Thương bé dân tộc Xê-Đăng không tiền chữa bệnh
Từ một cậu bé hoạt bát nhanh nhẹn, có thể giúp cha mẹ những việc lặt vặt trong gia đình. Sau nhiều năm mắc căn bệnh nguy hiểm cậu bé chỉ còn da bọc xương, ốm yếu đi không nổi. Căn bệnh hiểm nghèo đã lấy đi của em sức khỏe, sự hồn nhiên thay vào đó là cậu bé suốt ngày nhăn nhó vì cơn đau hành hạ. Nếu tiếp tục không được điều trị thì căn bệnh có thể cướp đi của em cả tính mạng…
Đó là bé trai A Hảo người dân tộc Xê-Đăng (8 tuổi thôn Hà Lăng 2, xã Dak Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) bị bệnh u nguyên bào thần kinh.
Thời gian đầu là những cơn sốt liên tục kéo dài khiến bé A Hào trở nên xanh xao vàng vọt. Bé từng được chẩn đoán sốt rét, sốt xuất huyết và viêm phổi nhưng chữa theo hướng nào cũng không hết. Càng chữa thì sức khỏe của A Hảo càng kém đi.
Khi bé được đưa tới bệnh viện, sau nhiều lần xét nghiệm, kết quả bé bị bệnh u nguyên bào thần kinh.
Sau nhiều tháng nằm viện, gia đình em đã kiệt quệ tưởng chừng đã phải đưa con về vì không còn cách nào kiếm ra tiền. Nhưng mỗi lần thấy con đau, mệt mỏi anh chị lại phải cố gắng vay mượn để đưa con tới bệnh viện.
Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, công việc thu nhập không ổn định nên anh A Vóc cũng đã tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không đủ tiền chữa bệnh cho con.
Hai vợ chồng anh A Hảo quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời làm mấy sào rẫy trồng mì. Mỗi năm thu hoạch trừ chi phí cũng chỉ được 4-5 triệu đồng. Thời gian còn lại hai vợ chồng lại đi làm thuê mùa nào việc ấy, từ làm cỏ, nhổ mì, đến hái cà phê.
Với công việc và thu nhập như vậy, cố gắng lắm vợ chồng anh mới đảm bảo được cuộc sống cho hai vợ chồng và hai đứa con.
Từ khi A Hảo bị bệnh, anh A Vóc lại phải theo con chăm sóc ở bệnh viện nên không còn thời gian để kiếm tiền. Cuộc sống gia đình mọi khó khăn lại dồn hết lên vai vợ. Anh A Vóc đã phải vay mượn của người thân và bà con nhưng vì thời gian điều trị của A Hảo kéo dài nên đã hết khả năng vay mượn.
“Nhà tôi đã vay mượn hết mọi người rồi, giờ không ai cho vay nữa. Sắp tới bác sĩ bảo phải chuyển qua Bệnh viện Nhi Đồng 1 để mổ mà tôi chưa biết kiếm đâu ra tiền.
Video đang HOT
Cháu nó ốm yếu thế này đưa nó về nhà thì sống sao nổi, ở đây thì tiền hết biết làm thế nào bây giờ”.
Hai cha con anh A Vóc đang cố lán lại ở bệnh viện được là nhờ những bữa cơm từ thiện nuôi sống hai cha con hằng ngày. Điều anh cần hơn cả là những toa thuốc ngoài danh mục anh phải mua bên ngoài. Số tiền đó quá lớn đối với thu nhập của gia đình anh. Chia tay chúng tôi, anh A Vóc cố nhắn theo hãy giúp cháu A hảo anh nhé. Hy vọng rằng sẽ có nhiều người đồng cảm với hoàn cảnh của bé.
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Cha A Vóc (thôn Hà Lăng 2, xã Dak Na, huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum. ĐT: 0168 474 4592)
Theo VietNamNet
Sơn nữ liều mình ăn trái cấm
Biết sẽ bị làng phạt nặng nhưng nhiều sơn nữ dưới chân núi Ngọc Linh vẫn liều mình ăn trái cấm.
"Một khi hai người đã nằm bên nhau trong màn đêm như vậy thì khó lòng tránh khỏi. Ban đầu ngại ngùng, nhưng sau nhiều cô gái chủ động "bật đèn xanh..."
Hệ lụy là hàng trăm đứa trẻ ra đời không thấy mặt cha, mẹ sống trong tủi hổ, còn những gã "họ Sở" cao chạy xa bay.
Bỏ làng vì sập bẫy ái tình
Từ khi xây dựng đường ở các xã vùng sâu như: Măng Ri, Tê Xăng, Ngọc Lây, Ngọc Yêu (huyện Tu Mơ Rông, Kon Tum), các làng bỗng lai màu phồn hoa. Nhiều cô gái Xê Đăng vốn hồn nhiên như cây cỏ, đã dễ sa lưới tình của những chàng công nhân "họ Sở".
Ông A Hơn - Phó chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông cho hay, chỉ riêng huyện này đã có tới trên 300 trường hợp phụ nữ có con nhưng không chồng. Phần lớn là hậu quả những cuộc tình chóng vánh giữa các cô gái trong làng với dân công trình.
Ông A Tôn - Chủ tịch UBND xã Măng Ri, trầm ngâm: "Từ khi có các công trình xây dựng được triển khai trên địa bàn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên, hoạt động buôn bán, đi lại thuận tiện nhiều, nhưng đời sống của không ít hộ dân bị đảo lộn, nhiều thiếu nữ "ăn cơm trước kẻng".
Tin lời đường mật, Y Hoa tủi hờn làm mẹ đơn thân.
Qua tìm hiểu, chỉ tính sơ trong 5 làng Long Hy, Ngọc La, Chum Tam, Đắk Dơn và Long Láy đã có gần 20 trường hợp phụ nữ có con với dân công trình được phát hiện. Anh A Đốc (Trưởng làng Long Hy) nhẩm tính rồi bảo: "Chắc là làng mình nhiều nhất xã, từ đầu đến cuối làng đã có 8 trường hợp có con nhưng không biết mặt cha đứa trẻ".
Làng Chum Tam có trường hợp khá đặc biệt, cả ba chị em ruột Y Hồng, Y Hoa và Y Thoa đều mang tội yêu dân công trình. Hai người chị đã làm heo, làm gà, bưng rượu... phạt vạ vì đã ăn trái cấm, sinh con. Phát hiện thêm cô em út hay đi đêm với trai lạ, làng quyết định phạt một con heo lớn. Không có tiền nộp phạt, cũng không chịu đựng nổi điều tiếng xì xầm, cả gia đình đành bỏ làng ra đi. Mặc dù định cư bên suối Pờ Si (thôn Đắk Dơn) một thời gian nhưng gia đình Y Hồng vẫn chưa được cho nhập làng mới.
Y Hoa chia sẻ: "Em có con với anh Nam (43 tuổi, công nhân của Cty T.D) được hơn 15 ngày rồi. Ban đầu, anh nói chưa vợ, hứa sẽ lấy em và coi 2 đứa con riêng của em như con mình nên em chấp nhận. Nhưng sau khi có con, Nam bảo đã có vợ con ngoài Quảng Trị khiến em đau khổ lắm, nhiều ngày nay anh ấy không đến nhà. Chuyện của mấy chị em đến nước này khiến cha mẹ rất đau lòng, buồn chán".
Một nữ sinh lớp 7, chưa đầy 13 tuổi giận mẹ nên bỏ nhà đi hoang hơn 1 tuần. Trong khoảng thời gian này, cô bé đã chủ động hẹn hò rồi "hết mình" với 3 thanh niên quen trên mạng. Sau cuộc tình ngắn ngủi với người đẹp nhí, 3 chàng trai đã phải chia nhau 23 năm tù vì "ngộ độc trái cấm".
Lời nói gió bay và tiếng khóc tủi hờn
Đến xã Tê Xăng, chúng tôi tìm đến nhà Y Phương (làng Tân Ba) khi màn đêm bắt đầu buông xuống, phủ kín sương giăng. Lúc này, Y Phương địu con trai 11 tháng vắt vẻo từ rẫy trở về. Mới 19 tuổi, Y Phương đã làm mẹ đơn thân. Gặp người lạ, Phương rụt rè không muốn nói. Làm quen hồi lâu, Phương nghẹn ngào, nước mắt chỉ chực ứa ra.
Phương kể: "Em tình cờ gặp Hiền (quê Khánh Hòa - CN Công ty M.H) trong một lần lên rẫy. Hiền chủ động làm quen, sau đó hẹn hò bên bờ suối. "Nó nắm chặt tay em, bảo: "Anh yêu em. Thề có đất trời chứng giám, tình cảm anh dành cho em là thật lòng".
Trước những lời có cánh, cô gái tuổi 18 chập chững vào đời không khỏi xiêu lòng và tự nguyện trao cái ngàn vàng. "Mới yêu là vậy nhưng khi mang bầu ngày nào em cũng khóc. Hễ rượu vào là nó đánh em như đánh vật nuôi trong nhà. Giờ nó đi rồi, em phải một mình nuôi con, dù mưa lạnh cũng phải lên rẫy cuốc đất, chăn bò mới có cái ăn", Phương ngậm ngùi.
Chung tình cảnh, hai người chị họ của Phương là Y Nga, Y Lan Anh cũng ôm nỗi tủi hờn vì lầm tin trai lạ. Nga có 2 đứa con, còn con của Lan Anh giờ đã lên 3 tuổi. Để nhắc nhở mình và mong con sau này sống không dối lừa, chị đặt tên con là A Trung Hậu.
Lan Anh thủ thỉ: "Mới gặp, nó giới thiệu tên Đông (quê Thanh Hóa), người rất lịch sự. Nó nói hay lắm, miệng thề thốt nếu lừa dối thì sẽ bị xe tông, trời đánh... Nó còn bảo: "Anh lừa em thì anh làm cho em có con để làm gì?". Công trình xong, nó đi nơi khác mãi không về. Nhiều lúc con hỏi cha đâu, mình nói đại "cha bệnh chết rồi". Nghĩ cảnh mỗi năm cố gắng lắm mới mua được cho con hai bộ đồ, cơm bữa đói bữa no mà buồn tủi".
Mặc dù đã có có 3 đứa con nhưng Y Sinh (làng Long Láy) vẫn tin lời đường mật, lén lút yêu trai lạ. Đứa thứ 4 vừa lên 2 tuổi, chị lại tiếp tục dính bầu 7 tháng. Nhìn lũ con nheo nhóc, chị ôm cái bụng căng tròn mà băn khoăn, lo lắng.
Khi người yêu làm lễ thành hôn với cô gái khác, chị Sang đã bế con của 2 người đến đám cưới để bắt chú rể nhận trách nhiệm với giọt máu của mình.
Xử lý ra sao?
Theo phong tục người Xê Đăng, con gái và con trai quan hệ trước hôn nhân, ngoại tình là điều cấm kỵ. Nhẹ thì nộp gà, heo... nặng thì phạt trâu, bò hoặc đuổi ra khỏi làng vĩnh viễn. Nhưng nhiều sơn nữ sập bẫy những lời tán tỉnh đường mật vẫn liều mình.
Ông A Hiệp - Chủ tịch UBND xã Tê Xăng ngao ngán: "Trước đây không có chuyện "ăn cơm trước kẻng". Khi công trình vào, tục lệ của làng bị méo mó. Tục "Kuy pah oh pô" - nghĩa là ngủ với nhau, một nét đẹp văn hóa dân tộc đã không còn. Hồi đó, nam nữ thích nhau được phép hẹn hò, ngủ chung tâm sự mà không làm gì hết. Giờ cái đầu bọn trẻ bị con sâu nó ăn nên cái chân, cái tay không yên. Hễ nằm với nhau là làm bậy thôi! Tôi đã từng ngủ chung với 30 cô gái nhưng chỉ nắm tay và ôm nhau là cùng".
Anh Thiên - công nhân chuyên xây nhà mách: "Thường họ dễ dàng vào làng dụ gái là nhờ có bài riêng, luôn đi kèm với rượu và bánh kẹo trên tay. Rượu để ngồi uống với chủ nhà, bánh thì cho cô gái. Sau khi lấy được cảm tình thì họ làm trò ong bướm. Có cô bị phạt 2-3 lần mà vẫn không chừa. Cách ngăn ngừa hiệu quả nhất chỉ có cơ quan quản lý công nhân mới làm được. Thường các công ty giữ lại một phần lương của công nhân, quy định ai vào làng mà bị tố làm bậy thì sẽ bị đuổi việc, mất lương thì họ mới sợ".
"Huyện cũng đã có văn bản chỉ đạo, yêu cầu cơ quan công an huyện phối hợp với một số địa phương triển khai thực hiện việc đăng ký tạm trú, tạm vắng đối với công nhân công trình để dễ kiểm soát. Trường hợp nào có hành vi vi phạm pháp luật thì xử lý nghiêm. Tuy nhiên, việc quản lý cụ thể từng cá nhân là không đơn giản, có công trình chỉ vài ngày là xong, có cái vài năm. Quan trọng nhất là mỗi gia đình, mỗi cô gái phải tự nhận thức, phân biệt được đâu là điều tốt - xấu, đúng - sai!", ông A Hơn - Phó Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông khẳng định.
Việc sơn nữ ăn trái cấm luật pháp thì khó xử, còn luật làng thì chào thua. Nên cứ mỗi công trình ở vùng sâu hoàn thành, lại có thêm bao nhiêu gã họ Sở bỏ lại sau lưng lời ru buồn sơn nữ.
Anh Công (22 tuổi) vào làm việc trong xưởng sắt của một đồng hương, được đối xử như người thân, thế nhưng anh này lại lấy đi cái "ngàn vàng" của con gái ông chủ. Có lẽ hổ thẹn vì hành vi "lấy oán báo ơn", lại sợ tội giao cấu với trẻ em, Công tự tìm đến cái chết.
Theo_Zing News
Đa số người thử nghiệm văcxin sốt xuất huyết phòng được bệnh Nhom nghiên cưu văcxin sôt xuât huyêt tai Viêt Nam cho biêt, sau 3 năm thư nghiêm co 56% ngươi tiêm không măc bênh. Tiên si Trân Ngoc Hưu, nguyên Viên trương Viên Pasteur TP HCM, chu nhiêm đê tai nghiên cưu văcxin phong sôt xuât huyêt tai Viêt Nam, hôm nay cho biêt, nghiên cưu đa co kêt qua giai đoan 3,...