Thương bợm nhậu như gái mại dâm
Trong khi để xử lý tình trạng tai nạn giao thông do rượu bia, lực lượng chức năng chọn cách chặn bắt người uống, còn quán thì cấp phép cho mở tràn lan, thì mại dâm ta lại chỉ xử phạt nặng người bán, còn đối tượng mua dâm thì thoải mái chọn “hàng”.
Sau khi được UBND TP. HCM chỉ đạo, từ tối 13/6, Cảnh sát giao thông (CSGT) TP. HCM đã chính thức ra quân chốt chặn tại nơi có nhiều quán nhậu, để kiểm tra, xử phạt những trường hợp vừa từ quán nhậu ra, vì lỗi điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông.
Và theo báo cáo trong ngày đầu của đội quân này, đã có 82 trường hợp có nồng độ cồn vượt quá quy định bị phát hiện, xử phạt.
Để giữ khác, tránh nguy cơ phải đóng cửa vì lượng khách tụt giảm sau ngày CSGT ra quân, các chủ quán đã tìm đủ cách để giúp khách vui vẻ xả láng mà không bị phạt, bằng việc lập bản đồ các vị trí CSGT đóng chốt để khách đi tránh đường khác, lập đội xe ôm chở khách qua các chốt chặn…
Quấn nhậu trên địa bàn TP. HCM (ảnh lớn) thưa vắng hẳn từ ngày CSGT ra quân chốt chặn ngay cổng quán để xử lý người uống rượu, bia điều khiển phương tiện (ảnh nhỏ).
Nếu quý động giả suy nghĩ giống tôi sẽ đơn giản nhận thấy rằng, có vẻ như các lực lượng chức năng của nước ta đang lựa chọn thực hiện những cái khó, xử lý phần ngọn. Trong khi, nếu cần xử lý tình trạng sử dụng rượu bia thì chỉ cần không cho mở quán tràn lan như hiện nay, khi mà từ phố tới ngõ, từ nhà hàng tới vỉa hè đâu đâu cũng thấy quán nhậu, khách tới giờ nào cũng được phục vụ.
Cũng giống như câu chuyện để hạn chế người dân sử dụng rượu bia, nhà nước cấm không cho nhà sản xuất, cung cấp, phân phối quảng cáo rượu, bia dưới mọi hình thức. Trong khi đơn giản hơn là chúng ta chỉ cần cấm bán, cấm sản xuất, nhập khẩu…
Để hạn chế tác hại thuốc lá với cộng động, nhà nước cũng cấm hút thuốc nơi công cộng, cấm bán thuốc lá cho trẻ em dưới 18 tuổi… trong khi đơn giản chỉ cần hạn chế sản xuất, tăng mạnh thuế (để tăng giá bán), không cho phép bán tràn lan như hiện nay, thì tình trạng hút thuốc chắc chắn sẽ giảm, chứ không phải loay hoay xử phạt người hút.
Tương tự là với việc xử lý nạn mại dâm, lâu nay lực lược chức năng lại chỉ chăm chăm xử phạt người bán dâm, thậm chí phạt nặng và có cả hình phạt bắt giữ đưa tới các trung tâm phục hồi nhân phẩm (mới đây đã hủy bỏ hình thức phạt này), thậm chí tội môi giới mua bán dâm còn bị khởi tố theo luật hình sự.
Video đang HOT
Và rồi, trong các báo cáo cuối năm, cuối kỳ, các ban ngành chức năng lại có câu “tình hình mại dâm diễn biến phức tạp, các đối tượng tham gia tìm đủ chiêu trò qua mặt lực lượng chức năng, nên việc xử lý gặp khó khăn, chưa triệt để…”.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu xã hội, chuyên gia tư vấn luật pháp… chúng ta chỉ cần bổ sung quy định bắt buộc công bố danh tính người mua dâm trên các phương tiện thông tin đại chúng, thậm chí thông báo về cơ quan công tác, địa phương nơi người mua dâm đang sinh sống, thì chả mấy ai còn dám đi mua dâm, và rồi nạn mại dâm sẽ chắc chắn giảm, khi không còn biết bán cho ai.
Thậm chí, mới đây Cục phòng chống tệ nạn xã hội còn báo cáo không có mại dâm ở Đồ Sơn (Hải Phòng), Quất Lâm (Nam Định)… Khi báo chí nhanh nhảu phát hiện cùng, thì đâu chỉ mỗi hai nơi mại dâm có tiếng kể trên nhiều gái bán dâm, mà ngay cạnh trụ sở Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội TP. HCM (quận Bình Thạch, TP. HCM) cũng nhan nhản những quán bia ôm, nhà hàng có các em sẵn sàng phục vụ từ A tới Z tồn tại từ nhiều năm nay.
Dầu vậy, cũng phải công nhận rằng, với cách làm như trên, lực lượng chức năng ở ta vất vả thật. Báo cáo của các ngành đều nói rất rõ ràng rằng, lực lượng chúng ta đã yếu, lại thiếu, trong khi những đối tượng vi phạm thì đông đảo, lại ranh ma, nên diễn biến phức tạp, khó ngăn chăn.
Ai đó sẽ nhắc tới 30% công chức cắp ô đi về mỗi ngày vẫn hưởng lương, nhưng cái thừa này chắc ở đâu ấy chứ? Chả lẽ báo cáo cấp trên mà các tỉnh, các ngành dám nói sai. Tốt nhất là khuất mắt trông coi, không thấy thì khỏi phải xử lý, phải không ạ?
Theo vietbao
Lập chốt CSGT ở nhà hàng: Xâm phạm quyền kinh doanh?
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, việcCảnh sát giao thông TP HCM lập chốt chặn tại các nhà hàng để xử lý người uống bia lái xe, dù có hướng tích cực, nhưng đây là cách làm cực đoan.
Dư luận TP HCM thời gian gần đây bất ngờ với đề xuất của PCT UBND TP HCM khi cho rằng, CSGT phải lập chốt chặn ngay trước cửa nhà hàng xử lý tình trạng nhiều người lái xe sau khi uống rượu bia. Cụ thể, tại cuộc họp về các biện pháp triển khai an toàn giao thông 7 tháng cuối năm 2013 được tổ chức ngày 4.6 vừa qua, ông Nguyễn Hữu Tín Phó chủ tịch UBND TP HCM đã đề nghị CSGT TP HCM lập chốt chặn ngay trước các nhà hàng để xử lý tình trạng nhiều người uống rượu bia vẫn lái xe.
"Cảnh sát giao thông lập chốt chặn ngay trước cửa nhà hàng cho tôi. Cứ thấy ai đã uống rượu bia mà còn leo lên lái xe là xử phạt ngay", ông Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo
Sẽ lập chốt CSGT trước cửa nhà hàng để xử lý người uống bia rượu lái xe (Ảnh: Vũ Sơn)
Lý giải nguyên nhân dẫn đến đề xuất trên, vị PCT UBND TP HCM cho biết, thời gian qua, đề xuất cấm bán rượu bia sau 22 giờ của CA TP HCM khó thực hiện bởi liên quan đến nhiều lĩnh vực. Trong khi đó, tình hình tai nạn giao thông do lái xe uống rượu bia ngày càng tăng cao. Cụ thể, báo cáo của ban ATGT TP HCM cho thấy, chỉ trong 5 tháng đầu năm, trên địa bàn toàn TP HCM đã xảy ra 2.066 vụ tai nạn giao thông, làm chết 310 người và 1.716 người bị thương, xử lý và thu 19 tỷ đồng tiền từ người vi phạm giao thông. Hiện tại, TP HCM có 6,2 triệu phương tiện, trong đó có 5,7 triệu xe máy và 550.000 ôtô.
Nhà hàng, quán bia ngồi trên... "chảo lửa"
Trước thông tin trên và chắc chắn lực lượng CSGT Công an TPHCM sẽ thực hiện, PV đã gặp một số chủ doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, quán nhậu trên địa bàn thành phố để ghi nhận ý kiến của họ.
Anh Lê Ngọc D., chủ hệ thống nhà hàng, quán ăn khá nổi tiếng tại một số quận trên địa bàn chia sẻ: Đúng là rượu, bia là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến TNGT và việc lãnh đạo UBND TPHCM "ra lệnh" xử phạt nghiêm ngay từ khi "ma men" dắt chiếc xe rời quán nhậu là điều mà chắc chắn đa số người dân thành phố sẽ đồng tình, thậm chí các tỉnh, thành trên cả nước sẽ "học" theo và cùng đồng loạt thực hiện. Tuy nhiên, theo ông D., hiện trên địa bàn toàn thành phố có hàng chục ngàn nhà hàng, quán ăn có bán rượu, bia thì sẽ khó cho lực lượng công an "chia quân" để kiểm tra, xử lý.
"Tôi e rằng lại xảy ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh và phát sinh tiêu cực. Nếu chủ quán nào "biết điều" thì sẽ ít hoặc thậm chí không bị lập chốt, còn cơ sở nào không quen biết thì ngày nào cũng bị chặn ngõ, kiểm tra thì xem như...phá sản", ông D. lo lắng nói.
Đề xuất trên khiến nhiều chủ nhà hàng...ngồi trên chảo lửa
Trong khi đó khi, chủ một quán nhậu khá lớn trên đường Mạc Đỉnh Chi, quận 1-TPHCM "bình thản" nói: Chẳng việc gì phải lo, quán nhậu của tôi đa phần khách "ruột" là người làm việc cho cơ quan nhà nước. Bất cứ buổi tiếp khách lớn, nhỏ nào cũng tổ chức tại đây thì chắc không ai "nỡ" lập chốt!.
Ông Nguyễn Văn Hào, một người chạy xe ôm tại khu vực đường Lê Văn Việt, quận 9 tỏ vẻ "ngạc nhiên" trước thông tin lực lượng CSGT sẽ chốt chặn ngay tại trước các nhà hàng quán nhậu để xử phạt người say xỉn chạy xe. Tuy nhiên, ngay sau đó ông tỏ thái độ bình thường vì theo ông "Chỉ những người có tiền của mới bước chân đến nhà hàng, quán nhậu. Còn dân lao động như ông "lít rượu, con khô" cũng xong buổi nhậu thì chẳng sợ "chốt chặn" kiểm tra.
"Nhiều năm làm việc cho không ít nhà hàng trên địa bàn TPHCM, tôi thấy đa số khách đến ăn nhậu là doanh nhân, chủ doanh nghiệp và không thiếu cán bộ công tác tại các cơ quan nhà nước. Còn dân thường cũng có, nhưng chắc không nhiều bằng. Vì vậy tôi cũng e ngại rằng khi CSGT lập chốt trước các nhà hàng, quán ăn để xử lý chắc sẽ xảy ra nhiều chuyện...khó nói trước được!", anh P., quản lý một nhà hàng trên địa bàn quận Thủ Đức nói.
Giải pháp cực đoan, được việc này... hỏng việc kia
Trao đổi với PV về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú cho rằng, việc CSGT TP HCM lập chốt chặn tại các nhà hàng để xử lý người uống bia lái xe dù có hướng tích cực nhưng đây là cách làm cực đoan. Giải pháp hành chính như trên sẽ không hiệu quả và sẽ khó được người dân đồng thuận.
"Trên thực tế, tai nạn giao thông liên tục xảy ra, không ít những vụ tai nạn mà nguyên nhân chủ yếu là do lái xe uống rượu bia. Hơn nữa, khi vào quán bia, nhà hang để giao lưu, gặp gỡ, công việc người ta không uống một cốc mà sẽ uống rất nhiều. Giải pháp lập chốt chặn để xử lý người uống bia rượu ở nhà hàng mà CSGT TP HCM đề xuất dù có cái đúng, nhưng xét cho cùng là giải pháp cực đoan. Đây chỉ là giải pháp hành chính nên sẽ không mang lại kết quả cao. Dù đó là biện pháp hay nhưng lại mâu thuẫn, được việc này hỏng việc kia", chuyên gia Vũ Vinh Phú cho biết.
Ông Phú cũng nhận định: "Nếu muốn người ta ít uống rượu bia, thì nhà nước nên hạn chế sản xuất bia rượu, đồng thời quản lý chặt vấn đề này. Như mặt hàng thuốc lá cũng thế. Khuyên người dân không hút thuốc lá và cấm hút thuốc lá. Nhưng thuốc lá trong nước sản xuất khá nhiều, thuốc lá lậu cũng tràn lan. Các giải pháp luôn luôn mâu thuẫn dẫn đến việc người dân nhờn luật.
Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú
Ở góc độ nghiên cứu tâm lý, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp nhìn nhận khác về vấn đề trên khi trao đổi với PV. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp, đề xuất lập chốt chặn ở cửa các nhà hang để xử lý người uống bia rượu điều khiến giao thông của CSGT TP HCM đã xâm phạm quyền kinh doanh của các quán bia.
"Nhà hàng, quán bia là dịch vụ, vào nhà hàng uống bia là quyền của mỗi người dân. CSGT lập chốt chặn ở cửa các nhà hàng sẽ khiến lượng khách đến nhà hàng thấp, vi phạm quyền kinh doanh của các nhà hàng, quán bia. Người dân uống bia là quyền của họ, nếu vi phạm giao thông thì khác".
"CSGT đã có những vị trí đặt chốt ở các ngã 3, ngã 4. Nếu phát hiện ai điều khiển phương tiện giao thông qua chốt, kiểm tra độ cồn... vi phạm thì xử phạt nghiêm. Hơn nữa, tại TP HCM hiện có bao nhiêu nhà hàng, nếu nhà hàng nào cũng lập chốt thì lực lượng CSGT hiện nay đáp ứng được không? Chuyện đặt chốt chặn ở các nhà hàng là không thể chấp nhận được. CSGT phải có nơi quy định để kiểm tra xử phạt, không phải thích đặt chốt chỗ nào thì đặt. Khi đặt chốt phải nghiên cứu, có biển báo hẳn hoi. Nên đẩy mạnh biện pháp tuyên truyền đến người dân nâng cao ý thức của họ khi uống bia rượu thì không được lái xe, sẽ hiệu quả hơn là việc đề xuất giải pháp như trên", PGS Nguyễn Văn Tiệp cho biết.
Theo vietbao
Gay gắt tranh cãi việc cảnh sát lập chốt trước quán nhậu Sáng 4/6, tại cuộc họp về các biện pháp triển khai an toàn giao thông 7 tháng cuối năm 2013, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín yêu cầu các sở ngành phải giải quyết dứt điểm "Những nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông như lái xe sau khi uống rượu bia, xe chở quá khổ quá tải và...