“Thương bố mẹ thì lấy chồng đi”
Trong hàng loạt những câu hỏi khó tả dành cho những người đã 30 hoặc ngấp nghé 30 tuổi, người ta chắc chắn sẽ không để bạn thoát khỏi thắc mắc này: “Bao giờ lấy chồng?”.
Cúp máy sau một cuộc gọi dài, Thương, một cô gái 27 tuổi nằm vật ra giường, trong đầu vẫn văng vẳng câu nói của bà ngoại: “Tết này ‘mi’ không dắt được thằng nào về thì đừng về gặp ‘tau’ nữa. Thương bố mẹ thì lấy chồng đi!”.
Nhưng chồng ở đâu mà lấy? Chồng có là hàng có sẵn bán ở các siêu thị hay order trên sàn thương mại điện tử được ư?
Cô tức nghẹn. Nhưng không dám bật lại bà ngoại.
Không về thì không về – Thương ghim quyết định đó chặt trong lòng.
Không phải là người hay để tâm đến mọi lời nói xung quanh, song Thương ngày càng nhận ra một thực tế: Trong hàng loạt những câu hỏi khó tả dành cho những người đã 30 hoặc ngấp nghé 30 tuổi, người ta chắc chắn sẽ không để bạn thoát khỏi thắc mắc này: “ Bao giờ lấy chồng?”. Mà tuyệt nhiên hiếm thấy ai hỏi: “Có đối tượng phù hợp chưa?” hay “Mối quan hệ đó toàn là tiêu cực, thế định bao giờ sẽ độc thân trở lại?”.
Và câu “thương bố mẹ thì lấy chồng đi” vượt lên mọi sự khó tả, một đòn đau quật vào sự tự tin, đả kích lòng kiêu hãnh của Thương hơn bất kì điều gì hết. Nó như phủ nhận mọi cố gắng trở thành một đứa con “biết tự lo cho mình” khiến gia đình an tâm suốt bao năm qua, rất khó diễn đạt thành lời.
Mai Phương (28 tuổi, sống ở Hà Nội) phản ứng khá mạnh khi được hỏi ý kiến: Sẽ như nào nếu có người nói với bạn rằng “Thương bố mẹ thì lấy chồng đi!”.
“Tôi chưa bị chính thức giục giã chuyện lấy chồng bao giờ nhưng cũng lờ mờ đoán ra bố mẹ có chút sốt ruột rồi. Hiện tại, cuộc sống độc thân đang cho tôi cảm giác rất thoải mái. Tôi đồng ý rằng hôn nhân là bước chuyển quan trọng nhưng cũng chỉ là một trạng thái trong đời thôi. Trạng thái nào mà mình cảm thấy có thể kiểm soát và tự tin bước vào thì chọn, không chậm một chút cũng không sao.
Nếu ai giục tôi lấy chồng bằng cách đưa cái ý ‘thương bố mẹ’ lên bàn cân để đong đếm lòng hiếu thảo thì tôi xin nói luôn quan điểm thế này: Rất khó để thương người khác nếu mình không biết cách thương bản thân!
Lấy chồng trước hết là vì mình, khi mình hạnh phúc thì bố mẹ mới có cơ hội hạnh phúc thực sự. Nếu lấy chồng vì thương bố mẹ thì ai thương con?
Có lẽ bố mẹ nghĩ là con làm việc này việc kia (như lấy chồng) thì bố mẹ sẽ vui vẻ, hạnh phúc nên mới nói thế nhưng như vậy sẽ để lại rất nhiều hậu quả về sau. Nếu đời sống của con không hạnh phúc thì thậm chí còn tạo áp lực ngược cho bố mẹ, gia đình. Thế thì có phải là thương?” – cô nói.
Mai Phương
Video đang HOT
Hồng Nhung (28 tuổi, Hà Nội) cũng như Mai Phương: Độc thân toàn vẹn, làm 2 công việc cùng lúc, khá bận.
Vài năm nay, Nhung đã phải đối mặt với những câu giục cưới nhưng không phải từ bố mẹ mà là họ hàng. Cô phản đối quan điểm chậm lấy chồng là không thương bố mẹ. Khi đang độc thân, cô thấy mình có nhiều thời gian hơn dành cho bố mẹ, tiền bạc làm ra cũng dư được khoản nào cũng đều gửi về nhà. Vậy lấy cớ gì bảo sống độc thân là không thương gia đình?
“Thương bố mẹ thì lấy chồng, nhưng phải là người xứng đáng với con”, Nhung tuyên bố, cô nói tiếp: “Hoàn cảnh gia đình mình cũng không phải quá khó khăn, nên lấy chồng hoàn toàn dựa vào sự lựa chọn của mình. Bố mẹ chẳng mong cầu mình lấy chồng để được nhờ vả và mình cũng không muốn vì bị xã hội áp đặt mà tạo ra áp lực cho bản thân, rồi chọn bừa ai đó”.
Nếu như cả Nhung và Mai Phương đều là những cô gái ngấp nghé tuổi “muộn chồng” cảm thấy rất khó chịu khi bị ai đó giục cưới, thì ở vị trí của Tuyết Trinh (30 tuổi, Hà Nội) – một người đã có chồng, đã có 2 đứa con và trải nghiệm cảm giác làm mẹ lại có cái nhìn thấu hiểu hơn cho các “ông bà già” ở nhà.
“Nếu mẹ nói câu này, mình có thể hiểu là bà đang lo lắng cho tương lai của mình. Mẹ muốn chắc chắn rằng được chứng kiến mình lấy chồng, sinh con và sống hạnh phúc. Và ít nhất khi mẹ già đi hay khuất núi, mẹ cũng sẽ không phải lo cảnh mình cô đơn, ốm đau bệnh tật không có ai lo lắng, khó khăn gian khổ không có ai kề bên nương tựa.
Thực ra ‘thương’ ở đây không phải lập tức tìm đối tượng kết hôn mà cần sống để bố mẹ yên tâm rằng mình hoàn toàn ổn dù chưa lấy chồng hoặc chưa có ý định lấy chồng. Suy cho cùng, bố mẹ ban cho mình một cuộc đời, nhưng mình mới là người quyết định sẽ sống cuộc đời đó thế nào. Lấy chồng vội vàng rồi gặp cảnh không hạnh phúc chẳng phải còn khiến bố mẹ đau lòng hơn sao?”, Tuyết Trinh phân tích.
Tuyết Trinh
Đã bước vào cuộc sống hôn nhân nên hơn ai hết, Tuyết Trinh hiểu câu chuyện lấy chồng mới chỉ dừng lại phía ngoài cánh cửa, vợ chồng đối xử với nhau như thế nào sau khi về chung một nhà mới là điều quan trọng. Tuy nhiên bố mẹ thì vẫn luôn lo lắng cho con cái như một quy luật nên vẫn luôn cố gắng suy nghĩ từ góc nhìn của họ:
“Đối với bố mẹ, chúng ta luôn bé bỏng, khờ dại và cần được chăm sóc từng li từng tí. Và lấy chồng cũng nằm trong chuỗi bộn bề lo lắng đó của bố mẹ, đó là thứ con cái không thể thay đổi được. Nhưng chúng ta có thể từ từ tác động, chứng minh rằng vì sao mình vẫn chưa muốn kết hôn, rằng tại sao mình chọn độc thân”.
Tuyết Trinh đã là mẹ của 2 em bé
Mai Phương đồng ý rằng khoảng cách thế hệ, sự khác biệt thời đại là một phần lý do khiến nhiều phụ huynh thúc giục. Cô giải thích: “Có thể bố mẹ ngày xưa sống trong bối cảnh thiếu thốn vật chất, yếu tố xã hội đặc thù dẫn đến sự lo lắng và ám ảnh của mọi người về tính ổn định. Với nhiều người trong số họ, chỉ cần có 1 gia đình phù hợp, có 1 công việc phù hợp, 1 tài sản nhỏ nhỏ là hạnh phúc và họ muốn con cái cũng như vậy.
Trong khi đó ở thời đại của chúng mình, có nhiều mô hình hôn nhân và quan điểm tình yêu cũng cởi mở hơn. Bạn có thể không lấy chồng, bạn có thể sống với ai đó không cần tổ chức đám cưới nhưng vẫn rất hạnh phúc trọn vẹn. Ngược lại bạn được cưới hỏi đàng hoàng nhưng về nhà không hiểu nhau và không nỗ lực cho nhau thì ‘đứt gánh’ là bình thường. Hôn nhân bây giờ không hoàn toàn đồng nghĩa với hạnh phúc hay ổn định.
Vì vậy bố mẹ và con cái cần có sự trao đổi và thấu hiểu. Con cái không thể thay đổi bố mẹ và ngược lại nhưng chúng ta có thể chấp nhận nhau. Mình không thể sống lại đời bố mẹ mà bố mẹ cũng không thể sống thay mình nên quyết định liên quan đến bản thân phải do mình chịu trách nhiệm”.
Hồng Nhung cũng hiểu nỗi lo lắng của bố mẹ: “Bố mẹ nào mà chẳng muốn con yên bề gia thất sớm, mong con có 1 nơi nương tựa, vỗ về, cùng nhau sát cánh khi gặp khó khăn, lại còn sắp 30 như mình nữa. Nhưng hơn hết, mình cần gặp đúng người hơn là vội vàng rồi vấp ngã”.
Với những phụ huynh con cái chưa có đối tượng thì nôn nóng muốn con yên bề gia thất, nhưng những bậc làm cha mẹ có con từng bước vào hôn nhân rồi “đứt gánh” họ không tránh khỏi những suy tư nặng trĩu, thậm chí là mặc cảm với họ hàng hoặc bạn bè đồng niên vì… chuyện đổ vỡ của con cái trong nhà. Nói cách khác, song hành với hạnh phúc luôn có những góc khuất đau khổ mà không ai có thể đứng ngoài những hỉ nộ ái ố ấy.
Ai cũng muốn cuộc sống vận hành theo ý mình nhưng đời vốn dĩ đổi xoay không định trước. Tâm sự của một người mẹ có con đổ vỡ hôn nhân dưới đây sẽ khiến bạn hình dung rõ hơn về tấm lòng cha mẹ, nhất là khi cha mẹ chứng kiến sự đau khổ của con trẻ.
“Tuy con gái mạnh mẽ là thế, nhưng khi biết chuyện gia đình nó đổ vỡ, tôi cũng lo con gặp cú sốc tâm lý. Nhìn con tất bật chuyện công ty rồi tự chăm sóc con cái, không có thời gian dành cho bản thân mình nữa mà thấy thương. Hỏi thì con cũng chỉ nói: ‘Giờ chuyện gì con cũng tự gánh, lại còn phải lo thêm cho con trai, nên cũng không có thời gian để mà buồn. Con cũng không nghĩ nhiều đâu nên mẹ yên tâm’. Thấy xót con nhưng cũng chẳng biết an ủi thế nào, chỉ biết mỗi cuối tuần bảo 2 mẹ con về ngoại chơi.
Vậy nên mới nói, cuộc sống hôn nhân không biết thế nào mà lần. Khi kinh tế kém thì lục đục chuyện tiền nong, lúc vừa có tiền vừa có thời gian thì tình cảm lại có vấn đề. Chuyện chọn người phù hợp để đi đường dài cùng mình rất khó. Qua lần đổ vỡ của con, cô cũng chẳng mong cầu thêm điều gì, chỉ cần con thấy hạnh phúc là được. Lấy chồng đúng người thì không sao, nhưng lấy chồng rồi lại đổ vỡ thì cuộc sống lại mất đi 1 tia hy vọng. Thôi thì cứ chậm mà chắc”, cô Thúy (55 tuổi, Hà Nội) thở dài.
Trong khi đó, cô Lệ (48 tuổi, Hòa Bình) có 2 con gái đã ngoài 25 tuổi mà chưa kết hôn. Cô Lệ cũng có những tâm tư riêng.
Cô tâm sự: “Tôi lấy chồng năm 18 tuổi nhưng khi đó cũng đã sẵn sàng và cuộc sống cũng không quá phức tạp. Bây giờ nhìn các con chưa đứa nào chịu lấy chồng hay rục rịch dẫn bạn trai về ra mắt cũng sốt ruột nhưng ngược lại, cả 2 đều đang có cuộc sống riêng rất tốt. Mong có cháu bồng cháu bế nhưng mà giục con bây giờ cũng chẳng được, vì chuyện lấy chồng là chuyện đại sự cả đời, không thể lấy bừa người mà các con không thích.
Tôi cũng lân la hỏi nhưng tụi nó cứ bảo ‘Đợi con kiếm đủ tiền đã’. Nghe được cũng chỉ biết cười rồi bảo tụi nó: ‘Khi nào thì kiếm đủ tiền?’ Cứ gặp đúng người thì mạnh dạn lấy thôi. Dù sao thì chuyện lấy chồng cũng là cái duyên cái số, có suy tính nhiều hơn nữa thì ưng nhau rồi cũng phải lấy thôi. Quan trọng là biết vì nhau mà cố gắng vượt qua tất cả”.
Không phải bi quan hoá mọi vấn đề, nhưng với nhiều bạn trẻ, tìm được người vì nhau mà vượt qua tất cả có là quá khó?
Trải qua hết 3 "cửa ải" này thì chắc chắn đàn bà đã đến lúc khổ tận cam lai
Đời đàn bà lấy chồng có trăm thứ khổ, nhưng chỉ cần vượt qua được 3 thứ khổ nhất này, thì chẳng còn gì có thể quật ngã được họ, thì sớm thôi cũng đến lúc khổ tận cam lai, đón nhận hạnh phúc.
Đổ vỡ hôn nhân
Chuyện hệ trọng nhất trong cuộc đời đàn bà có lẽ là việc lấy một tấm chồng, cùng người đàn ông mình yêu sinh con đẻ cái, hi vọng cuộc sống an yên.
Nhưng cuộc đời này chẳng ai đoán được chữ ngờ, cũng chẳng ai lường trước được lòng dạ của nửa kia. Có thể vì không còn hợp nhau, có thể vì bị đối phương tàn nhẫn bội bạc mà cuối cùng gây tổn thương nhau, khiến hôn nhân đổ vỡ. Đàn ông một đời vợ được xem là kho báu, nhưng đàn bà một đời chồng lại bị xem là thứ bỏ đi, bị cả thế giới đàm tếu, bàn ra nói vào.
Đàn ông đã tệ bạc thì cố sức níu làm gì đàn bà ạ. Miệng lưỡi thiên hạ không thể cấm, nhưng mình có quyền không nghe, có quyền bỏ ngoài tai cơ mà. Chẳng ai muốn đứt gánh giữa đường, chẳng ai mong tan đàn xẻ nghé. Nhưng chuyện xảy ra rồi, ngoài mạnh mẽ chấp nhận thì không còn cách nào khác. Sống chỉ một lần, cớ gì lại ép uổng bản thân trong bể khổ làm gì? Đời công bằng lắm, chỉ cần vượt qua nỗi đau này, ông trời ắt có an bài tốt đẹp hơn cho bạn.
(ảnh minh họa)
Nỗi đau mất đi người thân yêu nhất
Dẫu biết sinh ly tử biệt là chuyện sớm muộn, là điều tất yếu ở đời nhưng khoảnh khắc mất người thân yêu thì đau đớn vô cùng.
Cảm giác xé lòng, vừa xót xa vừa ân hận, ân hận vì bản thân còn nhiều điều chưa làm, chưa nói, chưa hoàn thành với người đã khuất.
Nhưng đã là chuyện không thể tránh khỏi ở đời thì có còn nhiều tiếc nuối cũng không có cách nào làm lại cả. Chỉ có thể chấp nhận, buồn đau khóc lóc đi cho thỏa rồi nguôi ngoai, rồi đối diện với sự thật, rồi vực dậy mà mạnh mẽ tiếp tục sống.
(ảnh minh họa)
Mất việc
Có câu: Nếu công việc là đam mê thì mỗi ngày bạn không phải đi làm. Nhưng số người làm đúng với công việc mà mình đam mê rất ít. Đa phần vì cơm áo gạo tiền, hoặc giả có là công việc mà mình yêu thích thì ở trong môi trường làm việc không phù hợp, đồng nghiệp, cấp trên khó tính, xét nét thì ai cũng có lúc cảm thấy mệt mỏi, chán nản, muốn từ bỏ. Với phụ nữ, tuy không cần phải quá gắng sức để có sự nghiệp rạng danh, nhưng nhất định nên có một công việc. Để làm gì ư? Để có thể kiếm ra tiền của chính mình, có thể có cuộc sống của riêng mình.
Thế nên khi công việc xảy ra áp lực khiến bạn muốn từ bỏ, thậm chí là bị cho thôi việc thì đừng tự dằn vặt mình. Người ta nói đời thay đổi khi chính mình thay đổi, chuyện gì rồi cũng qua. Hãy suy nghĩ theo một hướng khác, từ bỏ những thứ khiến cuộc sống của mình bế tắc, không vui. Biết đâu bắt đầu một công việc khác lại chính là khởi sắc hơn thì sao?
Đàn bà lấy chồng trăm thứ khổ, nhưng nếu vượt qua 3 cửa ải này thì đau đớn chẳng còn đáng bận tâm nữa Đời phụ nữ, làm gì có chuyện nào hệ trọng hơn cả việc kết hôn, lấy chồng, sinh con rồi cùng nhau nuôi dạy chúng trưởng thành. Nhưng cuộc đời này chẳng như ý muốn của ai cả. Nhất là những mối quan hệ dựa trên niềm tin, tình cảm mà sống lại càng không thể lường trước được gì. Mất việc, trắng...