Thương bé 2 tuổi chống chọi u tế bào mầm ác tính
Mỗi tháng, Phương phải xạ trị đến hai lần, chưa kể dùng nhiều loại thuốc khác nhau. Nhìn con ngày càng khô gầy, tóc rụng hết, chưa đầy 2 tuổi đã phải chịu đựng nỗi đau đớn, bố mẹ em chỉ biết rơi nước mắt.
Đó là hoàn cảnh thương tâm của bé Vũ Hà Phương (SN 2014, thôn 4, xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ). Mới 2 tuổi nhưng Phương đã bị u tế bào mầm, phải chống chọi giành lấy sự sống hàng ngày tại Bệnh viện Nhi Trung ương.
Con bị u ác tính
Vợ chồng anh Vũ Đình Hậu (SN 1980) và chị Nguyễn Thị Kim Oanh (SN 1980) kết hôn từ năm 2005, nhưng vì hiếm muộn nên đến năm 2014 mới sinh được cháu Phương.
Ngày chị Oanh sinh bé Phương được “mẹ tròn con vuông”, cả hai gia đình nội ngoại đều vui mừng. Với những người lao động nghèo, con cái là niềm vui, nguồn động viên to lớn trong cuộc sống. Nhưng hạnh phúc mỉm cười chưa được bao lâu, bé Phương có triệu chứng sốt cao, da xanh xao, trên mông xuất hiện khối u.
Gia đình lo lắng cho con đến bệnh viện tỉnh khám. Tại đây, các bác sĩ kết luận cháu bị khối u có thể mổ được. Nhưng thấy tình trạng con ngày một xấu đi, anh chị lại cất công đưa con lên bệnh viện Nhi Trung ương khám lại. Sau nhiều ngày kiểm tra, theo dõi, đôi vợ chồng trẻ nhận được tin sét đánh: con mình bị khối u ác tế bào mầm.
Hiện tại, khối u đã lan đến bàng quang của bé Phương. Theo bác sĩ, với tình trạng này, cần phải điều trị lâu dài và xạ trị bằng hóa chất để khối u nhỏ dần, khi ấy mới có hi vọng phẫu thuật được. Nhìn con đau đớn, người mẹ nghèo khóc ngất đi.
Bé Vũ Hà Phương và mẹ tại bệnh viện Nhi Trung ương
Mẹ làm ruộng, cha phụ hồ
Video đang HOT
Có lẽ nếu con không mắc bệnh hiểm nghèo, hai vợ chồng chịu khó làm lụng thì cuộc sống vẫn tạm đủ ăn đủ mặc. Nhưng từ ngày bé Phương nhập viện, gia đình anh Hậu, chị Oanh trở nên khánh kiệt.
Trước kia, anh Hậu đi phụ hồ mỗi ngày cũng được 150 nghìn. Chị Oanh ở nhà nuôi thêm con lợn, con gà, đến vụ mùa ai thuê gì làm nấy, thu nhập gọi là tạm đủ với một hộ gia đình làm nông. Nhưng năm vừa rồi, anh Hậu phát hiện mình bị viêm loét dạ dày, phải uống thuốc hàng tháng, không thể làm việc quá nặng.
Khi bé Phương bị bệnh, sức khỏe quá yếu nên hai vợ chồng phải ngày đêm thay nhau chăm sóc. Cũng từ đó, anh Hậu nghỉ công việc phụ hồ, ruộng đồng ở nhà thì bỏ hoang không ai chăm sóc.
Để có tiền nhập viện cho con, hai vợ chồng phải vay mượn anh em, hàng xóm nhưng cũng chỉ được vỏn vẹn 10 triệu đồng. Mặc dù bé có bảo hiểm hỗ trợ, nhưng những toa thuốc điều trị đắt đỏ lại nằm ngoài danh mục bảo hiểm, khó khăn chồng chất khó khăn.
Đến nay, số tiền chữa bệnh đã vượt quá con số 50 triệu mà số lần xạ trị cho Phương không biết khi nào mới chấm dứt. Gia đình anh Hậu, chị Oanh lâm vào cảnh túng quẫn thật sự.
Nhìn con vật vã chống chọi với nỗi đau, bậc làm cha mẹ chỉ biết bất lực rơi nước nước mắt. Rất mong Quý bạn đọc có tấm lòng hảo tâm có thể đưa tay giúp đỡ cháu Vũ Hà Phương.
Phạm Văn Bắc
Mọi sự giúp đỡ gửi về:
Chị Nguyễn Thị Kim Oanh, thôn 4, xã Đông Khê, huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. SĐT: 0166.226.1187
Theo VietNamNet
Nữ sinh viên bị tạt axit: Nỗi đau ở lại mãi mãi trên khuôn mặt
6 tháng sau khi 2 nữ sinh trường Cao đẳng Công Thương TP.HCM bị tạt axit, chị Vũ Thị Hà (19 tuổi), nạn nhân của vụ án đã phải nghỉ học và phải mang trong mình nỗi đau đớn tột cùng cả tinh thần lẫn thể xác.
Những nạn nhân bị tạt axit luôn phải chịu những di chứng đau đớn suốt đời - Ảnh: Phạm Hữu
So với trước kia, lần gặp này vết thương của chị Vũ Thị Hà (P.Long Trường, Q.9, nạn nhân chính trong vụ hai nữ sinh bị tạt axit tại Q.9,TP.HCM vào ngày 15.10.2015) có phần thuyên giảm nhiều, trông chị cũng đã tươi tỉnh hẳn. Nhưng đâu đó, nỗi ưu buồn về những vết sẹo tàn phá dung nhan do kẻ thủ ác dùng axit gây ra vẫn hiển hiện. Vết thương cuộc đời do axit đã theo Hà suốt từ đó cho đến nay và có lẽ là mãi mãi.
Đối với Hà, chuyện bị tạt axit là biến cố lớn nhất đối với cuộc đời tươi trẻ của cô, nó ảnh hưởng đến sức khoẻ và cả tinh thần mà không gì bù đắp nổi.
Hà nói, cô không thể nào quên được buổi trưa hôm đó (15.10.2015), khi đang đi học về nhà cùng người bạn cùng lớp thì bất ngờ có hai thanh niên chạy xe máy, cắt đầu xe tạt thẳng axit vào mặt của Hà. Sau đó Hà không biết gì, chỉ cảm thấy đau, bỏng rát khuôn mặt. Một lúc sau được người dân đưa đến bệnh viện mới nhận ra mình đã bị tạt axit.
Từ khi xảy ra chuyện không hay Hà không thôi ám ảnh bởi những vết sẹo trên gương mặt mình. Một tháng trong bệnh viện, trải qua 3 lần phẫu thuật Hà cảm thấy cuộc đời mình như vụt tắt. Bao mơ ước hoài bão tuổi trẻ dường như không thể thực hiện được.
Những tháng ngày nằm viện Hà chỉ biết khóc, buồn bã đến độ bỏ ăn, không nói với ai lời nào. Cô nữ sinh ngày nào còn vui tươi, hăm hở giờ tchi3 hấy thất vọng, luôn đấu tranh tư tưởng với chính mình, suy nghĩ nhiều về việc chữa trị, sợ gia đình không đủ kinh tế để điều trị, nhất là việc không còn được đi học nữa.
Nữ sinh Vũ Thị Hà khi được cấp cứu tại bệnh viện - Ảnh: Đăng Lê
Nói đến đây Hà lấy tay quẹt nước mắt thổ lộ, một tháng ở bệnh viện Chợ Rẫy cảm giác đau đớn là không tránh khỏi, nhiều lần vết bỏng làm đau rát, phải nạo hết phần da bị hư tổn, cắt phần da bên đùi để phẩu thuật ghép vào da mặt. Những lần đi vệ sinh luôn luôn làm Hà đau đớn nhất.
Cô nói: "Mỗi khi đi phẩu thuật tôi luôn cảm thấy lo lắng, chỉ biết là phải làm thôi, không còn hy vọng gì về việc tái tạo để mình có thể cho mình trở lại như cũ".
"Những lúc ở bệnh viện tôi chỉ dám lén lút vào nhà vệ sinh nhìn vào gương một vài lần, thấy thất vọng lắm. Ngay cả bản thân mình còn cảm thấy ghê sợ khuôn mặt mình huống chi là người khác. Lúc đó chỉ biết khóc lén một mình, khóc xong rồi ra kiềm nén lại. Có lúc lấy lại hình cũ ra xem nhận thấy mình như một người khác hẳn, rồi khóc rất nhiều. Thấy vậy mẹ tôi liền xoá hết không cho xem nữa", Hà nghẹn ngào nói.
Những lúc ở bệnh viện tôi chỉ dám lén lút vào nhà vệ sinh nhìn vào gương một vài lần, thấy thất vọng lắm. Ngay cả bản thân mình còn cảm thấy ghê sợ khuôn mặt mình huống chi là người khác. Lúc đó chỉ biết khóc lén một mình, khóc xong rồi ra kiềm nén lại. Có lúc lấy lại hình cũ ra xem nhận thấy mình như một người khác hẳn, rồi khóc rất nhiều. Hà nghẹn ngào nói
Ở nhà Hà không dám gặp ai, cũng không dám ra đường, chỉ lủi thủi một mình trông nhà cùng mẹ. Đêm ngủ luôn giật mình tỉnh giấc vì ám ảnh trông mơ. Bạn bè đến thăm nhiều lúc hà cũng phải tránh mặt vì mặc cảm tự ti.
Hiện tại gương mặt Hà cũng đã lành. Nhưng di chứng còn lại luôn đeo bám cô, mỗi lần trời nóng làn da luôn nóng rát ngứa ngái, trời lạnh da co lại trở đau khiến Hà không thể chịu nổi. Một nửa khuông mặt bị biến dạng, mí mắt trái bị kéo ngược lên trên, đôi gò má sần sùi với những vết sẹo kéo lang. Những ngày gần đây, mặt Hà lại nổi lên nhiều mụt nhỏ, li ti khắp mặt mà theo bác sĩ đó là di chứng còn sót lại của một dạng axit đậm đặc và vẫn còn đang ăn mòn làn da.
Không dừng lại ở đó, vài tháng nữa Hà phải vượt thêm 3 lần phẩu thuật. Trong đó một lần tiếp tục ghép da, hai lần phẩu thuật thẩm mỹ gương mặt. Tuy vậy, nếu những ca phẩu thuật không thành công Hà cũng phải làm thêm nhiều lần như vậy mới hy vọng cải thiện dung nhan.
Nói về những mong ước trong tương lai, bây giờ Hà chỉ muốn mình được đi học bình thường trở lại, được đi làm phụ giúp gia đình, nhưng không biết sẽ phải tiếp tục như thế nào khi đối mặt với thương tật của mình.
Bà Vụ Thị Thuê (mẹ Hà) cho biết theo giám định thương tật của Hà từ cơ quan chức năng là 45%. Bà Thuê cũng gần như hết hy vọng gì sau khi đợt phẫu thuật tiếp theo vì theo như tư vấn của bác sĩ thẩm mỹ chỉ gương mặt của Hà chỉ có thể phục hồi lại được khoảng 40%. Hai nghi phạm của vụ tạt axit nói trên là Lê Thanh Sang (ngụ P.Phước Long B, Q.9) và Phạm Hoàng Thanh (cùng 18 tuổi, ngụ Q.4) đều đã bị công an Q.9 bắt giữ về hành vi trên.
Theo TNO
Vụ bé trai 2 tuổi tử vong: Cảnh cáo y sỹ bỏ trực, khiển trách trạm trưởng Dù đang trong ca trực nhưng lại vắng mặt khi bệnh nhân đến cấp cứu, y sỹ Phạm Thị Trâm thuộc trạm y tế xã Mỹ Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) bị đề nghị cảnh cáo. Ngoài ra Trạm trưởng cũng bị khiển trách vì quản lý nhân viên không tốt. Chiều 29/2, Trung tâm y tế dự phòng huyện Can Lộc đã...