nó thường bị nhìn nhận thông qua đồ họa quá cũ kỹ và lạc hậu so với thị trường. Có thể đếm được không ít những nhận xét kiểu “game xấu thế này mà vẫn có người chơi à”, hay “chưa đóng cửa à?”… nhằm vào trò chơi.
Trên thực tế, bất kỳ ai đã từng thử qua TQC đều phải công nhận rằng lối chơi của nó quá hay và hấp dẫn, trái ngược hoàn toàn với cái vỏ đồ họa. Theo một đại diện Asiasoft thì chính vì gameplay quá đồ sộ nên nếu không làm hình ảnh đơn giản thì có lẽ hiếm máy tính nào tại các quán internet trong nước tải nổi.
Là thành viên ít tuổi nhất trong danh sách các game online tại Việt Nam, thế nhưng Thống Lĩnh đã phải chịu không ít dư luận tiêu cực. Lúc chưa ra thì MMO này bị tiên đoán là sẽ “chết sau vài tháng”, còn khi mở cửa thử nghiệm thì còn bị gọi là “game nhảm”, “phí công download”…
Nhưng nếu so với không ít MMORPG 2.5D khác tại dải đất hình chữ S, trò chơi của SaigonTel vẫn vượt hơn hẳn về khía cạnh tính năng, đơn cử như hệ thống trợ thủ, kết nghĩa, giảm tối đa tình trạng “đại gia hoành hành”. Đồ họa game cũng không đến nỗi nào chứ chưa hẳn đã không thể chấp nhận nổi.
Một điều đặc biệt nữa là việc hạn chế tối đa sự can thiệp của auto khiến Thống Lĩnh là tựa game rất táo bạo và đáng để khen ngợi trong tình cảnh thói quen “cắm máy” đã ăn sâu vào gamer nước nhà. Nó xứng đáng được động viên hơn là vùi dập quyết liệt như hiện tại.
Nói chung, khen chê là quyền bất khả xâm phạm của khách hàng, thế nhưng khen đúng chỗ, chê đúng tội là nét đẹp mà giới trẻ không nên bỏ qua. Hi vọng trong tương lai, số lượng các MMO phải chịu oan khuất sẽ giảm xuống.
Theo gamek
Mang cả Tam Quốc Chí lên trình duyệt với ETK
Mới đây tại hội chợ G-Star 2010, NSX Ndoor (từng nổi tiếng với Atlantica Online) đã mang tới một MMO khá độc đáo mang tên Embrace the Three Kingdoms (ETK). Đây là webgame với đồ họa 3D hoàn toàn lấy bối cảnh Tam Quốc Diễn Nghĩa được hãng kỳ vọng sẽ thống trị dòng sản phẩm chiến thuật trên trình duyệt vào năm 2011.
Đoạn trailer của game tại G-Star được thực hiện với tính nghệ thuật cao, nội dung xoay quanh mối quan hệ giữa Tào Tháo và Quan Vũ. Sau khi được Tào Tháo đối đãi, Quan Vũ vẫn một mực muốn quay về với Lưu Bị (qua 5 ải chém 6 tướng), sau này hai người gặp nhau khi Tào Tháo thất trận Xích Bích và được Quan Vũ tha chết, chấm dứt nợ ân nghĩa.
Điểm đặc sắc ở ETK là hình ảnh cực kỳ bóng bẩy, bất chấp chỉ trên nền tảng web. Chế độ chiến đấu theo lượt với việc phân thành nhiều ô di chuyển nhỏ trên màn hình (tương tự như dòng Heroes trước đây), ngoài ra xem clip gameplay có thể thấy game cũng có nét tương đồng nào đó với series Romance of Three Kingdoms nổi tiếng của Koei.
Theo quảng cáo, ETK có thể chơi trên iPad thoải mái, đây cũng là điều bình thường vì iPad tải webgame "vô tư". Hiện chưa có ngày ra mắt cụ thể dành cho MMO này, dự kiến game sẽ thử nghiệm vào đầu năm 2011.
Cách đây chưa lâu, Ndoor cũng từng xây dựng bản big update mới cho Atlantica với chủ đề Tam Quốc Diễn Nghĩa, có vẻ như hãng tỏ ra khá tâm đắc với đề tài này.
Thông tin về game
Hãng phát triển
Ndoor
Thể loại
Webgame
Ngày close beta
TBA 2011
Theo gamek
Hỷ nộ ái ố trong Thống Lĩnh ngày đầu "gian truân" Là MMO rất được mong đợi vào cuối năm 2010, từ trước đó khá lâu người ta đã nghe nhiều thông tin về tựa game kiếm hiệp này. Cuối cùng, ở một khoảng thời gian đủ "chín", Thống Lĩnh chính thức ra mắt thị trường game online với nhiều ấn tượng "khó phai" trong lòng các gamer. Sau một ngày "vi vu" nơi...