Thương binh hạng 1/4 từ trần có được công nhận liệt sĩ?
Bà Nguyễn Khánh Huyền ( Ninh Bình) đề nghị cơ quan chức năng giải đáp một số quy định về việc xét công nhận liệt sĩ đối với thương binh từ trần và đối tượng hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.
Bố của bạn bà Huyền là thương binh 1/4, chết tại gia đình do vết thương tái phát từ năm 2002, có sự chứng kiến của trạm trưởng trạm y tế xã nhưng không làm giấy xác nhận tình trạng tử vong. Bà Huyền hỏi, bố của bạn bà có được công nhận là liệt sĩ không?
Về việc thờ cúng liệt sĩ, người bác rể của bà Huyền được mẹ (mẹ liệt sĩ) làm giấy chia tài sản, trong đó có phần thờ cúng liệt sĩ từ năm 1963, sau khi bác rể chết, các con được quyền thờ cúng liệt sĩ. Giấy chia tài sản có chữ ký của cháu trong nội tộc và anh trai của người bác rể, không có xác nhận của chính quyền địa phương. Đến nay mẹ liệt sĩ chết, liệt sĩ không có vợ con, anh em ruột với liệt sĩ cũng không còn ai, chỉ còn chị dâu, cháu dâu và các cháu của liệt sĩ. Vậy, bác gái của bà Huyền và con bác có được đứng ra thờ cúng liệt sĩ không?
Về vấn đề này, bộ Lao động – thương binh và xã hội trả lời như sau:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 17 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (không áp dụng đối với thương binh loại B) suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên chết do vết thương tái phát thì được xem xét, xác nhận liệt sĩ.
Theo quy định tại khoản 8, Điều 4 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của bộ Lao động – thương binh và xã hội về căn cứ cấp giấy báo tử, thì trường hợp thương binh có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên phải có giấy xác nhận chết do vết thương tái phát của cơ sở y tế kèm theo hồ sơ thương binh.
Trường hợp thương binh hạng chết tại gia đình do vết thương tái phát mà hồ sơ không có giấy xác nhận tình trạng tử vong của cơ sở y tế thì chưa đủ căn cứ để xem xét, xác nhận liệt sĩ.
Đối tượng hưởng trợ cấp thờ cúng liệt sĩ
Theo khoản 4, Điều 4 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9/4/2013 của Chính phủ, “Người thờ cúng liệt sĩ là người con hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ; trường hợp không có con hoặc không còn con thì là người được ủy quyền theo quy định của pháp luật”.
Theo đó, trường hợp liệt sĩ không có hoặc không còn con thì một người đại diện được gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ thống nhất ủy quyền bằng biên bản sẽ là người thờ cúng liệt sĩ hợp pháp và được hưởng trợ cấp thờ cúng.
Người đại diện hoàn toàn do gia đình hoặc họ tộc liệt sĩ tự quyết định, có thể là anh, em, cô, dì, chú, bác, cháu… của liệt sĩ. Vì vậy, việc xác định người đại diện là do gia đình liệt sĩ họp, thống nhất nếu chưa có sự thống nhất thì chưa có cơ sở giải quyết chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ.
Theo báo Điện tử Chính phủ
Video đang HOT
Cha thương binh què cụt nuốt nước mắt chăm con tai nạn giao thông
Con trai bị tai nạn giao thông hiện đang trong tình trạng hôn mê sâu, mẹ bị bệnh tim nặng, chỉ còn người cha là thương binh 61% cụt tay, cụt chân hàng ngày nặng nhọc lê từng bước chăm con ở bệnh viện. Song, điều khó khăn hơn cả là gia đình họ đang không còn khả năng vay được tiền cứu con.
Chú Bùi Văn Đông (sinh năm 1964) trú tại thôn Đông Thành, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, khẩn cầu đến những tấm lòng hảo tâm cứu lấy con trai chú là em Bùi Văn Hậu (sinh năm 1990). Hậu bị tai nạn giao thông phải cắt bỏ cánh tay phải. Hiện em đang trong tình trạng hôn mê sâu, tính mạng gặp nguy hiểm.
Bùi Văn Hậu gặp tai nạn nguy kịch
Chú Đông chia sẻ, tối ngày 10/8, Hậu đi từ nhà bạn về đến đoạn vòng xuyến thì bị mất tay lái, đâm vào vòng xuyến và ngã. Hậu quả, em bất tỉnh, trên người nhiều vết thương, chân và cánh tay bị bầm dập nặng.
Nghe tin dữ, gia đình Hậu bàng hoàng lao đến tìm con. Mẹ em gần như ngất lịm khi chứng kiến con mình nằm bất động với đầy vết thương trên khắp cơ thể. Hậu được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình và chuyển lên cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Khi được hỏi về tình trạng hiện tại của em, bác sĩ điều trị cho biết: "Bệnh nhân Bùi Văn Hậu bị tai nạn giao thông, nhập viện trong tình trạng chấn thương nặng, giập cánh tay. Hiện tại, em đã trải qua 3 lần phẫu thuật và đã cắt bỏ một cánh tay phải. Hướng tiếp theo là điều trị nhiễm khuẩn phổi và suy thận sau khi phẫu thuật. Bệnh nhân còn phải điều trị một thời gian dài, chi phí tốn kém, mong rằng qua thông tin báo chí, gia đình nhận được sự giúp đỡ chia sẻ từ các nhà hảo tâm".
Hậu vẫn mê man trên giường bệnh
Được biết, sau khi tốt nghiệp Đại học Thủy Lợi, ý thức gia cảnh mình khó khăn, bố mẹ già sức khỏe kém, Hậu quyết định về quê làm việc để được gần bố mẹ. Dưới Hậu còn có một người em trai vừa tốt nghiệp Đại học chưa có việc làm ổn định nên gần như Hậu là trụ cột chính trong nhà.
Nhưng nghiệt ngã thay, tai nạn bất ngờ ập đến khiến người trụ cột đổ gục. Số tiền 200 triệu đồng để kịp thời cấp cứu cho Hậu có được chủ yếu là do vay mượn. Tiền đã hết mà em vẫn đang mê man trên giường bệnh, tình trạng nguy kịch.
Gia đình khốn khó đủ đường, nguồn sống của cả nhà hiện tại chỉ phụ thuộc vào vài sào ruộng và tiền lương trợ cấp thương binh của chú Đông. Không những thế, vợ chú Đông là cô Tạ Thị Sơn (sinh năm 1964) vốn bị bệnh tim hở van ba lá, không còn khả năng lao động nặng. Mọi công việc chăm lo cho con gần một tháng nay tại bệnh viện đều đến tay người đàn ông tàn tật.
Chứng kiến cảnh người cha lóng ngóng chăm con với đôi tay, đôi chân không lành lặn, khuôn mặt phờ phạc vì nhiều đêm thức trắng, các y bác sĩ, người nhà bệnh nhân cùng phòng không khỏi ái ngại, thương cảm. Kinh tế kiệt quệ, gia đình họ lại càng lâm vào bước đường cùng.
"Tôi què cụt đã đủ khổ lắm rồi, giờ đến con trai mình cũng bị cắt bỏ đi cánh tay, tương lai sau này của cháu nó sẽ ra sao? Bác sĩ nói Hậu còn phải điều trị trong thời gian dài mà gia đình tôi không biết phải xoay xở đâu ra tiền cho cháu nữa. Cho về nhà thì không đành mà không về thì lấy đâu ra tiền đóng viện phí?", chú Đông nghẹn ngào.
Trao đổi với PV, ông Bùi Xuân Mẫn - Trưởng thôn Đông Thành, xã Bình Minh cho biết: "Gia đình ông Đông có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Ông Đông là thương binh cụt tay và chân. Thu nhập trong gia đình chủ yếu dựa vào con trai. Mới đây cậu ấy bị tai nạn chấn thương nặng phải điều trị dài ngày. Tình cảnh gia đình lúc này rất khó khăn, mong nhận được sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng, bạn đọc".
Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chú Bùi Văn Đông, thôn Đông Thành, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. SĐT: 01645810927
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.201 (em Bùi Văn Hậu)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET:
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account:VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C'Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
Phạm Bắc
Theo VNN
Tìm niềm tin cho... trạm y tế Từng được kỳ vọng là nơi gác cổng của hệ thống y tế, nhưng hệ thống trạm y tế xã, phường ở nước ta lại đang chơi vơi trong dòng chảy kinh tế vì không được mấy người dân quan tâm, tin tưởng. Trong một hội nghị nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) tuyến y tế cơ...